Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Chân lý không thuộc về số đông

Chân lý không thuộc về số đông

Chân lý không thuộc về số đông, chân lý là chân lý .  Để có được cuộc sống và khoa học phát triển như ngày nay biết bao nhiêu là người đã gầy dựng nên. Khi thuyết địa tâm còn thống trị, chỉ có Giorrdano Bruno tìm ra và chứng minh được trái đất quay quanh mặt trời.
Chỉ có Isaac Newton mới đặt câu hỏi tại sao trái táo lại rụng xuống đất chứ không rơi theo kiểu khác và ông đã tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn. Trong quá trình khám phá, phát triển của khoa học có những bài toán đặt ra và không đúng với định luật vạn vật hấp dẫn hay dùng định luật vạn vật hấp dẫn không giải thích thấu đáo được và nhà bác học Einstein tìm ra thuyết tương đối…
Như vậy khoa học xã hội và khoa học tự nhiên muốn phát triển được cần có không khí tự do và dân chủ.. Nghĩa là có thể tìm hiểu nhiều khuynh hướng không bị ràng buộc bởi tư duy giáo điều, bởi định hướng gì gì đó….
Chính với suy nghĩ như trên xin giới thiệu với các bạn :

Luận văn Nhã Thuyên : tiếng nói của một số người trong cuộc



Tiến sĩ Chu Văn Sơn : Tôi cho rằng một nền văn học bình thường là nền văn học phải tạo được sân chơi cởi mở cho nhiều khuynh hướng sáng tạo, nhiều trường phái, nhiều nhóm sáng tạo cùng nảy nở. Và mọi khuynh hướng, mọi trường phái, mọi nhóm ấy có quyền tồn tại bình đẳng. Còn giá trị mà mỗi khuynh hướng, mỗi nhóm ấy tạo ra hay dở thế nào, sẽ tùy thuộc vào sự đánh giá của công chúng nghệ thuật và sự sàng lọc của thời gian.

Luận văn Nhã Thuyên : tiếng nói của một số người trong cuộc

Nguyễn Hiếu Quân thực hiện

Luận văn Thạc sĩ “Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (dưới đây gọi tắt theo tên phổ biến hơn là Luận văn Nhã Thuyên – LVNT) đang được dư luận quan tâm đặc biệt, nhất là khi Luận văn này được một Hội đồng thẩm định lại và sau đó Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSP HN) ra quyết định số 667/QĐ-ĐH SP HN không công nhận Luận văn này. Nhận thấy sự kiện LVNT có nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với một số người trong cuộc, bao gồm: PGS.TS Nguyễn Thị Bình (Khoa Ngữ Văn, ĐHSP HN) – giáo viên hướng dẫn khoa học luận văn; và hai thành viên trong vai trò phản biện thuộc Hội đồng chấm LVNT: PGS.TS Ngô Văn Giá (Đại học Văn hóa HN), TS. Chu Văn Sơn (Khoa Ngữ Văn, ĐHSP HN). Cuộc phỏng vấn này, như độc giả thấy, có thể coi là sự lên tiếng chính thức đầu tiên trước công luận, điều vốn rất được nhiều người chờ đợi, của những người không chỉ liên quan, hiểu rõ LVNT mà còn có tri kiến nhất định về đời sống văn học, văn hóa, giáo dục Việt Nam hiện nay. Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự hợp tác chân thành, nghiêm túc của các ông/bà có tên trên và đồng thời, hi vọng độc giả đón nhận bài phỏng vấn này trong tinh thần đối thoại thấu đáo, đẹp đẽ.

