Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Bạn suy nghĩ, tôi cảm nhận

 Bạn suy nghĩ, tôi cảm nhận !




Bạn suy nghĩ, nhìn vào nơi hoang vắng
Tỉnh và mê, hư thực cõi đời người
Đạo và đời, có không nơi trần thế
Lặng nghe lòng, nghĩ về nỗi đam mê

Tôi như  bạn đã một thời như  thế
Giờ tâm yên, nhờ pháp phật nhiệm màu
Và cũng đã vượt qua nối sợ hãi
Thường đọc tụng, kinh Pháp Phật thâm sâu

Hạnh phúc bình thường đơn giản bạn ơi
Thật đơn giản như  nổi trôi số phận
Cố gắng hết mình, mỉm cười tạo hoá
Sẽ bình tâm đón nhận lại trao đời

Khi vui xuân, lúc ngẫm nghĩ cfhuyện đời
Khi than thở, nghe tiếng lòng cay đắng
Nước Việt ta, bốn nghìn năm văn hiến
Thế giới kia, vị thế nước  nơi đâu ?

 Tôi vẫn tin, ngày mai trời lại sáng

Khi đức tin, được chăm sóc vun trồng
Khi mây đen tan dần tia nắng rọi
Sự thật phơi bày, lương tâm thức tỉnh
Tổ Quốc chuyển mình, đất mẹ nở hoa.

Mồng 8 tháng giêng năm Ất Mùi






Mùa xuân nhớ Bác !

Mùa xuân nhớ Bác !

Giới thiệu: Trong cái chung có cái riêng, và trong cái riêng bao giờ cũng có cái chung. Đó là quy luật biện chứng, một quy luật bình thường của xã hội. Thế mà một chủ nghĩa, một chủ thuyết đi nguợc lại quy luật này để đến cuối đời, đại tá nhà văn quân đội Nguyễn Khải người được giải thưởng Hồ Chí Minh đã phải viết bài : Đi tìm cái tôi đã mất. Mất như thế nào ? Ai làm mất nó ? Đâu là hệ luỵ ? Muôn ngàn câu hỏi đuợc đặt ra…
Bài thơ này tôi viết thật riêng tư nhưng tồn tại trong cái chung của một thời đại. Thơ là tiếng lòng xót xa cay đắng nhìn lại những gì đã qua và khắc khoải hy vọng về tuơng lai mong đất nước chuyển mình đi về ánh sáng văn minh

Phần I
Chẳng được nghe phone giọng Bác cười
Bao năm rồi nhỉ, quá xa xôi
Những ngày thơ ấu nơi quê nội
Đã nẵng Bác về giỗ chạp quê

Ký ức lòng con vẫn giữ nguyên
Ông Ích Khiêm thuở ấy bình yên (1)
Xe Jeep nhỏ anh bước xuống mở cổng
Đứa bé trên xe giữ vẹn trinh nguyên

Một giếng nước và một hồ nước lọc
Phía sau nhà, ai còn nhớ hay chăng ?
Và phía trước một chiếc hầm tránh đạn
Tuổi ấu thơ con chơi rúc trốn tìm

Chính giữa nhà gian thờ nghiêm kín đáo
Tả Thanh long, lấp lánh bức sơn dầu
Con nghe nói bức kia anh Thanh vẽ
Anh đã đi rồi, thương nhớ lòng đau

Tuổi ấu thơ con nào có biết
Nước Việt buồn trong khói lửa đao binh
Nơi thế giới tự do be bờ ngăn đập
Chống sự tán tận lương tâm dẫu chưa hiện nguyên hình (2)

Tháng tư đen, tháng tư đen dạo ấy
Miền Nam bị thảm bại tả tơi
Toàn đất nước yên bình không tiếng súng
Nào ai hay sự khốn nạn bắt đầu

Bác mất nhà anh chị mất tương lai
Dòng thời đại trượt dài trên hố thẳm
Chủ nghĩa ngoại lai vô thần thù hận
Áp đặt vào toàn cõi Việt nam

Chốn lao tù : Bác trai đã phải vô
Sự giả dối gọi tên trại cải tạo
Nơi quê nhà : một mình Bác xoay xở
Vạch đường đi cho các con mình

Áng sáng tự do, ánh sáng văn minh
Vượt biển Đông bao nhiêu người bỏ mạng
Hồng phúc tổ tiên giữa thời tao loạn
Các anh đi cập bến yên bình

Diện HO bác trai cũng ra đi
Và đoàn tụ ngay trong lòng nước Mỹ
Nhìn lại quê hương nỗi đau thế kỷ
Khóc lên đi ! đất mẹ Việt Nam


