Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Dựa trên bằng chứng và luận cứ mà hai quốc gia đưa ra, yêu sách chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa rõ ràng mạnh hơn của Trung Quốc. Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa có đầy đủ cơ sở về mặt pháp lý

Dựa trên bằng chứng và luận cứ mà hai quốc gia đưa ra, yêu sách chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa rõ ràng mạnh hơn của Trung Quốc. Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa có đầy đủ cơ sở về mặt pháp lý


Việt Nam có cơ hội thắng không nếu kiện Trung Quốc đòi lại chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ?
Ls Nguyễn Văn Thân

Trong tháng 8 năm 2014, Trung tâm Phân tích Hải quân Hoa Kỳ (Centre for Naval Analyses) đã xuất bản một tập sách dài 132 trang của Raul Pedrozo, một vị giáo sư luật quốc tế tại Naval War College. Mục đích của tập sách này là cung cấp những luận cứ pháp lý của cả hai bên Trung Quốc lẫn Việt Nam về chủ quyền tại Biển Đông cho giới lãnh đạo chính trị và quân sự Hoa Kỳ. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ lập trường là Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền nhưng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và theo luật quốc tế.
Dựa trên những bằng chứng lịch sử và luận cứ mà hai bên nêu ra, Gs Pedrozo kết luận rằng yêu sách chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có cơ sở vững chắc hơn Trung Quốc. Có thể tóm lược phần kết luận của Giáo Sư Pedrozo như sau: từ thế kỷ 18, Việt Nam đã rõ ràng biểu hiện ý chí thực hiện chủ quyền bằng cách thành lập các công ty và biệt đội dưới sự bảo trợ của nhà nước khai thác tài nguyên tại các quần đảo này. Ý chí này được thể hiện qua sự sáp nhập vào lãnh thổ và qua hình thức biểu tượng thụ đắc chủ quyền trong thế kỷ 19 và được củng cố bởi các hành động chiếm hữu hòa bình, quản trị hữu hiệu và liên tục của các vua nhà Nguyễn cho tới thời kỳ đô hộ Pháp. Sau đó, Pháp đã thay thế Việt Nam quản lý những hòn đảo này và đưa quân chiếm đóng trong thập niên 1930 cho tới khi Pháp rời Đông Dương vào năm 1956. Sau khi Pháp rút quân, Việt Nam Cộng Hòa kế thừa và sau đó là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp tục hành xử chủ quyền ngay cả sau khi Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp một phần các hòn đảo này trong năm 1956 và toàn vẹn Hoàng Sa từ năm 1974.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Một khoảng khắc nhìn số phận con người qua lăng kính Tử vi và Phật giáo

Theo Phật giáo con người luôn ở trong vòng luân hồi. Những gì ta thành đạt, ta đạt được trong cuộc đời này là do vô lượng kiếp tạo thành.
Và ta gặp bao nhiêu khó khăn, trắc trở, bệnh tật, đau khổ cũng do luật nhân quả. Cũng so cái số phận của ta mà ra.
Điều này sẽ giải thích rõ sẽ không có gì đáng ngạc nhiên tuy có nhiều người tuy không giỏi nhưng gặp nhiều may mắn, thành đạt. Lại có những người học rất giỏi nhưng cuộc đời gặp nhiều thất bại ê chề, cay đắng. Cả trong cuộc sống ngoài xã hội lẫn trong cuộc sống gia đình ẩn chứa nhiều nét riêng tư.
Và cũng trong mỗi con người có giai đoạn làm chơi, ăn thiệt. Có giai đoạn thành đạt mà tự mình ngộ nhận rằng do tài năng và sự giỏi giang, cố gắng của mình. Thật ra đó là do chút phước báu còn sót lại mà Đức Phật đã chỉ bày và giải thích rõ trong luật nhân quả.

Đoạn sau đây Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Hoa mà cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm chuyển về thi trong Phẩm : Thường Bất Khinh Bồ Tát. Lời kinh Phật dạy cho các vị Pháp sư nhưng ta cũng có thể hiểu hàm ý mà Phật cũng răn dạy cho chúng sinh:

...Tâm ngạo mạn không lòng cầu quả Phật
Khiêu khí hẫy hừng nhận lễ lạy thập phương
Trí kém hèn chút phước báu còn vương
Chẳng tự biết như bụi đường trầm muội