Trước khi theo dõi cuộc phỏng vấn, để có thông tin bao quát, xin được nhắc lại một số diễn biến xoay quanh LVNT:
– Đỗ Thị Thoan, bút danh Nhã Thuyên, sinh năm 1986, tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn – ĐHSP HN năm 2007, học Cao học (Thạc sĩ) chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại tại Khoa Ngữ Văn – ĐHSP HN khóa 18 (2009 – 2010)
– Ngày 2/12/2010, Trường ĐHSP HN ra Quyết định số 7460/QĐ – ĐHSP HN về việc thành lập Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ cho học viên Đỗ Thị Thoan. Đề tài: “Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Hội đồng chấm gồm:
PGS.TS Nguyễn Văn Long (ĐHSP HN) – Chủ tịch Hội đồng
TS. Chu Văn Sơn (ĐHSP HN): Phản biện
PGS.TS Ngô Văn Giá (ĐH Văn hóa): Phản biện
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp (Viện văn học): Ủy viên
TS. Nguyễn Văn Phượng (ĐHSP HN): Thư kí
Tác giả Luận văn đã bảo vệ thành công đề tài, nhận số điểm tuyệt đối (10/10)
– Tháng 3 năm 2011, Trường ĐHSP HN ra Quyết định số 676/QĐ – ĐHSP HN cấp bằng Thạc sĩ khoa học Ngữ văn cho Đỗ Thị Thoan, số hiệu bằng 7437.
– Cuối tháng 3/2013, bắt đầu xuất hiện một số bài phê bình gay gắt LVNT trên báo chí, bắt đầu với bài của Chu Giang Nguyễn Văn Lưu trên báo Văn nghệ Tp HCM, tiếp đó là loạt bài có chung giọng điệu xuất hiện trên nhiều báo (giấy) khác nhau (trong bối cảnh báo chí Việt Nam, đó là biểu hiện của chính thống). Cùng thời điểm, cũng có một số bài tỏ tinh thần bảo vệ LVNT, coi việc đả kích LVNT là biểu hiện của sự thiếu tự do học thuật, của phê bình chỉ điểm, phê bình chỉnh huấn. Loạt bài này chủ yếu đăng tải trên diễn đàn mạng. Từ đây đến hết năm 2013, tạm coi là giai đoạn “tranh luận về LVNT”.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Chất xám của người Việt ở World Bank

Như một sự trùng lặp kỳ lạ, hôm nay thấy hai cái tên của người Việt xuất hiện cùng lúc trên trang nội bộ của World Bank Group. Đó là chuyên gia kinh tế hàng đầu (lead economist) Đinh Trường Hinh và chuyên gia kinh tế cao cấp (senior economist) Nguyễn Vân Trang. Một người ở lứa tuổi U50 và một ở U30. Chị Vân Trang thuộc thế hệ U30 đã là senior economist tại World Bank, chứng tỏ một tài năng trẻ.
Anh Đinh Trường Hinh: Muốn thoát nghèo hăy bắt đầu từ sản xuất công nghiệp nhẹ
Khi bàn về làm thế nào để các nước nghèo vượt lên, anh Hinh cho rằng, những quốc gia này phải bắt đầu bằng sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ (manufacturing).
Kinh tế gia hàng đầu Đinh Trường Hinh. Ảnh: WB
“Lịch sử kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, ngoại trừ vài trường hợp cá biệt, các nước nghèo không thể tiến lên nếu không bắt đầu bằng những sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ. Đó là một sự bắt đầu bắt buộc” Anh Hinh nói trong một cuộc phỏng vấn nội bộ.
Những người lao động kỹ thuật thấp như bán hàng rong, làm trong nhà hàng, có đôi chút cơ hội, nhưng hiệu quả thấp, thu nhập qua ngày đoạn tháng. Công nhân mỏ cũng vậy vì khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng ít tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Làm công nhân trong các nhà máy lại khác. Nó tạo ra thu nhập ổn định và không bị ảnh hưởng của mùa vụ, tạo ra kỷ luật và đạo đức của người lao động, cũng như cơ hội học hỏi về tạo ra kinh doanh.
Tuy nhiên, sản xuất nhỏ hay công nghiệp nhẹ, theo anh Hinh, ngược lại với công nghiệp nặng, các quốc gia nghèo lại cần sản xuất ra những hàng hóa cần thiết hàng ngày cho gia đình, làng xóm và cộng đồng như thức ăn, đồ uống, thuộc da, đồ gỗ hay cao hơn là gia công sắt thép hay đồ gia dụng.
Kiểu sản xuất nhỏ đó lại cần lượng lớn số lao động kỹ thuật thấp (tính hàng triệu) mà các nước kém phát triển có dư thừa. Dòng vốn đầu tư không cần lớn, công nghệ đơn giản và có sẵn. Thật tiện cho nước nghèo.