Mồng 3 tết Ất Mùi 2015

(1)   nhà Bác lúc trước ở đường Ông Ích Khiêm, Đà nẵng
(2)   chủ nghĩa vô thần dẫn đến sự tán tận lương tâm. Một chính quyền dù tổ chức tinh vi đến đâu cũng không thể xử án được  mọi thứ.( Chưa nói đến chuyện xử án đúng sai ). Chính vì vậy toà án lương tâm cần phải tồn tại trong mỗi con người. Toà án này tồn tại nhớ đức tin, nhờ nguyên tắc tôn giáo. Trong bài diễn văn từ biệt, George Washington nói “Cả lý trí lẫn kinh nghiệm đều ngăn chúng ta không nên kỳ vọng đạo đức quốc gia có thể ngự trị khắp nơi mà không có nguyên tắc tôn giáo. Và thật quả rất đúng rằng đức tính hay đạo đức là suối nguồn cần thiết của chính quyền hợp lòng dân.” Dân chủ không hẳn là hệ thống chính quyền mà đúng ra là hệ thống nhằm buộc chính quyền phải khép vào khuôn khổ và không được can thiệp vào đời riêng; một hệ thống của những sự ràng buộc về quyền lực để khiến chính quyền lệ thuộc vào những điều quan trọng trong cuộc đời, những nguồn gốc giá trị thật sự ta chỉ thấy ở trong gia đình và đức tin.


Trại hòm chém nhau giành... người chết

Trại hòm chém nhau giành... người chết

Để tranh giành dịch vụ hậu sự cho người chết, nhân viên của 2 trại hòm không ngần ngại vung dao, chém nhau.

Ngày 24.2, đại diện Cơ quan CSĐT Công an H.Long Thành (Đồng Nai) cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Bùi Minh Thế (34 tuổi), Nguyễn Hoàng Dũng (26 tuổi), Phạm Minh Dương (25 tuổi), Ngô Đức Huy (20 tuổi), Võ Thanh Phong (30 tuổi) và Nguyễn Thị Hồng Hà (47 tuổi, cùng ngụ H.Long Thành) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Điều đáng nói là trong 6 bị can này, Nguyễn Thị Hồng Hà là quản lý trại hòm, 5 người còn lại đều là nhân viên của trại hòm Phước Thiện (khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành, H.Long Thành).
“Săn” nạn nhân TNGT
Theo điều tra ban đầu của Công an H.Long Thành, khoảng 14 giờ ngày 23.11.2014 tại xã Long Thọ (H.Nhơn Trạch, Đồng Nai) xảy ra vụ tai nạn giao thông (TNGT) giữa 2 xe gắn máy khiến 1 người tử vong tại chỗ và 1 người khác bị thương nặng. Thi thể của nạn nhân được đưa vào nhà xác của Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành (thị trấn Long Thành). Lúc này, nhân viên của 2 trại hòm Phước Thiện và Long Thọ (H.Nhơn Trạch) có mặt ở bệnh viện để giành cung cấp dịch vụ mai táng thì xảy ra đụng độ.
Ngày 16.2, một số nhân chứng bán nước giải khát trước cổng Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành kể lại, khi nhân viên của trại hòm Long Thọ đang ngồi trước cổng bệnh viện thì có gần 20 đối tượng mang theo hung khí tìm tới gây sự, rồi lao vào đâm chém, đuổi đánh. Do yếu
thế hơn nên nhân viên trại hòm Long Thọ bị truy sát bỏ chạy tán loạn, trong đó có 3 người bị chém phải nhập viện cấp cứu.
Cơ quan CSĐT Công an H.Long Thành xác định 3 bị hại gồm Mai Hùng Sanh (45 tuổi), Nguyễn Tấn Sinh (34 tuổi) và Huỳnh Trường Giang (21 tuổi, cùng ngụ H.Nhơn Trạch) bị thương tật với tỷ lệ lần lượt 12%, 10% và 8%. Qua truy xét, Cơ quan CSĐT Công an H.Long Thành tiến hành bắt giữ 6 nghi can trên.
Nhanh hơn cả cơ quan chức năng
Vụ việc trên không phải là lần đầu tiên 2 trại hòm do tranh giành khách mà ẩu đả với nhau.
Trước đó, vào chiều ngày 12.8.2014, anh Nguyễn Huy Cường (32 tuổi, ngụ Đồng Nai) và Phạm Văn Vững (23 tuổi, ngụ Thái Bình) chở nhau trên xe gắn máy lưu thông trên quốc lộ 51, hướng từ Đồng Nai về Bà Rịa-Vũng Tàu. Khi đến đoạn qua Bưu điện Phước Thái (xã Phước Thái, H.Long Thành), thì tự té ngã, khiến cả hai tử vong tại chỗ.
Trong khi lực lượng CSGT và Công an xã Phước Thái (H.Long Thành) đang bảo vệ hiện trường để chờ cơ quan chức năng đến điều tra nguyên nhân vụ tai nạn, nhân viên của 2 trại hòm Phước Thiện và Long Thọ xuất hiện tranh giành xác nạn nhân để khâm liệm và bán quan tài cùng các dịch vụ mai táng kèm theo. Vì thế, hai bên xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến ẩu đả. Hậu quả: Trần Văn Bé Minh (30 tuổi, ngụ thị trấn Long Thành), nhân viên trại hòm Phước Thiện, đã bị đối phương đâm trọng thương phải đưa đến Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cấp cứu.
Liên quan đến 2 vụ chém nhau nêu trên, một cán bộ điều tra Công an H.Long Thành cho biết: “Hiện cơ quan công an vẫn đang tiếp tục truy bắt những đối tượng còn lại trong vụ hỗn chiến ngày 23.11.2014, đồng thời mở rộng điều tra vụ án”.