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có mặt trong cõi đời này. Ta có mặt trong cõi đời này là có nhân duyên, là do nhân duyên nhiều kiếp tạo thành. Và tử vi xuất phát từ Kinh Dịch, một bộ kinh huyền bí của Đông Phương .Trong âm lịch tháng giêng luôn là tháng dần. Do vậy lý thuyết tử vi luôn luôn xác định mốc khởi đầu là tháng giêng, một năm khởi đầu từ mùa xuân. Để lập một lá số , khi biết chính xác ngày giờ sinh của một người nào dù nam hay nữ., Lấy tháng giêng là mốc xuất phát, đếm thuận đến tháng sinh. Ngừng lại ở đó , gọi cung đó là giờ tý, đếm nghịch lại, tìm lại quá khứ, tìm lại cái kết quả, cái quả của vô lượng kiếp tạo thành, đếm nghịch đến giờ sinh. Ngừng lại ở cung nào, an Mệnh ở cung ấy. Tìm nơi an Mệnh để hiểu rằng tại sao anh có mặt ở cõi đời này, cuộc sống này

AN MỆNH ( Theo Vân Đằng Thái Thứ Lang )
Bắt đầu cung Dần là tháng giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, rồi từ cung ấy, gọi là giờ Tí, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Mệnh ở cung đó ( Tử vi đẩu số tân biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang trang 10 )

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Nhà thơ Hoàng Cầm với tuyệt phẩm Bên kia sông Đuống

Học giả Nguyễn Hiến Lê có nói : Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên , của tâm hồn , tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động , bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi .
Dầu cuộc đời riêng có nhiều cay đắng , buồn thảm do giai đoạn đó tác giả bị dính vào vụ án : Nhân văn giai phẩm . Một vụ án vùi dập bao thân phận mà những người nghệ sĩ với tâm hồn phóng khoáng bay bổng không muốn mất tự do , sáng tác , tự do khai phá không muốn đi theo chỉ đạo của một chế độ đã phải gánh chịu 
Nhưng thời gian , đúng vậy những gì quý giá như một bảo vật vô giá , những viên ngọc sẽ vững tồn với thời gian . Và những gì là mà nhà thơ Hoàng Cầm để lại là một phần gia tài văn hóa của dân tộc 
Bài thơ : Bên kia sông Đuống chắc tuổi đời lớn hơn mình nhiều nghe lại vẫn xúc động sâu xa . Nhất là nghe giọng ngâm của nghệ sĩ : Tôn Nữ Lệ Ba


 Tham khảo  https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_C%E1%BA%A7m_(nh%C3%A0_th%C6%A1)

Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt MinhCách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn TâyThái Bình một thời gian rồi giải thể.
Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.
Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam QuanKiều Loan và các bài thơ Lá diêu bôngBên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.
Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.[1]
Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.[2]
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.


    Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

    Tạ Trí Hải – Nghệ sĩ của đường phố

    Tạ Trí Hải – Nghệ sĩ của đường phố

     Bút kí của Trần Vũ Long 

    Ông là một người con của Hà Nội, một nghệ sĩ đường phố, không gia đình, không nhà cửa, sống cuộc đời nay đây mai đó cùng với những cây đàn. Cuộc đời ông đã phải trả nhiều giá đắt khi cố sống là một người trung thực, đấu tranh với cái xấu và cái ác. Thật cay đắng, nhưng suốt đời ông không tự đánh mất mình. Ông chính là một sứ giả của âm nhạc bởi đã đem lại niềm tin yêu vào cuộc sống vào con người cho tất cả những ai đã từng nghe ông chơi đàn theo cách giản dị và chân thật nhất. Ông đã làm nên một nét văn hoá của Hà Nội.
    Có nhiều khi tự hỏi, mình có yêu thành phố này không. Đầy hoài nghi. Tại sao lại thế. Tôi đã sinh ra và lớn lên ở thành phố này, lẽ ra phải luôn yêu thương và gắn bó với nó chứ nhỉ. Nơi đó là tuổi thơ. Nơi đó là kỉ niệm buồn vui, là thăng trầm của cuộc đời mình. Ấy vậy mà nhiều lúc tôi muốn chạy trốn khỏi nó. Hà Nội ơi, thật có lỗi lắm thay nhưng đó là sự thật. Tôi muốn chạy trốn khỏi những ồn ào, xô bồ. Tôi muốn chạy trốn khỏi khói bụi. Tôi muốn chạy trốn khỏi sự nhếch nhác của phố phường. Tôi muốn chạy trốn khỏi những đổi thay kệch cỡm. Tôi muốn chạy trốn khỏi những khuôn mặt vô cảm, những ngôn từ hợm hĩnh, những thói đạo đức giả… Đó là những điều mà mỗi ngày tôi lại càng phải chứng kiến nhiều hơn trong thành phố của mình. Người ta đã đặt lên vai Hà Nội của tôi quá nhiều trọng trách, và làm biến đổi nó bằng mọi cách. Hà Nội của tôi mấy chục năm về trước đâu có thế. Tôi nhớ. Nhớ lắm… Những lúc như thế, tôi lại tìm đến một con người. Ông là một người con của Hà Nội. Một người không gia đình, không nhà cửa. Lâu nay rất nhiều người dân Hà Nội đã quá quen thuộc với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ, đội chiếc mũ kiểu cao bồi, ngồi kéo đàn violon bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Người ta gọi ông bằng cái tên dân giã và đầy trìu mến Nghệ sĩ đường phố.
    Không biết đã bao lần tôi ngồi nghe ông kéo đàn, những bản nhạc viết về Hà Nội trong đêm mùa đông lạnh giá, đêm mùa hè oi bức hay những ngày thu Hà Nội trong xanh và lộng gió. Có thể tiếng đàn của ông chưa thực sự điêu luyện nhưng nó đã làm lay động trái tim tôi trong giây phút mệt mỏi giữa chốn đô thị phồn hoa này. Bộ râu đó, mái tóc đó, chiếc mũ cao bồi đó, cây đàn đó, phong thái lãng tử đó, gương mặt đẹp lão rất điện ảnh đó, những bản nhạc đó…đã giúp tôi tìm thấy một cõi bình yên, giúp tôi tìm lại được Hà Nội đích thực của mình. Những bài hát mà ông chơi, tôi đã được nghe hàng trăm lần rồi, thật khó mà tạo ra một cảm xúc mới. Nhưng khi đối diện với ông, lắng nghe tiếng đàn của ông, tôi thực sự cảm thấy rưng rưng. Lúc đó tôi thấy yêu Hà Nội của tôi và thương cho Hà Nội của tôi biết nhường nào. Tiếng đàn đó sao mà thân thương gần gũi, sao da diết đến buốt lòng. Đó là khi tuổi thơ của tôi đang hiện về, Hà Nội của tôi đang hiện về. Đó là hình ảnh đứa bé háo hức theo mẹ đi làm tại một cơ quan nằm ngay cạnh Bờ Hồ để được ăn kem Tràng Tiền. Đó là hình ảnh của những chuyến xe điện leng keng chạy quanh Bờ Hồ. Đó là hình ảnh các bà các chị gánh hàng hoa, hàng cốm, hàng rau cặm cụi và lam lũ nhưng sao gương mặt họ vẫn tươi tắn nụ cười. Đó là hình ảnh đứa bé cứ ôm chặt lấy mẹ mỗi khi tiếng còi tầm hú lên vào đúng 12 giờ trưa được phát ra từ nhà hát lớn. Đó là hình ảnh những chiếc nón lá màu trắng ngà của các bà các chị đang khoan thai đạp xe trên phố. Đó là hình ảnh một ông già khắc bút ngồi đối diện với Đền Ngọc Sơn đang cặm cụi khắc hình ảnh tháp rùa và dòng chữ Kỉ niệm Bờ Hồ lên những chiếc vỏ bút máy của các cô cậu học trò. Và còn biết bao kỉ niệm gắn liền với Bờ Hồ này với các con phố khác của Hà Nội cứ ùa về trong khoảnh khắc. Những lúc đó tôi thầm biết ơn ông, người bạn già, người nghệ sĩ đường phố đáng kính.
