Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Đi tìm lá số Lưu Quang Vũ



Đi tìm lá số Lưu Quang Vũ

Đời sống là bờ
Nhưng giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa
Lưu Quang Vũ

Nói đến Lưu Quang Vũ là nói đến một hiện tượng, một nhà thơ, một nhà biên kịch tài năng. Một tài năng sáng chói rồi vụt tắt đi trên đất Việt. Cái chết của anh là một tổn thất lớn cho văn hóa Việt. Và có khá nhiều nghi vấn qua tai nạn này
Chẳng hạn như có nguồn dư luận anh chết vì dám nói, qua những vở kịch anh viết đã phá vào tận trong cùng sâu thẳm của sự mất nhân cách, sự biến thái của tình người. …mà những cái đó là do đâu ? .
Theo hồi ức của bà Lưu Quang Thuận ( tức Vũ Thị Khánh ) mẹ của Lưu Quang Vũ trích trong trang 9 của tập thơ Lưu Quang Vũ thơ và đời của NXB Văn hóa – Thông tin in năm 1999 thì Vũ ra đời vào buổi trưa ngày nắng đẹp năm Mậu tí ( 17 – 04 – 1948 ) . Với những người say mê môn tử vi, chúng ta cùng nhau thử đi tìm lá số của ông

Chủ nhật vừa rồi 23 -11 -2014 để tưởng nhớ đến Lưu Quang Vũ, báo Thanh niên có bài viết Thăm thẳm phận người  của TÂN LINH khá hay. Nhưng cái thăm thẳm phận người qua những vở kịch của Lưu Quang Vũ trong một xã hội toàn trị thì tác giả không nói đến nhưng Lưu Quang Vũ đã nói …..

Lá số Lưu Quang Vũ :


Sau đây là luận của Hoa Cái :
Luận giải của Hoa cái
Sinh ngày 17 tháng 4 DL, 1948 giờ Ngọ
Chết ngày 29 tháng 8 DL, 1988
Đúng số .
Mệnh bị Kình Đà uy hiếp . Vợ bị Hoả, chồng bị Linh làm đoản thọ . Cung Con bị Hình Riêu .cùng nhiều sát tinh hội chiếu .
DH gặp Hình Riêu (thế giáp góc) tức tai nạn dính chùm . Cung Thê liên đới vì xung với DH có Tang Hổ Hoả Kình .
Năm 1988, 2 Kình 2 Đà giáp công Mệnh và DH . Toàn bộ Lục Hại có sẳn nay được gia sức, tấn đánh ca'c cường cung trong đó có DH .
Có thể nào gia đình họ Lưu bị mưu sát (1) vì lý do chính trị giống như tướng 4 sao bị đám họ Lê ra tay ? (2)
Theo thiễn nghĩ dựa trên lá số thì đây là tai nạn tình cơ !

Dưới đây là bài viết của TÂN LINH

Nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ về miền cát bụi đã gần một phần tư thế kỷ. Thời gian qua, bỗng dưng kịch của anh trở lại, được dựng liên tiếp, diễn ngoài bắc trong nam, kéo công chúng lũ lượt vào rạp. Đó chính là giá trị dài lâu của nghệ thuật.

Có một thời Lưu Quang Vũ “bùng nổ” ghê gớm. Anh viết trong vòng mấy năm mà đến dăm chục vở kịch lớn. Nhiều vở cùng lúc 7 - 8 đoàn dựng. Có vở như Hồn Trương Ba da hàng thịt được các đoàn đưa đi diễn ở nước ngoài, tại Nga tại Mỹ gây tiếng vang lừng lẫy. Những Sống mãi tuổi 17, Tôi và chúng ta, Ông không phải là bố tôi, Lời thề thứ 9… được dựng diễn từ nam chí bắc. Nhiều vở tôi xem đi xem lại mấy lần mà lần nào cũng thấy khán giả xúc động lau nước mắt.
Nhưng cái phận người thăm thẳm. Nào ai biết nó nông sâu. Lưu Quang Vũ mất đột ngột trong một tai nạn thảm khốc, cùng với người bạn thơ bạn đời Xuân Quỳnh và cháu Quỳnh Thơ. Không có huân chương nào được tặng, trước và sau sự ra đi ấy. Chỉ đến khi tác giả đã khuất xa, với độ lùi thời gian khá dài, một giải thưởng nhà nước được truy tặng. Sự muộn mằn ấy chỉ để làm thanh thản ai đó, trong số những người còn sống ở trên đời?
Sức mạnh qua kịch của Vũ đã an ủi và vực dậy bao nhiêu số phận, linh hồn tội nghiệp. Trong mắt dân chúng và người yêu nghệ thuật, Vũ nổi lên như một người hùng. Nhưng đúng là cái phận người. Còn nhớ, đến khi gia đình và nhiều tổ chức, cơ quan muốn đưa thi hài anh vào quàn nhà lạnh Bệnh viện Việt Xô, hoặc bạn bè muốn quàn anh ở ngôi nhà chung của văn nghệ sĩ tại 51 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) thật không dễ bởi sự cứng nhắc về “tiêu chuẩn” và cả sự vô cảm lạnh lùng... Phải chạy vạy, phải cần đến sự ra tay của bạn bè, cả khi đưa về an táng ở nghĩa trang Văn Điển... Chao ôi! Làm cái kiếp người trong thăm thẳm đoạn trường, hình như thân phận nào cũng có bi kịch. Sự mất mát nào mà chả buồn. Lại có cả những sự buồn ngoài những mất mát.
Nhưng được - mất, đối với người đã khuất cũng chẳng để làm gì. Ôi chao! Phận người thăm thẳm.  

Thăm thẳm phận người