Họ chỉ mới nằm xuống...
PV Thanh Niên cũng đến hiện trường vụ TNGT xảy ra tại xã Phước Thái làm 2 người chết để tìm hiểu. Chị Nguyễn Thị Ng., chủ quán nước giải khát gần hiện trường, kể lại: “Sau khi xảy ra vụ TNGT làm chết 2 thanh niên thì ít phút sau xe chở nhân viên của trại hòm Phước Thiện và Long Thọ xuất hiện. Lát sau thì tôi thấy giữa hai bên cãi nhau và xảy ra ẩu đả. Thật tội nghiệp cho người chết, họ chỉ mới nằm xuống thì nhân viên trại hòm đã kéo đến giành giật, đánh nhau để tranh giành xác chết như tranh giành một món hàng. Thật là không có đạo đức”, chị Ng. bức xúc.
Còn ông Lê Văn X., hành nghề xe ôm ở khu vực chợ Phước Thái bức xúc: “Lúc xảy ra tai nạn, tôi cũng chạy đến xem và chứng kiến vụ ẩu đả. Lẽ ra, nhân viên trại hòm phải có sự đồng cảm, chia sẻ với người gặp nạn, đằng này chỉ quan tâm tới việc làm ăn mà quên đi đạo lý nghĩa tử là nghĩa tận. Chính quyền cần phải xử nghiêm những hành vi này”.  



Lời bình : 
Trại hòm chém nhau..giành người chết
Đánh mất đức tin dẫn đến nỗi này sao
Điạ ngục trần gian ai người tạo dựng ?
Chủ nghĩa vô thần đã được ai trao ?

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Học sử Việt qua những con đường

Nha Trang thành phố du lịch hiền hoà với giải biển xanh ôm ấp quanh đường Trần Phú thật đẹp. Mỗi một con đường, một góc công viên, một quán hàng ăn. Một góc phố, môt thời tuổi trẻ các bạn đã và đang đi chắc sẽ là kỷ niệm day dứt, nhớ khôn nguôi nếu một mai sẽ phải xa thành phố


Nha Trang trong lòng đất Việt. Một con đường nhỏ nhoi trong lòng thành phố. Một con đường thuộc khu vực Bình Tân trước đây mang tên só….giờ đây mang tên Khúc Thừa Dụ. Chạy song song với đường Nguyễn Đức Cảnh tương đối lớn cũng bắt nguồn từ đường Hoàng Diệu chạy về sân bay Cam Ranh


Khúc Thừa Dụ là con đường nhỏ, và cuối là Lê Hồng Phong gặp nhà sách Tân Phước Long. Không có nhà cao tầng nào chỉ có những mái nhà nho nhỏ ẩn mình yên bình như nằm ở ngoại vi thành phố. Nói đến tên Khúc Thừa Dụ thế hệ tôi  biết rõ nhưng các bạn trẻ chắc ít người biết đến người này. Đơn giản vì các bạn ít biết sử Việt

Con đường quá nhỏ so với tên người mà nó buộc phải mang. Không biết nên vui hay nên buồn. Trong Kinh Pháp Hoa phẩm Như Lai Thần Lực mà cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm chuyển về thi có câu :
“ Hạt bụi hồng dung chứa Đại tam thiên
Giọt sương mỏng hiện muôn ngàn đại hải “

Cuối thế kỷ thứ 9, đầu thế kỷ thứ 10. Khúc Thừa Dụ là hào trưởng Chu Diên, được sự ủng hộ của nhân dân đưa quân ra đóng ở thành Đại La ( Hà nội bây giờ ) ,  tự xưng là Tiết độ sứ buộc nhà Đường phải công nhận
Lúc đó nước ta gọi là An Nam, mà nhà đường gọi là tỉnh Hải Quân ( đang trong  giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc )

Lịch sử ghi nhận ông là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập tự chủ. Kết thúc ách thống trị hơn 1000 năm Bắc thuộc
Nước Việt Nam quá nhỏ bé so với Trung Quốc song chẳng bao giờ khuất phục. Ý chí độc lập, tinh thần khai phá, hồn thiêng dân tộc vẫn âm thầm chảy trong lòng mỗi ngưòi con dân Việt

Hãy lắng nghe những tuyên ngôn của tiền nhân còn vang vọng :

‘’ Sông núi nước Nam vua Nam
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời ‘’’

Hay trong Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi :

“ Từ Triệu , Đinh, Lý, Trần …bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên …mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có “…

Học lịch sử, biết lịch sử để vững tin vào sự trường tồn của dân tộc. Vượt qua sự sợ hãi để tiếp bước tiền nhân

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Mùa xuân chín ?

MÙA XUÂN CHÍN ?

Những chiếc mai vàng đã vào xuân
Xuân qua, xuân đến đã bao lần
Bao giờ đất Việt mùa xuân chín
Những giọng đổi trao chẳng ngại ngần

Bao giờ giáo dục thôi thành tích
Và giáo viên được trở lại làm người
Không nô lệ buộc ràng trong cơ chế
Dạy nhân hoà, khiêm, nhẫn để an vui

Bao giờ bệnh viện hoá nhà thương ( 1 )
Không tiền bạc cũng có nguời cứu giúp
Người giàu có biết thi ân, bố đức
Tạo duyên lành cho thế hệ mai sau

Đến bao giờ trời trở lại xanh tươi
Dòng sông xanh chứa tràn bao sức sống
Rừng Trường sơn ngập tràn cây đại thụ
Tôn trọng thiên nhiên, cuộc sống muôn loài

Ta vẫn biết, trái đất này nhỏ bé
Hành tinh xanh trong một hệ mặt trời
Đêm nhìn trăng, ngửa mặt đếm sao trời
Dải Ngân hà hắng sa dương thái hệ

Đấng tạo hoá anh minh vô lượng kể
Có đức tin sẽ tạo được duyên lành
Sự vô thần là ác quỷ hôi tanh
Khi từ bỏ sẽ gặp mùa xuân chín .

27 tết cuối năm Giáp Ngọ

(1 ) Bệnh viện Chợ Rẫy trước năm 75 còn được gọi là nhà thương thí. Dân nghèo không có tiền vào đó cũng được chăm sóc nhờ các tổ chức thiện nguyện xã hội. Bây giờ không tiền vào bệnh viện chắc chết



Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

So sánh vài nét tính nhân bản trong giáo dục

Việt Nam Cộng Hoà ( Chính quyền miền nam trước đây ) viết tăt : VNCH
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Chính quyền hiện nay ) : XHCN

VNCH :
Học sinh đến trường, trong cung một lớp có nhiều độ tuổi. Học không được thì ở lại lớp để vững căn bản. Giáo viên không bị áp lực chỉ tiêu hay xét dạy kém
XHCN :
Học sinh quy định độ tuổi, trong một lớp ít chênh lệch tuổi. Học theo chương trình của Bộ Giáo dục. Sơ cứng máy móc, thui chột trí sáng tạo tâm huyết của giáo viên. Áp lực phải cho học sinh lên lớp là rất lớn, kèm theo kiểm điểm, xét thi đua khen thưởng….

VNCH :
Bậc tiểu học ngoài hệ thống trường công lập còn có các trường tư thục, trường Bồ đề của Phật giáo, trường của Thiên chúa giáo..v.v..Ngoài dạy chữ còn dạy giáo lý, đức tin, dạy học làm người tuỳ theo quan niệm về người trong mỗi tôn giáo
XHCN
Bậc tiểu học chỉ có một loại trường và được nhà nước đầu tư. Môi trường giáo dục cũng ẩn chứa trong nó sự tranh dành quyền lợi. Đầu tư dự án ẩn sâu trong đó cũng có nhiều quyền lợi của những cá nhân có liên quan

VNCH :
Tự do tư tưởng, tự do thông tin, tự do truyền tải. Khởi đầu là tinh thần, tinh thần phong phú nhờ có sự tụ do. Sự sáng tạo ra của cải vật chất phong phú là chính nhờ tinh thần này
XHCN :
Giáo viên bị nô lệ và không thoát khỏi trong cơ chế. Giáo dục thui chột tự do truyền đạt, tự do biểu cảm