Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Tản mạn về Thầy Nồng- Thăng Bình - Chợ Được - Duy Xuyên - Quảng Nam



THẦY NỒNG CHỢ ĐƯỢC THĂNG BÌNH QUẢNG NAM

Cách đây đã lâu hơn chục năm trời có lẽ . Lúc đó do phải nghĩ việc ở công ty HiSen Pin _ Đài Loan, khoảng năm 2011, lòng lo lắng cho công việc mưu sinh nên có đi xem bói. Về quê hương Điện Phương có cầu Câu Lâu, một giải đất dọc sông Thu Bồn, nghe lời giới thiệu của một người em liền tìm đến thầy Nồng. Một người nông dân chân chất nhưng được một vị tướng Chiêm Thành về nhập xác để giúp trần gian. Vị tướng đó giới thiệu đã sống ở Thăng Bình cách đây hơn 400 năm. Hiện đang tu luyện ở Điện Sĩ Tài, một địa danh không có ở cõi trần

Một căn nhà nhỏ nằm ẩn mình sau rặng tre già . Trước mặt là một khoảng đất trống sáng màu cát trắng được bao bọc xa xa bởi những rặng phi lao.
Như thường lệ thầy Nồng trở về nhà . Sau khi làm vài công việc đồng áng hoặc dắt bò đi ăn . Mặt trời đã lên khoảng một cây sào , những tia sáng nhảy nhót trong vườn lá . Vì xa đường quốc lộ và trong một vùng thuần nông , các ngôi nhà cách nhau khá xa bởi có những khu vườn rộng . Quang cảnh thật thanh bình 
Trước mỗi sân nhà ở vùng đất này thường có một cái khóm nhỏ . Tuy đơn sơ nhỏ bé nhưng ẩn chứa trong đó hình bóng chùa Một Cột ở Hà Nội . Phải chăng đó là một nét văn hóa mà những di dân an cư nơi đất Quảng đã mang theo khi rời vùng Thuận Hóa . Những người theo chúa Nguyễn vào mở đất phương nam:

Từ thuở mang gươm đi mở nước 

Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long 

Khóm thờ nhỏ bé kia đứng trên một chiếc trụ duy nhất . Nếu có mái che gọi là khóm thờ , không mái che gọi là bàn thiên . Một bát hương , một lọ hoa , một con ngựa là những vật dụng không thể thiếu trên khóm thờ hay bàn thiên này . Ngày rằm hoặc mồng một thường chưng mâm ngũ quả . Phải chăng đây là nét văn hóa thờ cúng rất dễ nhận thấy của người gốc gác Quảng Nam . Hiện nay dân Quảng Nam định cư ở Lâm Đồng , thành phố Đà Lạt rất nhiều . Những ngôi nhà nhỏ , phía trước có khoảng sân có khóm thờ trên quốc lộ trước khi vào thành phố Đà Lạt là điều ta dể cảm nhận thấy !
Quảng Nam hay cãi đã trở thành nét văn hóa hay bản chất của người Quảng Nam . Theo thiên chúa giáo thì khi một đứa trẻ có mặt trên cõi đời này , nó đã có tội . Vì đó là tội lỗi di truyền của tổ tông . Trơng chế độ phong kiến , thời chúa Nguyễn cư dân vùng Thuận Hóa được lựa chọn để đi khai phá vùng đất mới . Những xã trưởng , lý trưởng rất ghét những người dân ưa cãi . Và khi lấy danh sách những người dân đi khai phá vùng đất mới thì những người này đã được vào danh sách . Thời đó vùng đất này còn hoang vu . Một lời nói có tính cách miệt thị vẫn còn lưu truyền trong dân gian : . Vào đó với dân mọi rợ tha hồ mà cãi . Như vậy hay cãi vẫn là bản tính có tính cách di truyền của người Quảng Nam xét theo quá trình lịch sử định cư trên một vùng đất .
Thời nay đã khác , những người dùng lý luận , dùng mạng xã hội để phê phán , chỉ trích những chính sách không hợp lý của nhà cầm quỳên dễ bị quy tội lợi dụng quỳên tự do ngôn luận và bị đàn áp. Và cũng có những người do đã đánh động lương tâm quốc tế thì bị trục xuất ra khỏi nước chịu cảnh tha hương nơi xứ người 
Như thương lệ thầy . Nồng trở về nhà vào những buổi sáng sau khi đã xong vài công việc ngoài vườn . Lúc đó khoảng 8 giờ 30 hoặc 9 giờ sáng .
Thấy thân chủ đã đông, thầy bước vào nhà . Lại bàn thờ thắp hương khấn vái rì rầm , cũng không quên thắp hương trên chiếc khóm thờ trước sân nhà .
Thầy ngồi vào bàn làm việc , giơ tay lấy chiếc khăn vải điều quấn che kín đôi mắt . Người vợ ngồi kế bên với những xếp giấy vàng bạc và một cây bút bi . Vị tướng Chiêm Thành nhập đồng bắt đầu .
Không khí thật im lặng , mùi nhang thoang thoảng trong không gian . Thân thể thầy lắc nhẹ , rồi cả tay chân rung lên đập rầm rập vào chiếc bàn . Vị tướng đã nhập vào , một tràng thổ ngữ , tiếng . Việt lạ tai chen lẫn lộn với thổ ngữ được nói lên :
Thầy Nồng : Ta là tướng Chiêm Thành cách sống cách đây 400 năm , hiện đang tu luyện tại Điện Sĩ Tài . Nay về đây giúp trần .
Tôi bước đến kéo ghế ngồi trước mặt thầy . Hai tay đặt ngửa lên bàn .
Thầy Nồng : trần muốn hỏi chuyện gì ?
Đáp : xin ngài khám bệnh cho tôi .
Hai bàn tay thầy sờ soạng trên bàn tay tôi . Sau lưng tôi và hai bên các khách đến hỏi việc của mình chăm chú quan sát việc khám bệnh . Sau một lúc thầy bảo :
Ta đẫ đi vào qua ngã đầu trần , kiểm tra lục phủ ngũ tạng . Đã nhận thấy căn bệnh , trần trả lời câu hỏi của ta :
Có phải trần đôi lúc khi ngủ bị tức ngực không thở được . Trần phải ngồi dậy để thở có không ?
Đáp : dạ có ạ 
Có phải khi trần đi xe đường dài , mắc tiểu, khi cả xe đến điểm dừng cả xe dừng lại tiêu tiểu . Nhưng trần xuống xe đứng rất lâu không tiểu được và khi tiểu được cũng khó khăn có không ?
Đáp : dạ có ạ 
Trần đang bị bệnh ở bộ máy tiêu hóa , viêm đường ruột . Chính những khí hư sinh trong ruột dâng lên ép ngực gây khó thở . Hoặc khi đi xe dồn xuống ép bọng đái gây hiện tượng bí tiểu .
Nói xong thầy với tay lấy tờ giấy vàng bạc viết và đọc đơn thuốc , thầy vẫn đang bị bịt mắt, xong đưa qua người vợ ngồi bên kiểm tra lại. Tiếng Việt lơ lớ nào những đơn quy , sâm bì , đổ trọng ..là tên những vị thuốc và cân lượng của nó . Người vợ ngồi kế bên hỏi lại tên những vị thuốc mà thầy ghi chưa rõ để viết lại cho rõ trong toa.
Thầy Nồng : trần lấy mấy thang ?
Đáp : dạ lấy ba thang 
Uống xong trần quay trở lại kiểm tra . Tôi cầm toa thuốc ra chợ . Được ở Thăng Bình lấy thuốc về uống .
Chỉ duy nhất một hiệu thuốc bắc ở chợ Được ,Thăng Bình bốc được toa thuốc của thầy Nồng . Và thầy đã chửa cho nhiều người có con

 Do sinh sống ở Nha Trang chỉ gặp thầy Nồng trong một chuyến về quê nên không có điều kiện quay lại tâi khám thầy Nồng .
Đi nội soi tại quân y viện 87 Nha Trang . Bác sĩ khẳng định loét bao tử . Hình ảnh nội soi thấy bao tử không có vết loét lớn nhưng lỗ nhỏ chi chít như bị bom bi . Đã điều trị và đã khỏi bệnh 

Điện thoại nhà thầy Nồng :  05103670714

TỬ VI GIA HUỲNH PHƯƠNG TRUYỀN KIÊM CHỦ DIỄN ĐÀN TIẾNG QUÊ HƯƠNG ( TOH )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét