Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

NGHỆ THUẬT XÉN LÔNG CỪU



" Chia xẻ trí thức là một cách để hoàn thiện mình "
 BS HỒ HẢI

Hôm nay đọc bài Bộ máy chính phủ: "Tôi tin là họ tạo được niềm tin". Tự dưng nghĩ đến phải viết đề tài xén lông cừu. Một thuật ngữ trong kinh tế chính trị học mà tác giả cuốn Currency War của Song Hongbing viết. Trước tiên, cần phải hiểu thuật ngữ "xén lông cừu" của Song Hongbing là như thế nào? Muốn hiểu nó, ta cần nắm 3 khái niệm. 

Thứ nhất là khái niệm lạm phát. Nó là do cung hàng nhỏ hơn cung tiền, làm cho hàng hóa tăng giá trị theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường. Đó là bàn tay vô hình điều khiển làm cho đồng tiền mất giá. Cụ thể ở Việt Nam ta trong 5 năm qua, lạm phát phi mã và có tính chu kỳ lập lại do tham nhũng làm cung tiền ra thị trường quá lớn từ những đầu tư công không làm ra lợi ích cho xã hội.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Có một Hội An tử tế


Trên mọi nẻo đường đất nước trong thời hội nhập, tìm một nơi chốn tử tế với du khách là cả một thách thức. Nhưng tôi biết có một nơi thật sự tử tế với du khách: Hội An. Đúng như Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét, đến Hội An không thấy bóng dáng của công an, cảnh sát. Và, người Hội An rất dễ mến. Kì công tác vừa qua ở bên nhà, tôi lại có dịp tạt qua Hội An một vài giờ, và dù là lần thứ ba đến đây, tôi nghĩ quả thật đây là nơi chốn du khách không thể bỏ qua.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Đa kim ngân phá luật lệ (tiêu xài

Đây là bài trả lời phỏng vấn, hay nói đúng hơn là đàm đạo với phóng viên báo Phụ nữ Today (PNTD) chung quanh hiện tượng ăn xài xa hoa của một số đại gia ở Việt Nam. Thú thật, tôi rất ngại nói về những chuyện mang tính ethics như thế này (nhưng nói về đạo đức khoa học thì ok). Nhưng vì phóng viên là chỗ quen biết và câu hỏi cũng thú vị, nên tôi cũng muốn phát biểu vài ý để gọi là góp chuyện dong dài về một vấn đề mang tính thời sự ...

Trong cuộc đàm đạo này, tôi có nhắc đến chuyện li cà phê, chai rượu, điện thoại đắt tiền. Đó không phải là ngẫu nhiên mà là những kinh nghiệm cá nhân trong vài năm gần đây khi tôi đi công tác bên nhà. Tôi thật sự ngạc nhiên về sự đắt đỏ ở Việt Nam, và sự xa hoa của người mình.
Trước hết là chuyện những cái điện thoại đắt tiền. Hôm đó, tôi ở khách sạn M ở Hà Nội, thuộc hạng khách sạn có “đẳng cấp”. Tầng 1 của khách sạn có vài cửa hàng bán đồ lưu niệm, trong đó có một cửa hàng nhỏ, chuyên bán điện thoại hiệu Vertu, với giá tối thiểu 4000 USD một cái. Trong khi tôi đi window shopping, thì một cặp tình nhân (tôi đoán thế) đi vào shop, và cô nàng nói bằng một giọng Bắc kì dễ thương: “Em thích cái này. Đẹp nhỉ?” Thế là anh chàng kia rút ví ra mua ngay cho cô nàng. Một cách thản nhiên. Không hề ngần ngừ. Dĩ nhiên là không có chuyện trả giá ở đây. Tôi cứ tự hỏi làm sao người ta có thể chi đến hàng chục ngàn USD để mua một cái điện thoại. Một chục ngàn đô-la, tôi có thể xây lại trường học ở làng tôi, tôi có thể mua gạo và nước mắm giúp cho hàng ngàn gia đình trong mùa nước lũ.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

NGUYỄN TRÃI SAI Ư ?

Đúng là cuộc đời nhiều chuyện khó hiểu thật. Ngay từ nhỏ mình đã thích văn chương, và thỉnh thoảng viết văn để nói lên suy tư và cảm nghĩ của mình. Và đến bây giờ đầu gần hai thứ tóc vẫn còn nhớ và thuộc bài " 
Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi 

" Từng nghe : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo 
Như nước Đại Việt ta từ trước 
Vốn quen nền văn hiến đã lâu 
Núi sông bờ cõi đã chia 
Phong tục Bắc Nam cũng khác 
... 
... 
Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn 
Đem chí nhân để thay cường bạo.." 

Vậy mà xem đoạn video này


Nguồn :Cưỡng chế ở Văn Giang - Hưng Yên


với những công an cầm gậy vụt thẳng vào hai người đàn ông áo trắng sơ vin - đồng bào của mình khi họ không hề làm gì, gây rối hay chống trả thì thấy bao nhiêu đài báo, VTV, gần 800 tờ báo trên khắp cả nước cũng khó có thể biện minh cho hành động này. Có phải những người dân tay không là kẻ thù của chế độ này hay không ? Chắc chắn là không phải rồi . Vậy tại sao với bạo lực trong tay lại coi họ như kẻ thù vậy. Tại sao ? Tại sao ? Tại sao ? 

TỘI ÁC KHÓ THA THỨ !


Bằng chứng về sự đàn áp dã man trong cuộc cưỡng chế Văn Giang 24/4/2012

PS: Không biết lãnh đạo ngành công an Việt nam sẽ phải trả lời như thế nào sau khi xem xong clip này ? các sỹ quan an ninh suy nghĩ gì sau khi xem clip này ?
 Những tên công an cầm gậy vụt thẳng vàohai người đàn ông áo trắng sơ vin -  đồng bào của mình khi họ không hề làm gì, gây rối hay chống trả kia.
 Tôi vô cùng phẫn nộ và thấy không biết nói sao với người nhà của mình đang làm trong ngành an ninh.
Nguồn :Blog Lê Dũng

Đọc “Có 500 Năm Như Thế” của Hồ Trung Tú


Đọc “Có 500 Năm Như Thế” của Hồ Trung Tú

Phạm Thị Hòa là một trong những học sinh xuất sắc của trường PTTH Hòa Vang (Đà Nẵng) vào những năm 1977-1979. Cô tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế sau đó sang định cư tại Canada, tốt nghiệp tiến sĩ ngôn ngữ học, giáo sư ngôn ngữ tại đại học Florida (Hoa Kỳ). Cô thực hiện nhiều chuyến đi về Việt Nam để nghiên cứu ngôn ngữ. Trong chuyến đi mới nhất về VN, cô đã gặp " Có 500 năm như thế" của Hồ Trung Tú. Cô đọc ngay và trên đường bay về Mỹ, cô đã viết về cuốn sách đó, gởi đến blog nầy.
*GS TS Andrea Hoa Pham  (Phạm Thị Hòa)
Nhà văn, nhà báo H Trung Tú đã mnh dn đưa ra công trình nghiên cu t m v bn sc văn hoá ca người Qung Nam và đt Qung Nam trong mi tương quan cht chvi văn hóa và con người Chăm pa.


TOÀN CẢNH VỤ CƯỠNG CHẾ Ở VĂN GIANG

ĐẤT VỠ
Tản văn tứa máu của THÙY LINH

Đêm qua cả ngàn nông dân úp mặt vào Đất để lắng nghe lần cuối tiếng thì thầm từ lòng sâu, nơi hồn thiêng cha ông gửi vào đó bao đời và mai đây sẽ chìm dưới

“Chuyện cổ tích” qua bút kí của GS Nguyễn Đăng Hưng


Loạt bài bút kí sau đây của Gs Nguyễn Đăng Hưng tôi đặt là “Chuyện cổ tích”, vì câu chuyện xảy ra từ 30 năm trước. Tuy câu chuyện đã 30 tuổi, nhưng tôi thấy nó vẫn còn tính thời sự hiện nay.  Loáng thoáng trong bút kí có thể nhiều chuyên gia người Việt ở nước ngoài tìm thấy hình ảnh của mình trong đó. Cũng có thể xem bút kí này là những chứng từ của một “thời Maoist” trên đất nước Việt Nam, và cũng là một lời giải thích tạo sao cho đến nay Việt Nam vẫn chưa sánh vai được cùng các nước tiên tiến trong vùng. Loạt bài đăng trên blog của bác Nguyễn Xuân Diện, nay tôi "rinh" về đây để các bạn thưởng lãm. NVT

Bút ký của một nhà khoa học Việt Kiều

Bối cảnh 1

Hà Nội, Tết Bính Thìn, Tết hòa bình đầu tiên sau ba mươi năm chiến tranh. Tôi theo phái đoàn người Việt yêu nước tại Bỉ về thăm đất nước. Anh chị em Việt kiều đã tham gia những phong trào đấu tranh yêu nước ở hải ngoại kéo về hẹn gặp nhau ở Hà Nội. Năm ấy rất đông đủ Việt kiều đi về từ khắp năm châu, bốn biển, từ Canađa, từ Pháp, Tây Đức, Thụy Sĩ, Nhật, Úc, Bỉ, và có cả Tân Đảo nữa.
 Đã liên lạc qua thư từ, qua những bức kiến nghị, những tờ thông tin từ nhiều năm qua, bây giờ gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, giây phút ấy không bao giờ quên được. Đảng, chánh phủ, Mặt trận, Ban Việt kiều trung ương đã giành cho chúng tôi những buổi tiếp đón ân cần, niềm nở, những lời thăm hỏi thân mật, ưu ái. Không khí hồ hởi ấy thật là khó tả ! Xin mượn ở đây câu đối của Đồ Phồn viết ra vào dịp đó:
Trăm năm đạt tới ngày này, diệt họa xâm lăng,
cả nước chung vui Xuân giải phóng
Vạn nẻo thu về gốc cũ, rửa hờn chia cắt,
toàn dân cùng hưởng Tết đoàn viên
Đêm 29 Tết, Việt kiều đổ xô đi xem chợ hoa Hà Nội. Trong các phái đoàn Việt kiều

Tính thời sự kỳ lạ của một tư tưởng lớn - Nguyên Ngọc


Bài viết này Cụ Nguyên Ngọc viết đã khá lâu nhưng vẫn thấy hay. Vậy chuyển về đây để  thỉnh thoảng đọc lại


Nhà cách mạng đầu tiên của VN

TT - Ngày 24-3-1926, cách đây đúng 80 năm, một tin chấn động loan khắp nước: chí sĩ Phan Châu Trinh (ảnh) đã qua đời. Ngày 4-4 tiếp liền đó, tại Sài Gòn, đã diễn ra đám tang của ông, mà Nguyễn Ái Quốc lúc ấy đã báo cáo với Quốc tế Cộng sản là “trong lịch sử người An Nam chưa từng được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”.

Có mấy tư liệu về số người dự đám tang Phan Châu Trinh: 30.000 người, 100.000 người, 140.000 người. Dù là con số nào thì đấy cũng là một cuộc xuống đường vĩ đại của người Sài Gòn - Chợ Lớn. Và hầu hết các tỉnh trong nước đều cử người về Sài Gòn dự tang lễ, rồi trở về địa phương mình tổ chức lễ truy điệu: thật sự đã diễn ra một quốc tang, trong toàn quốc, trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của chủ nghĩa thực dân.


Vì sao cái chết của con người ấy đã có thể gây ra trận “động đất” dữ dội đến vậy?

Huỳnh Thúc Kháng, cùng Trần Quý Cáp là hai người đồng chí thân thiết nhất của Phan Châu Trinh, dường như đã trả lời câu hỏi đó bằng đánh giá sau đây, thoạt nghe có thể rất lạ; ông viết: “Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Nên chú ý: ông không nói “nhà yêu nước”, cũng không nói “người chiến sĩ giải phóng dân tộc”, những danh hiệu cũng hết sức cao quí.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN - NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI

Thông thường khi một nhân vật nào được đưa lên chuyên mục Người Đương Thời thì đó là những cá nhân nổi bật, đã đóng góp nhiều cho xã hội
Nhưng thật sự tôi bị sốc khi chứng kiến một người đã từng lên chuyên mục Người đương thời lại có hình ảnh phản cảm khi bà Đặng Thị Hoàng Yến phát biểu tại lễ trao giải Hoa trạng nguyên.



Tôi không dám nói đến tư cách của bà. Điều tôi muốn nói đến là cách thông tin một chiều, hay thông tin được cho phép được định hướng trong một xã hôi thiếu vắng tính phản biện nhiều chiều đã làm cho dư luận bị ru ngủ như thế nào ? Vì thật ra tỷ lệ phần trăm dân số có điều kiện tiếp xúc với mạng cũng chưa nhiều
Quả thật thời đại mà internet mở tung cánh cửa thông tin và ta biết những điều mà ta không thể nào ngờ đến. Biết bao giờ người dân bình thường mới biết và thấm hiểu một câu của một trong những nhà tư tưởng trong phong trào khai sáng của chủ nghĩa Phục hưng đã diễn ra cách đây gần 2 thế kỷ. Tôi nhớ nếu không lầm là cuộc cách mạng tư sản ở Pháp
" Có thể tôi không đồng ý với ý kiến anh nhưng tôi thề quyết đến chết để bảo vệ quyền tự do được phát biểu ý kiến của anh "


" Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh " Tư tưởng và phương châm hành động của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh vẫn còn nguyên tính thời sự của nó


THƯƠNG EM HOÀNG YẾN


THƯƠNG EM HOÀNG YẾN

Thật ra từ đầu tôi chẳng quan tâm gì đến em Hoàng Yến nầy, thậm chí còn thấy không ưa.
Đã làm ăn giàu có lên hàng đại gia, tiền ngàn tỷ trong tay rồi còn muốn gì nữa mà nhảy vào con đường chính trị ở xứ sở nầy vốn chỉ giành độc quyền cho những người cộng sản, không phải là người cộng sản bình thường, mà phải là những người cộng sản được cơ cấu. Nếu như em ở Thái Lan hay ở Mỹ thì tôi rất hoan nghinh. Vì em tài ba làm nên một doanh nghiệp lớn như vậy thì em có đủ tài để ra cạnh tranh sòng phẳng với thiên hạ ở chính trường, và nếu em thực giỏi, em sẽ như em Yingluck  hoặc như bà Clinton vươn lên tầm cao, giúp được gì đó cho đất nước. Nhưng ở cái hệ thống nầy, em có ra làm được dân biểu thì em cũng chỉ là một bà nghị gật ngồi làm hoa dân chủ cho vui, chẳng bao giờ đóng góp được gì

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

XỨ TRẦM HƯƠNG - QUÁCH TẤN - PHONG THỦY

XỨ TRẦM HƯƠNG - QUÁCH TẤN - PHONG THỦY
Khi nói về cổ học, khoa học huyền bí phương đông với Tử vi, Phong thủy…Người xưa đã để lại cho chúng ta khá nhiều tư liệu hay. Một thời dưới nhãn quan của những người theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin thì đó là duy tâm, mê tín. Nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại. Hiện nay dù chưa công nhận một cách chính thức nhưng trào lưu xã hội, hay nói cách khác là ít có cơ sở kinh doanh nào, các cơ quan công quyền náo không sủ dụng kiến thức về phong thủy. Bởi vì đó thực sự là môn khoa học, nhưng lại khá trừu tượng và không dễ nắm bắt. Và tên tuổi của cụ Quách Tấn, một nhà thơ, nhà nghiên cứu rất có duyên với tỉnh Khánh Hòa vì đã để lại cuốn Xứ Trầm Hương khá nổi tiếng.Hãy nghe cụ kể lại chuyện phong thủy ngôi nhà của cụ ở Nha Trang :

Quách Tấn là một nhà thơ, là bạn của cụ Nguyễn Hiến Lê. Và cũng là một nghiên cứu để lại nhiều tác phẩm cho đời. Đặc biệt với Tỉnh Bình Định và Khánh Hòa ông để lại hai cuốn địa phương chí khá nổi tiếng :
  1. Nước non Bình Định (Ðịa phương chí tỉnh Bình Định, Sài Gòn - 1968)
2.      Xứ trầm hương ( Ðịa phương chí tỉnh Khánh Hòa, Sài Gòn - 1969)
Đặc biệt các cụ hồi xưa rất thích thơ Đường luật với niêm vận chặt chẽ nhưng ẩn chứa nhiều nội dung súc tích. Và ông đã để lại tập thơ đường luật khá nổi tiếng : “ Mùa cổ điển “

Và sau đây là câu chuyện về phong thủy nói về trạch vận tạo tác ngôi nhà của cụ tại Nha Trang :
Số là, khoảng năm 1973 ông bị chứng thiên đầu thống phải vào nằm ở nhà thương Chợ Rẫy. Bấy giờ báo Bách Khoa đưa tin, nhiều độc giả yêu mến ông đã mách ông nhiều phương thuốc Ðông, Tây, Nam y thời đại đủ cả, có phương tùng được bách khoa đăng tải,

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Giả ngô giả ngọng

Giả ngô giả ngọng
Mình có bài viết về bà Yến rồi, bài viết có tên: Khi bà Yến cười. Đợi mai báo đăng thì mình sẽ đưa lên blog.
Hôm nay đọc hai bài trả lời phỏng vấn của bà Yến mình thấy có mùi gì đó rất khó ngửi, nhưng thôi không nói nữa. Chỉ nói thêm một chuyện này thôi.
  Trong bài ‘Dù đau buồn, tôi tôn trọng tổ chức’ ( tại đây) bà Yến giải thích chuyện đảng viên hay không đảng viên rất tức cười: Trong bản mẫu lý lịch theo quy định của Ban bầu cử không hề có mục nào hỏi: ‘Đã từng là đảng viên không?’, mà chỉ có mục hỏi ‘Có là đảng viên Đảng cộng sản không?’ . Thực tế tôi đã không còn sinh hoạt Đảng thời gian rất dài, theo Điều lệ tôi không còn là đảng viên nữa, do vậy việc tôi khai mình không phải đảng viên là hoàn toàn chính xác.
Hi hi rất vui.  Bà Yến vặn lý đại tài, bà bảo: “Trong bản mẫu lý lịch theo quy định của Ban bầu cử không hề có mục nào hỏi: ‘Đã từng là đảng viên không?’, mà chỉ có mục hỏi ‘Có là đảng viên Đảng cộng sản không?’ . Cái câu hỏi “Có là đảng viên Đảng cộng sản không?”  là chuẩn không cần chỉnh. Để xác định đảng viên hay ngoài đảng người ta chỉ cần hỏi thế thôi, ai lại đi hỏiĐã từng là đảng viên không?’. Hỏi vậy lại phải hỏi thêm: Bây giờ có còn đảng viên  hay không?  nữa à, có mà hâm!

CÔNG CHÚA, HOÀNG TỬ VÀ NÔNG DÂN MẤT ĐẤT


CÔNG CHÚA, HOÀNG TỬ VÀ NÔNG DÂN MẤT ĐẤT

Như chuyện cổ tích, một cô bé 24 tuổi vừa ra trường, nhảy tót lên làm chủ tịch một công ty lớn có tới 2000 công nhân với doanh thu gần 1000 tỷ đồng mỗi năm. Chuyện cổ tích hiện đại ấy hoàn toàn có thể xảy ra ở Việt Nam nếu cô gái ấy là ái nữ của một vị Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảng chính trị duy nhất đang độc nắm vận mệnh đất nước nầy.
Theo cựu Ủy viên BCT Nguyễn Văn An, đứng đầu đảng là vua tập thể gồm nhiều ông vua là các Ủy viên BCT nên con cái của các vị là hoàng tử hoặc công chúa. Những ông hoàng bà chúa đương đại đó sẽ làm được mọi chuyện dưới gậy thần của các vua cha.

Công chúa Tô Linh Hương là ái nữ của ông Tô Huy Rứa- một trong 14 ủy viên BCT- sinh năm 1988, tốt nghiệp Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền đã được

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Lâm Uyển Nhi: Hoa hậu biển, thần tượng hay bi kịch ?

Xã hội nào cũng có nhiều bi kịch. Tuy nhiên trong một xã hội văn minh thì kẻ láu cá lại rao giảng đạo đức sẽ bị phát hiện ra liền. Và lớp trẻ luôn luôn nhìn vào cách hành xử của lớp người đi trước. Thế nhưng lớp trẻ hiện nay thì một số đang mất phương hướng và vì thế nhiều cá nhân chỉ nghĩ có đồng tiền là có tất cả. Chính vì thế tuổi mới lớn hay  tìm kiếm thần tượng của mình. Và thần tượng đó thường là các diễn viên,  ca sĩ, siêu sao người mẫu nổi tiếng. Vì ngoài ánh hào quang còn có mãnh lực kim tiền ngự trị
Chính vì thế mới có hiện tượng "Khi người trẻ quỳ xuống và hôn ghếsau đêm biểu diễn của Bi Rain – ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc – tại Hà Nội. Nhưng cuộc đời luôn luôn có hai mặt, vẫn luôn luôn có mặt trái của tấm huy chương.Và xin giới thiệu với các bạn trẻ một vài dòng về mặt trái đó. Đó là bi kịch hay cuộc đời của hoa hậu biển Lâm Uyển Nhi, đã được hư cấu và chuyển thể thành phim truyện Âm tính. Và sau đây là tóm tắt nội dung phim truyện


Phim Âm tính
Âm tính là bộ phim truyền hình dài 20 tập do hãng phim TFS sản xuất. Kịch bản phim kể về cuộc đời thật đầy bi kịch (có phần hư cấu) của cô hoa hậu biển Lâm Uyển Nhi: lên ngôi hoa hậu, trải qua nhiều cạm bẫy của cuộc sống, nghiện ma túy nên phải làm gái đứng đường, bị nhiễm HIV và kết cục là cái chết thương tâm. Hoa hậu Mai Phương Thúy là người thủ vai chính trong bộ phim này
Một số thông tin về bộ phim:
- Đạo diễn: Phương Điền
- Kịch bản: Nguyễn Quang Lập (tác giả kịch bản các phim Thung lũng hoang vắng, Trái tim bé bỏng...)
- Diễn viên chính: Mai Phương Thúy vào vai Minh, một cô gái nhà nghèo, tuy mới 16 tuổi nhưng rất phổng phao xinh đẹp và nuôi ước mộng làm hoa hậu.
- Nhà sãn xuất: Hãng phim truyền hình TPHCM TFS
- Độ dài: 20 tập.
Một số cảnh trong phim:
Cô có hai người bạn thân là Huy và Tuấn, cả hai đều yêu Minh. Huy là con nhà giàu và đã nhờ bố mình giúp cho Minh trở thành hoa hậu.
Sau khi đăng quang, Minh bị cám dỗ bởi vật chất...
.. nên chấp nhận lấy một đại gia đã có vợ và con.
Khi chồng bị bắt vì tội buôn lậu, Minh buồn chán và suy sụp, bắt đầu trượt ngã.
Cùng bạn bè thường xuyên lui tới vũ trường và dùng thuốc lắc.
Cô bị lợi dụng cả tình và tiền...
... bị Hồng, cô bạn cũ, rủ rê vào con đường trụy lạc.
Và trở thành con nghiện
Đạo diễn Phương Điền nhận định, Thúy vào vai nghiện rất đạt.
Để có tiền mua thuốc, Minh chấp nhận cặp kè với các đại gia.
Những giọt nước mắt.
Khi trở về nhà với mẹ, biết tin mình có mang cũng là khi Minh biết mình nhiễm căn bệnh thế kỷ.
Tông hợp từ: Báo tuổi trẻ và Vnexpress














Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

NOI ĐỘT TỬ TRONG GIA ĐÌNH HỌ NGÔ


NOI ĐỘT TỬ TRONG GIA ĐÌNH HỌ NGÔ.

Ngô Đình Lệ Quyên
Trần Lệ Xuân & Ngô Đình Lệ Thủy
Lại thêm một cái chết đột ngột nữa đến với gia đình Ngô Đình Diệm.
Bà Ngô Đình Lệ Quyên, 53 tuổi, con gái út của ông bà Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân thiệt mạng trên đường đi làm ở Rome (nước Ý) vào sáng thứ Hai 16/04.  Một chiếc xe buýt đã va quẹt vào xe gắn máy của bà làm bà té xuống đường và chết ngay tại chỗ. Bà Lệ Quyên là giám đốc phụ trách di dân của Caritas Roma, một tổ chức thiện nguyện thuộc Tòa Thánh Vatican
Tin trên trang web của Caritas Roma, một tổ chức thiện nguyện thuộc Tòa Thánh Vatican, nơi bà Ngô Ðình Lệ Quyên làm việc với vai trò giám đốc phụ trách di dân, thông báo tai nạn bi thảm xảy ra vào sáng ngày thứ Hai 16/04.
Đức Ông Enrico Feroci, Giám đốc Caritas Roma trong thông cáo trên website của tổ chức này viết: ”Bà Lệ Quyên là tấm gương trong nhiều năm về công tác giúp đỡ người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn với sự nhiệt tình và đức tin”.
Bà Lệ Quyên là con gái út của vợ chồng ông bà Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân, sinh năm 1959, tị nạn qua Ý năm 1963 sau khi bác và cha bà là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị bắn chết sau cuộc đảo chính quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Một luật sư thân cận với gia đình bà Lệ Quyên cho biết, dù đã quá Ý từ đó đến nay và đã lập gia đình với một người Ý nhưng bà vẫn giữ nguyên quốc tịch Việt Nam và không nhập quốc tịch Ý.
Tai nạn vừa rồi đã làm bà Lệ Quyên trở thành người chết bất đắc kỳ tử thứ bảy trong gia đình Ngô Đình Diệm.

Ông Ngô Đình Khả, cha của Ngô Đình Diệm, là vị quan thanh liêm của triều đình nhà Nguyễn. Ông từ quan về quê Quảng Bình để phản đối việc thực dân Pháp bắt vị vua yêu nước Thành Thái đi đày.
Ông Ngô Đình Khả có 9 người con là: Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Thị Giáo, Ngô Đình Thị Hiệp...
Ông Ngô Đình Khôi làm quan Tổng đốc Quảng Nam, sau cách mạng tháng 8, bị chính quyền mới thủ tiêu cùng với người con trai là Ngô Đình Huân.
Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trên đường trốn chạy từ dinh Độc Lập đến nhà thờ cha Tam ở Chợ Lớn, khi nổ ra cuộc đảo chính 11.11.1963, đã bị đại úy Nhung, cận vệ của Đại Tướng Dương Văn Minh bắn chết.
Tuy nhiên, CIA hay ai ra lệnh cho Nhung bắn chết hai ông vẫn còn là nghi vấn lịch sử.
Qua năm 1964, Ngô Đình Cẩn lúc đó bị mệnh danh là "hung thần miền Trung" đã bị chính quyền của Nguyễn Khánh kết án tử hình và bị xử bắn.

Năm 1968, Ngô Đình Lệ Thủy, chị ruột của Ngô Đình Lệ Quyên cũng bị tai nạn xe đột tử tại Pháp.
Theo dân gian Việt Nam, nhiều người trong một gia đình bị chết theo cách giống nhau thì gọi rằng gia đình ấy có "noi".
Một số thành viên trong Đại gia đình Ngô Đình Diệm
Ở Việt Nam cũng rất hiếm có gia đình nào có noi với số người kỷ lục như gia đình họ Ngô.
Sau cái chết bất đắc kỳ tử của ba anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, người dân miền Nam thời đó phao tin rằng mộ cụ Ngô Đình Khả bị sét đánh nên đưa đến cái nghiệp dữ ấy cho gia đình nầy. Tuy nhiên tin mộ cụ Khả bị sét đánh ngay thời đó chưa được kiểm chứng.
Ngô Đình Diệm là người có công hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam để xây dựng  nhà nước Việt Nam Cộng Hòa độc lập và vững mạnh. Ông cũng có công xây dựng một xã hội nền nếp, tôn trọng truyền thống và đạo lý dân tộc cũng như một bộ máy công chức mẫn cán và có học thức ở miền Nam. Tuy nhiên dần về sau, anh em ông đã mắc sai lầm lớn khi thay vì xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng, lại hướng theo đường độc đảng để cuối cùng đi đến chỗ độc tài gia đình trị.
Và tất nhiên không chỉ riêng gia đình ông bị trả giá cho sai lầm nầy, như bao nhiêu chế độ độc tài khác trên thế giới, mà còn làm cho người dân miền Nam cũng bị trả giá oan.

Nguồn :Blog Huỳnh Ngọc Chênh



LINH KHÍ VIỆT NAM - TIÊU DIÊU TỬ


Linh Khí Việt-Nam 
.::Tác giả: Tiêu Diêu Tử::.
 

Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí
 

Người đương thời gọi là Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí (bốn thần khí của trời Nam) hay là Nam Thiên Tứ Bảo Khí (bốn bảo khí trời Nam). Bốn bảo khí này do hai thánh tăng Minh Không (còn gọi là Không Lộ) và Từ Đạo Hạnh đúc ra, làm phép, để bảo vệ đất Việt khỏi bị Trung Hoa xâm lăng...
 

...
 

Trước khi vào đề tài chính, TDT xin viết một chút về thiền sử (lịch sử về thiền tông) Việt-Nam, như vậy, đọc chắc sẽ hiểu câu chuyện nhiều hơn.
 

...
 

Giòng Thiền Tông Việt-Nam hồi lúc đầu có hai chi phái khác nhau. Chi phái thứ nhất do ngài Tăng Giả Nan Đà truyền thẳng từ Thiên Trúc sang đất Việt. Giòng Thiền Tông bên Thiên Trúc như sau:
 

Thích Ca Mâu Ni
 
1. Ma-Ha Ca Diếp
 
2. A-Nan
 
3. Thương Noa Hòa Tu
 
4. Ưu Ba Cúc Đa
 
5. Đề Ca Đa
 
6. Di Già Ca
 
7. Bà Tu Mật
 
8. Phật Đà Nan Đề
 
9. Tăng Giả Nan Đà và Phật Đà Mật Đa
 

Ngài Tăng Giả Nan Đà truyền Phật pháp vào đất Việt nhằm lúc Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm Kỷ Hợi (39).
 

Chi phái thứ nhì được truyền từ ngài Bô Đề Đạt Ma. Ngài Bồ Đề Đạt Ma là đời thứ 28 của giòng Thiền Tông bên Thiên Trúc. Ngài Bồ Đề Đạt Ma cũng là tổ thứ nhất của phái Thiếu Lâm.
 

Bồ Đề Đạt Ma truyền cho nhị tổ là Huệ Khả. Huệ Khả truyền cho tam tổ Tăng Sán. Tăng Sán truyền cho ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Khi ngài Tăng Sán truyền tâm ấn cho ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi thì có nói là số ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi có duyên với người Việt, nên đi về phương nam mà hoằng dương Phật Pháp.
 

Vào năm Canh Tý (580) thì ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến chùa Pháp Vân và gặp một chú tiểu pháp danh là Pháp Hiền. Chú tiểu Pháp Hiền thấy một nhà sư bóng loáng, đen như lọ chảo, lấy làm lạ nên hỏi:
 

-- Ông tên gì?
 

Ngài Tỳ Ni hỏi lại:
 

-- Vậy chú tên gì?
 

Chú tiểu Pháp Hiền đố lại:
 

-- Tôi đố ông biết tôi tên gì?
 

Ngài Tỳ Ni quát:
 

-- Biết để làm gì?
 

Tự nhiên chú tiểu Pháp Hiền rùng mình một cái. Từ đó, ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi thu chú tiểu Pháp Hiền làm đệ tử và truyền tâm ấn cho.
 

Ngài Pháp Hiền hợp hai giòng thiền tông lại thành một phái mới gọi là Tiêu Sơn.
 

Từ ngài Pháp Hiền truyền đến ngài Định Không là tám đời. Ngài Định Không thấy người Việt bị cai trị gần 800 năm, điêu linh vô hạn, ý thức quốc gia, tư tưởng độc lập chẳng còn mấy người chú ý đến nữa. Quan lại Trung Quốc không mấy ai có đức, qua cai trị thì cứ đua nhau vơ vét. Nạn bị đồng hóa sắp đến. Ngài muốn làm một cái gì đó để gây dựng lại tinh thần quốc gia. Ngài đi khắp đất Việt và tìm được một ngôi đất phát đế vương rồi chờ thời, xem ai có đức sẽ được ngôi đất ấy và ngài sẽ đem đệ tử theo giúp.
 

Sau khi tìm kiếm một thời gian thì tìm được một ngôi đất phát đế vương tại làng Dịch Bảng (có sánh viết là Đình Bảng). Ngài Định Không xây một ngôi chùa gần đất ấy. Khi đào đất xây chùa thì tìm thấy mười chiếc khánh và một chiếc lư hương. Khi đem xuống sông rửa thì một chiếc khánh chìm mất. Ngài nói:
 

-- Mười chiếc là thập khẩu. Viết chữ thập trên chữ khẩu là chữ Cổ (nghĩa là xưa). Một chiếc rơi xuống nước là thủy khứ (bộ thủy), viết chung lại thành chữ Pháp. Ngài đặt tên cho thế đất đó là Cổ Pháp. Ngài có làm một bài thơ nói lên sự kiện đó:
 

Địa trình pháp khí
 
Nhất phẩm tinh đồng
 
Tri Phật pháp chi hưng long
 
Lập hương danh chi Cổ Pháp
 

Pháp khí xuất hiện
 
Thập khẩu đồng chung
 
Lý hưng vương
 
Tam khấu thành công
 

Tạm dịch nghĩa
 

Đất trình ra pháp khí
 
Phẩm chất cùng tinh đồng
 
Phật pháp sẽ hưng long
 
Đặt làng tên Cổ Pháp
 

Pháp khí xuất hiện
 
Gồm mười chiếc khánh đồng
 
Họ Lý lên làm vua
 
Ba khấu thành công.
 

Khi ngài Định Không viên tịch thì truyền cho ngài Thông Biện và trối trăn rằng:
 

-- Thế đất linh này phải coi sóc cẩn thận. Đừng để cho người ta phá đi, cũng đừng để cho ai chôn trộm tro cốt vào.
 

Ngài Thông Biện giữ gìn thế đất Cổ Pháp trọn vẹn.
 

Khi ngài Thông Biện viên tịch thì truyền cho ngài La Qúy An (852 - 936). Ngài La Qúy An thấy nếu chỉ nhận tăng lữ thì làm sao có anh tài cứu nước. Vì vậy ngài phá lệ mà thu tục gia đệ tử. Vì vậy mà sau này mới có nhiều anh tài giúp cuộc khởi binh của Dương Diên Nghệ, Ngô Vương, vua Đinh dẹp loạn, vua Lê đánh Tống và giúp Thái Tổ Lý Công Uẩn lập một triều đại lâu dài...
 

Đến đời ngài La Qúy An, thế Cổ Pháp vượng quá, chiếu sáng lên không, bao nhiêu tinh tú trên thiên hà đều chầu về. Quan nhà Đường xem thiên văn, nhìn rõ, tâu lên vua nhà Đường là Đường Ý Tông (860 - 873)...
 

Từ năm Bính Tý (856) đến năm Bính Tuất (866), quân Nam Chiếu (là tỉnh Vân Nam bên Trung Hoa bây giờ) cứ hay cướp phá An-Nam (Bắc Việt và một phần Trung Việt(1)).
 

(1) Ghi chú: Đời nhà Đường gọi ta là An-Nam và đặt phủ cai trị gọi là An-Nam Đô-hộ-phủ.
 

Năm Giáp Thân (864) vua Đường Ý Tông, nhân việc quan thiên văn báo cho biết thế đất Cổ Pháp và An-Nam có loạn, sai Cao Biền sang Giao Châu.
 

Khi đi, vua Đường dặn riêng với Cao Biền đại khái là Trưng thị là hai người đàn bà mà làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đông Hán (25 - 220). Rồi đến Triệu Ẩu (2), Lý Bôn v.v. làm cho ta vất vả lắm mới dẹp được. Nay trẫm thấy linh khí An-Nam quá thịnh, e sau này có biến. Khanh đến đó, trước bình giặc Nam Chiếu, sau tìm cách trấn yểm linh khí An-Nam đi và vẽ địa đồ về cho trẫm.
 

(2) Ghi chú: Đông Ngô (thời Tam Quốc) trở về sau, người Tàu thấy dân Việt hết sức thờ kính bà Triệu, gọi bà là Bà Vương, ghét lắm, bèn tìm cách nói xấu bà. Họ gọi bà là Triệu Ẩu (dịch ra tiếng Việt là con mụ họ Triệu,) đầy vẻ khinh miệt. Họ còn nói bà vú dài đến rốn. Trong sách tướng có nói, người đàn bà nào vú dài thuộc loại chồn cáo, ti tiện lại điêu ngoa, khắc chồng hại con. Người Tàu gọi vậy chẳng khác nào lăng nhục bà. Tiếc thay, ngày nay có người không hiểu cũng bắt chước gọi bà là Triệu Ẩu.
 

Cao Biền vâng lệnh ra đi.
 

Phải mất hai năm trời Cao Biền mới dẹp được quân Nam Chiếu, giết tướng Nam Chiếu là Đoàn Tú Thiên và người thổ làm hướng đạo là Chu Cổ Đạo.
 

Vua Đường Ý Tông đổi An-Nam làm Tĩnh Hải, phong cho Cao Biền làm Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ. Lúc bấy giờ chức tiết độ sứ lớn lắm, cai trị một cõi, uy quyền như một ông vua con.
 

Từ năm Bính Tuất (866) đến năm Ất Mùi (875) Cao Biền sửa sang đất Giao Châu (lúc đó mình gọi nước mình là Giao Châu, còn người Tàu thì gọi là Giao Chỉ, An-Nam hay Tĩnh Hải). Đắp thành Đại La (sau này vua Thái Tổ Lý Công Uẩn dời đô, xây lại thành Đại La lớn hơn và đặt tên là Thăng Long). Cao Biền đi trấm yểm các thế đất đế vương và linh địa (đất linh) khắp Giao Châu.
 

Tuy nhiên, có hai nơi Cao Biền yểm không được.
 

Nơi thứ nhất là núi Tản Viên. Tương truyền, Cao Biền thấy núi Tản Viên (còn gọi là núi Ba Vì) linh quá, muốn trừ đi mà không được, còn bị Thánh Tản Viên vật xém chút mất mạng.
 

Còn nơi thứ nhì là làng Cổ Pháp của dãy núi Tiêu Sơn (long mạch của dãy Tiêu Sơn ngưng và kết huyệt tại làng Cổ Pháp). Cao Biền cho đào 19 cái lỗ chôn bùa ngãi để yểm đất. Ngài La Qúy An biết vậy nên cho người lẻn đào 19 cái lỗ đó lên và trồng 19 cây lê vào.
 

Thế đất Cổ Pháp, đến đời ngài Vạn Hạnh, Lý Khánh Vân thì thân phụ của Lý Công Uẩn được ngôi đất ấy. Vì vậy Lý Công Uẩn được ngài Vạn Hạnh giúp sức, lập ra nhà Hậu Lý (1010 - 1225) một trong những triều đại hiển hách nhất nước ta. Nhà Lý có chiến công ba lần đánh Chiêm Thành, năm (5) lần đem quân vượt biên đánh nhà Tống Tống và một lần chống quân Tống xâm lăng.
 

Nói về Cao Biền, trong thời gian ở Giao Châu, khi trấn yểm, Biền thu tất cả hồn phách, linh khí của nước Nam vào bụng 36 con trâu vàng. Biền đem 36 con trâu vàng đó về chôn ở núi Thái Sơn cùng với con trâu vàng của Hoa Hạ (Trung Hoa)...
 

Nguyên từ hồi thượng cổ bên Trung Hoa có một ông vua tên là Thần Nông. Vua Thần Nông rất trọng việc canh nông. Mà nghề nông thì không thể thiếu trâu cày bừa. Vì lẽ đó mà ngay từ hồi ban sơ, họ cho là con trâu tượng trưng cho linh khí một quốc gia về canh tác. Nếu yểm linh khí vào bụng trâu vàng rồi đem giam trâu vào một nơi thì có thể giữ một quốc gia giàu có mãi mãi.
 

Nên sau khi thống nhất được sơn hà, vua Thần Nông làm phép, thu tất cả linh khí sơn xuyên, giang hà, cương vực, nhật nguyệt, tinh đẩu của Hoa Hạ xuống núi Thái Sơn. Đá trong lòng núi Thái Sơn kết tinh thành con trâu vàng. Khi thiên hạ thanh bình hoặc có chúa thánh ra đời thì những đêm trăng sáng, trâu vàng chui ra khỏi núi, bay lửng lơ trên các ngọn cây, tỏa ánh sáng ra cả một vùng.
 

Tại núi Thái Sơn có mỏ đồng đen. Các nhà phong thủy Hoa Hạ cho là đồng đen là mẹ của vàng. Vì vậy các đời vua về sau đều nhặt đồng đen ở núi Thái Sơn đem cất vào kho rồi làm phép cho trâu vàng không rời được núi.
 

Về thời Ngũ Đại (còn gọi là Ngũ Qúy hay Ngũ Hồ), không biết bằng cách nào đó, năm sắc dân Hồ làm phép, bắt con trâu vàng về với họ nên họ lần lượt nhau cai trị Trung Hoa (907 - 959). Năm nước đó là Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu.
 

Năm Kỷ Mão (979) Đỗ Thích mơ thấy sao rơi vào miệng, cho đó là điềm trời cho mình làm vua nên thí vua Đinh Tiên Hoàng cùng Nam Việt Vương Đinh Liễn. Nhưng sau đó Đỗ Thích bị đình thần giết đi rồi tôn Đinh Tuệ lên làm vua.
 

Lúc bấy giờ Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn, nhiếp chính, lộng quyền lại tư thông với Dương Vân Nga (hoàng hậu của vua Đinh). Hai tướng Đinh Điền và Nguyễn Bặc thấy vậy bèn đem quân đánh Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn lừa bắt giết đi.
 

Bên Trung Hoa lúc bấy giờ là vua Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa (976 -998) nhà Tống (960 - 1278) thấy nước ta có chuyện tranh chấp nên sai các tướng Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Quách Quân Biện, Lưu Trừng, Triệu Phụng Huân v.v. sang đánh lấy Đại Cồ Việt (quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Cồ Việt do vua Đinh Tiên Hoàng đặt).
 

Vì họa ngàn năm Bắc thuộc còn in sâu trong trí, quân tướng Việt cho rằng mặc dù Lê Hoàn làm nhiều chuyện xấu xa nhưng dù sao người Việt làm vua cũng tốt hơn là bị người Tàu cai trị. Vì vậy Lê Hoàn được tôn lên làm vua, đánh một trận Chi Lăng, một trận Bạch Đằng, thắng Tống vẻ vang, lập ra nhà Tiền Lê.
 

Sau khi nam xâm thất bại, Tống Thái Tông sai bảy đạo sĩ lên núi Thái Sơn đào 36 con trâu vàng của ta cùng với con trâu vàng của họ. Bảy đạo sĩ cho đúc 36 cái hộp bằng đồng đen, mỗi hộp nhốt một trâu với chín lá bùa để yểm trâu. Tất cả được đem vào hoàng cung triều Tống để trấn yểm với hy vọng Tống hùng mạnh mà linh khí nước Nam sẽ bị tuyệt.
 

Đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127), bên Tàu nhằm đời vua Tống Thần Tông (1068 - 1085).
 

Vua Tống Thần Tông dùng Tân Pháp của tể tướng Vương An Thạch (1068 - 1078) làm cho Tống trở nên phú cường, binh lực hùng mạnh. Tuy nhiên Vương An Thạch không được lòng dân và sĩ phu Hoa Hạ ủng hộ. Lúc nào Thạch cũng bị công kích. Để bị miệng thế gian và chứng minh cho Tống Thần Tông biết Tân Pháp của mình đúng, Thạch khuyên vua Tống đem quân đánh Đại Việt để trả thù 5 lần Đại Việt đem quân đánh Tống trước kia và trả hận trận Chi Lăng, Bạch Đằng vào thời Tống Thái Tông.
 

Ghi chú: Thời nhà Lý, Đại Việt đem quân vượt biên đánh Tống tất cả là 5 (năm) lần. Nhưng nổi tiếng nhất là lần thứ năm (lần cuối cùng):
 

Linh Nhân Hoàng Thái Hậu (tức là Ỷ Lan Phu Nhân, mẹ vua Lý Nhân Tông) nghĩ rằng nếu Tống mà đem quân nghiêng nước đánh Đại Việt thì Đại Việt chống không nổi. Ngồi yên đợi giặc chi bằng tìm giặc mà đánh. Vì vậy Bà ra lệnh cho quan Thái úy (có sách gọi là Đại tư mã) Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy; Tôn Đản đem quân đánh Lưỡng Quảng bằng đường bộ, Trung Thành Vương Lý Hoằng Chân và Tín Nghĩa Vương Lý Chiêu Văn coi mặt thủy cùng tiến công, phá tan các đạo quân của Tống tại Hoa Nam vào năm Ất Mão (1075) chủ ý là làm cho Tống yếu đi.
 

Sang năm sau, vua Tống Thần Tông, vì bị áp lực của triều đình Tống, chịu nhượng bộ với Liêu phía bắc, Tây Hạ phía tây, đem tất cả quân mã từ tây thùy, bắc thùy xuống nam thùy đánh Đại Việt.
 

Trong khi Tống đang chuyển quân rầm rộ thì thái hậu Tống (có sách viết là hoàng hậu, cũng có sách viết là thái tử) bị trúng tà, lâm bịnh nặng. Thuốc thang chữa mãi không khỏi. Vua Tống truyền hịch khắp nơi nói là nếu ai chữa được bệnh cho thái hậu sẽ được trọng thưởng.
 

Lúc đó hai ngài Minh Không và Từ Đạo Hạnh đang vân du ở Tống, hay tin liền yết kiến Tống Thần Tông xin chữa bệnh cho thái hậu. Hai ngài lập đàn, làm chay, cúng bảy ngày thì tự nhiên thái hậu hết bệnh. Thái hậu mừng quá bắt văn võ bá quan triều Tống gọi hai ngài là thánh tăng (3).
 

(3) Ghi chú: Trong thiền sử Việt-Nam, có rất nhiều cao tăng đắc đạo, tuy nhiên chỉ có hai ngài Minh Không và Từ Đạo Hạnh được tôn làm thánh tăng có lẽ bắt nguồn từ lý thuyết trên.
 

Hai ngài xin vua Tống cho đầy một túi vải nhỏ đựng đồng đen do đích thân hai ngài chọn để đem về Đại Việt đúc chuông chùa. Vua Tống ưng thuận, sai quan coi kho dẫn hai ngài vào kho chứa đồng phía bên trái. Hai ngài làm bộ chê ỏng chê eo và xin quan coi kho dẫn hai ngài qua kho phía bên phải. Theo đúng luật triều Tống thì quan coi kho phải xin phép vua trước khi dẫn hai ngài qua kho bên phải. Nhưng quan coi kho nghĩ hai thánh tăng là người có công với triều đình, với lại một túi vải nhỏ phỏng có là bao, đúc một chuông nhỏ sợ còn không đủ nói chi đúc một quả chuông lớn như chuông chùa, nên tòng quyền dẫn hai ngài qua kho chứa đồng phía bên phải.
 

Trước sân kho đồng phía bên phải có một con trâu vàng to lớn như con trâu thật. Quan coi kho nói giỡn là nếu hai ngài muốn thì tặng luôn con trâu vàng đó cho hai ngài. Nhưng hai ngài nói là chỉ xin vua Tống chút ít đồng đen về đúc chuông chứ không xin trâu vàng. Quan coi kho lại càng tin tưởng hơn.
 

Khi vào kho đồng phía bên phải thì đó là cả một sự kinh ngạc. 36 cái hộp đựng 36 con trâu vàng với bùa được đặt trên một cái bệ cao theo hình tiên thiên bát quái. Xung quanh là những tượng hổ, báo, voi, trăn, rắn, gà, vịt, chó, mèo v.v. cùng những mô hình sông núi Đại Việt.
 

Hai ngài làm bộ không thấy, xin quan coi kho ra ngoài một chút cho hai ngài tự do chọn đồng cho vào túi vải nhỏ.
 

Một lúc sau, hai ngài đi ra với túi đồng đen đầy ắp, giã từ quan coi kho rồi đi về Đại Việt.
 

Đến chiều quan kiểm kho xem xéi lại kho đồng phía bên phải thì thấy trống trơn. Lập tức trình lên vua Tống. Vua Tống biết là chuyện không xong bèn sai quan tổng lĩnh thị vệ Lý Hiến đuổi theo. Khi đuổi đến bờ biển thấy ngài Minh Không quăng nón xuống nước, cái nón lập tức biến thành con rồng chở hai ngài tiến về Nam.
 

Hai ngài về đến Đại Việt, nhân lúc vua Tống sai tướng đem quân nghiêng nước đánh Đại Việt, lập tức dùng số đồng đen lấy từ hoàng cung Tống đúc thành bốn bảo khí giữ nước. Người đương thời gọi bốn bảo khí đó là Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí.
 


Bảo khí thứ nhất: Đỉnh tháp Đại Thắng Báo Thiên.
 

Đỉnh tháp Đại Thắng Báo Thiên nằm trong chùa Sùng Khánh Báo Thiên.
 

Vào niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ ba đời vua Lý Thánh Tông (1056), nhà vua xa giá ra hồ Tây xem cá. Khi đến hồ, nhà vua gặp một người trang phục như ăn mày, chỉ tay vô mặt vua mà mắng rằng: "Nhà vua làm chúa trời Nam, sao không lo tu đức, sửa sang chính trị mà lại rong chơi? Như vậy vua làm gương cho kẻ xấu, cho bọn tham quan ô lại, cường hào ác bá hà hiếp dân chúng. Ta là thần giữ việc mưa gió vùng này. Nay thấy dân khổ nên báo cho vua hay." Nói xong thì biến mất.
 

Vua Lý Thánh Tông lập tức bỏ cuộc chơi, trở về kinh, cách chức các quan lại xấu xa, giảm chi tiêu trong nội cung và rút tiền trong ngân khố ra xây chùa, đặt tên là Sùng Khánh Báo Thiên để tạ ơn Trời Phật.
 

Sang năm sau (1057) nhà vua lại cho dựng một ngôi tháp trong sân chùa cao 20 trượng (40 m).
 

Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh dùng đồng đen xây đỉnh tháp. Từ khi xây xong thì bao nhiêu tinh tú trên thiên hà đều hướng về phương Nam, đêm đêm tỏa hào quang chiếu sáng đất Thăng Long (4).
 

(4) Ghi chú: Năm 1406, Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần, tháp bị gẫy xuống. Quan An phủ sứ Đông Đô là Lê Khải cho là điềm gở, không báo cho Hồ Qúy Ly biết nên bị cách chức rồi cho người hàn đỉnh tháp lên như cũ.
 

Năm 1427, quân Minh bị Bình Định Vương Lê Lợi đánh bại khắp nơi. Có người mách rằng sỡ dĩ Bình Định Vương thắng là nhờ linh khí đỉnh tháp Đại Thắng Báo Thiên. Vương Thông cho người phá tháp xuống với hy vọng Bình Định Vương sẽ thua, linh khí trời Nam bị tuyệt.
 

Từ đó về sau chùa bị bỏ hoang phế.
 

Mãi đến đời vua Tự Đức, quan tổng đốc Hà Nội là Tôn Thất Bật theo nền cũ mà xây lại chùa. Nhưng đến thời Pháp thuộc, người Pháp phá chùa dể lấy gạch đá để xây nhà thờ ở Hà Nội. Vị trí chùa cũ là bên phải đền Lý Quốc Sư cho đến đầu phố nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 


Bảo khí thứ nhì: Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
 

Tượng đức Thích Ca Mâu Ni cao hai trượng (4 m), trong đó hai ngài cho yểm 18 viên xá lợi tử của 18 vị bồ tát của Đại Việt như các ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Pháp Hiền, Định Không, La Quý An, Vạn Hạnh v.v. và 360 viên đá lấy từ 360 đền thờ các thánh, các thần linh và các anh hùng Đại Việt.
 

Tuy là tượng Phật nhưng lại thờ những vị bồ tát và anh hùng nước ta nên linh khí các ngài hợp lại rất mạnh. Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh đặt tượng Phật đó tại chùa Quỳnh Lâm trên núi Quỳnh Lâm thuộc Đông Triều, mặt hướng phía bắc. Như vậy vừa trấn được phương Bắc vừa trấn được biển đông (5).
 

(5) Ghi chú: Chùa Quỳnh Lâm tọa lạc tại núi Quỳnh Lâm, xã Hà Lôi, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương, nay là tỉnh Quảng Ninh.
 

Khi giặc Minh xâm lước nước Nam năm 1407, chúng phá chùa Quỳnh Lâm đi và chở tượng phật Thích Ca Mâu Ni về Kim Lăng, Trung Hoa.
 

Vào đầu đời nhà Hậu Lê, chùa được xây lại. Vào đời Vĩnh Khánh (1729 - 1732) nhà Lê Trung Hưng, Uy Nam Vương Trịnh Giang cấp tiền cho sử sang, tu bổ chùa rộng lớn hơn. Đến đời Vĩnh Hựu (1735 - 1746) sửa sang lần nữa cho rộng lớn hơn.
 

Năm Thiệu Trị thứ sáu đời nhà Nguyễn (1845) chùa bị bọn giặc biển người Tàu đốt đi hơn phân nửa chính điện. Sau đó chùa được tu bổ lại...
 


Bảo khí thứ ba: Vạc Phổ Minh
 

Vạc Phổ Minh được đặt tại chùa Phổ Minh thuộc trấn Thiên Trường.
 

Sau khi vua Thái Tổ Lý Công Uẩn băng hà vào năm 1028, Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương, Đông Chinh Vương đem quân làm loạn. Ngô Quốc Quận Vương Trần Tự Mai, ra công giúp vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) định loạn. Khi đi ngang quê nhà là làng Tức Mặc thì xây một ngôi chùa đặt tên là Phổ Minh, để cầu phúc cho mẹ.
 

Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh cho xây cái vạc (chảo), bệ đặt tại chùa. Vạc mang tên Phổ Minh, nặng ba vạn cân (13,000 kg).
 

Phía ngoài vạc có hình rồng quấn xung quanh và hình chim (chim Lạc ???) đang bay để tượng trưng cho con Hồng cháu Lạc. Đầu rồng, đầu chim nghểnh lên, hướng vào lòng vạc. Trên thành vạc khuyết 100 lỗ hình quả trứng. Trong mỗi lỗ đặt một tượng rồng vàng, để thu linh khí của một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ và của Bách Việt.
 

Bệ vạc khắc tên tất cả các vị vua của tộc Việt, trên cao nhất là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân v.v. cho đến vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) cho các vị tiên đế cùng nhau phù hộ dân giàu, nước mạnh, mưa thuận, gió hòa.
 

Khi an trí vạc xong, ngay đêm đó, trên không, hàng vạn con hạc không biết từ đâu đến, bay lượn xung quanh. Hào quang từ trong vạc phát ra sáng chói một vùng. Ngài Minh Không thấy vậy nói: "Không ngờ linh khí tụ nhanh đến vậy. Sau đây trên trăm năm sẽ có giặc Bắc phương đến xâm lăng. Chúng hùng mạnh vô song, vô địch thiên hạ không ai đương nổi. Tuy nhiên, nơi đây sẽ sinh ra một vị thánh, ba lần đánh bại giặc đó (6).
 

(6) Ghi chú: Nơi chùa Phổ Minh được đặt tên Tức Mặc. Làng Tức Mặc là nơi phát tích ra nhà Trần sau này.
 

Đúng như lời ngài Minh Không nói. Vị thánh đó họ Trần, tên Quốc Tuấn, được sắc phong là Hưng Đạo Vương, ba lần đánh bại quân Mông Cổ.
 

Chùa Phổ Minh ở xã Tức Mặc, nay là Lộc Vương, ngoại ô thành phố Nam Định.
 

Đời nhà Trần, chùa được tu sửa nhiều lần, mỗi lần là một nguy nga hơn. Các vua Trần và thái thượng hoàng thường dùng chùa làm nơi nghỉ mát.
 

Năm 1428. Giặc Minh cho là sỡ dĩ Bình Định Vương Lê Lợi thắng được chúng là nhờ đỉnh tháp Đại Thắng Báo Thiên, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và vạc Phổ Minh nên Vương Thông cho phá đi.
 


Bảo khí thứ tư: Quả chuông Ngân Thiên.
 

Sau khi hai ngài làm ba bảo khí trên, cho thần linh, anh hùng và các vị bồ tát tụ về Đại Việt xong, hai ngài đúc một quả chuông lớn gọi là chuông Ngân Thiên. Đúc xong, hai ngài treo chuông lên đỉnh tháp Đại Thắng Báo Thiên, làm phép rồi đánh chuông. Tiếng chuông vang rền cả trời. Con trâu vàng trong hoàng cung Tống triều tưởng là tiếng mẹ gọi liền chạy bổ về Đại Việt. Khi trâu vàng chạy ngang qua hồ Tây, ngài Minh Không bắt lại, cho 100 thẻ đồng vào một quả chuông rồi cột vào cổ trâu. Ngài làm phép, liệng trâu và chuông xuống đáy hồ và nguyền rằng: "Nhà nào, một vợ một chồng mà sinh được 10 người con trai thì kéo được trâu vàng và chuông lên." Từ đấy, những đêm trăng sáng, dân chúng Thăng Long thường thấy trâu vàng đi mập mờ trên mặt hồ.
 

Bắt trâu vàng xong, hai ngài đem quả chuông Ngân Thiên đến chùa Chúc Thánh. Chùa Chúc Thánh còn gọi là chùa Phả Lại, nằm trên núi Phả Lại, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc. Hai ngài nghiệm thấy rằng thần linh Đại Việt tuy nhiều nhưng ác qủy ác ma cũng không thiếu.
 

Nguyên từ thời Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân cho đến nhà Lý, người Việt với người Tàu đánh nhau không biết bao nhiêu phen. Tướng sĩ người Tàu tử trận thật không ít. Hồn phách những người đó, một số đã trở về quê quán hay đã đi đầu thai. Nhưng số còn lại, vì chết quá tức tưởi nên không siêu thoát được, chúng chỉ chờ phương Bắc đem quân xâm lăng thì chúng quấy phá nhân gian.
 

Hai ngài chiêu hồn họ về chùa Sùng Khánh Báo Thiên làm chay giải oan. Một số tuân theo còn một số vẫn không tuân, chúng chỉ chờ quân Tống sang là phá rối. Hai ngài bèn nhốt họ vào quả chuông Ngân Thiên, chở về chùa Chúc Thánh.
 

Trên đường đi, có không biết bao nhiêu oan hồn bị trầm mình xuống sông, chúng làm cho sóng gió nổi lên. Hai ngài sợ chúng sẽ hại thủy quân Đại Việt bèn nhốt hết chúng vào quả chuông Ngân Thiên rồi ném quả chuông xuống sông Lục Đầu.
 


Còn 36 cái hộp và 36 con trâu vàng của ta thì sao?
 

Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh đem 36 cái hộp với bùa tìm 36 cái sương sọ của tướng sĩ Tống tử trận bỏ vào rồi đem chôn ở tất cả các cửa sông, cửa biển Đại Việt làm quỷ trấn áp quân Trung Hoa. Còn 36 con trâu thì hai ngài làm phép chôn xuống hồ Tây làm thần trấn Thăng Long cùng với con trâu vàng của Trung Hoa.



Nguồn :Linh khí Việt Nam