    Ông sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở phố Hàng Đường, Hà Nội, và bắt đầu học kéo đàn violon khi mới là một cậu học sinh tiểu học. Khi đó ông có người bạn đang học violon từ một ông thầy người Pháp, vì đam mê cây đàn ông đã học ké của bạn và tự học qua sách vở. Không những thế, sau này ông còn tự học thêm nhiều loại nhạc cụ khác, bây giờ ông có thể chơi violon, mandolin, ghita, piano… Tuổi thơ và thời trai trẻ của ông gắn liền với Bờ Hồ với 36 phố phường của Hà Nội và gắn liền với niềm đam mê chơi đàn. Sau những năm tháng quân ngũ, rồi tốt nghiệp Khoa Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội ông vào làm cho một nhà máy. Công việc của người kĩ sư cơ khí xem ra thật trái ngược với niềm đam mê chơi đàn. Một bên cần sự khoẻ mạnh của đôi bàn tay để cầm búa tạ, một bên cần sự mềm mại của những ngón tay để chơi đàn. Khi đó ông chỉ chơi đàn ghita, mandolin, thỉnh thoảng mượn cây violon của bạn. Mãi đến gần 30 tuổi, ông mới gom góp đủ tiền mua một cây đàn violon đã cũ. Vậy là niềm mơ ước từ nhỏ đã thành hiện thực, khi ông được sở hữu một cây vĩ cầm. Kể từ đó, cây vĩ cầm trở thành người bạn tri kỉ, đi đâu ông cũng mang theo. Ông chơi đàn quên cả việc ngày mai không có gì để ăn, quên cả tiếng máy bay Mỹ đang gầm rú trên bầu trời Hà Nội. Sau khi thống nhất đất nước, ông xách ba lô vào Sài Gòn và làm việc cho Tổng công ty cao su. Khi đó cây cao su được xem như là kinh tế mũi nhọn là vàng trắng của đất nước. Với phong thái lãng tử và thẳng thắn hay đấu tranh cho lẽ phải, chàng kĩ sư mang trong mình bầu máu nóng đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Năm 1990, do đấu tranh chống tham nhũng trong ngành, ông đã bị cho nghỉ việc một cách vô cớ khi mới ở độ tuổi 50, cái tuổi sung sức để có thể cống hiến cho tổ quốc. Kể từ đó đến nay, ông không có bất kì một chế độ nào. Không gia đình, không người thân, ông bươn trải kiếm sống giữa đất Sài Gòn hoa lệ và chui ra chui vào trong một căn phòng áp mái chật hẹp, tối tăm, ọp ẹp, do cơ quan phân cho trước đó. Ông cũng đã cho tôi xem những bức ảnh chụp căn gác đó, cột kèo, ván sàn mục nát, mái ngói thủng lỗ chỗ, trời mưa thì dột, trời nắng lại nóng bức. Trong căn gác đó không có bất cứ một đồ dùng gì ngoài ba cây đàn: vĩ cầm, ghi ta và mandolin. Ông bảo cả cuộc đời ông chỉ có những cây đàn là tài sản quý giá nhất. Hàng ngày ông lăn lộn kiếm sống bằng đủ nghề , tối lại trở về căn gác lụp xụp. Trong nỗi cô đơn, trong nỗi chán chường vì những bất công mà người đời đã gây ra, ông lại cầm đàn để vợi nỗi lòng mình. Người dân ở phố Ngô Đức Kế, Sài Gòn đã quá quen thuộc với tiếng đàn được phát ra từ căn gác nhỏ có ánh đèn điện leo lét vào mỗi tối. Tiếng đàn mang nỗi lòng của một kẻ tha hương nghèo khó, chịu nhiều cay đắng cuộc đời. Rồi những tối mùa hè nóng nực, không thể ở được trong căn phòng áp mái đó, ông đã ôm đàn ra công viên Nhà thờ Đức Bà để chơi đàn. Chính tại đây ông có những người bạn, họ yêu quý con người ông, yêu quý tiếng đàn của ông. Như thành thói quen, mỗi tối họ lại chờ đợi để được nghe ông chơi đàn. Đến một ngày cây vĩ cầm đã theo ông mấy chục năm trời bị hỏng. Ông thực sự đau khổ và thương tiếc người bạn tri kỉ của mình. Khi biết chuyện các bạn trẻ của Sài Gòn, những người hay nghe ông chơi đàn đã cùng nhau quyên góp tiền để mua cho ông một cây vĩ cầm khác. Là một người cô đơn, không gia đình nhưng bù lại ông có rất nhiều bạn bè với đủ mọi lứa tuổi và mọi quốc tịch. Ông có thể giao tiếp với người nước ngoài bằng ba thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp.
    Có người bạn là một nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ tuổi đã đi theo suốt hai năm để chụp những khoảnh khắc chơi đàn của ông. Năm ông tròn 70 tuổi, anh ta tổ chức cuộc triển lãm những bức ảnh đó để mừng thọ ông. Cũng trong buổi tối hôm đó, hàng trăm bạn trẻ kéo đến khu Nhà thờ Đức Bà chúc mừng sinh nhật ông. Trong không khí ấm cúng của các bạn trẻ của rượu vang và hoa, ông chơi đàn hết mình để đáp lại tấm lòng của mọi người. Ông bảo trong đời ông chưa khi nào lại chơi đàn hăng như hôm ấy. Ông cũng bảo đó là lần đầu tiên trong đời ông được tổ chức sinh nhật.
    Nhiều người yêu quý ông, đã mời ông đi chơi đàn ở khắp nơi, đó là trại dưỡng lão, trại mồ côi, trung tâm điều dưỡng thương binh, những miền quê nghèo khó,… nơi mà cả đời họ chưa bao giờ được nhìn được nghe tiếng đàn vĩ cầm. Người ta đi làm từ thiện bằng của cải vật chất, còn ông thì mang tiếng đàn làm niềm vui cho mọi người. Thi thoảng cũng có người lại mời ông ra Hà Nội để giao lưu, mỗi lần như thế ông ở lại với Hà Nội rất lâu. Lần gần đây nhất là năm 2010, có một kênh truyền hình đã mời ông ra Hà Nội để làm phim. Ông đã được họ chọn là một trong số 100 nhân vật của Hà Nội để làm phim nhân dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, bởi ông chính là một người con Hà Nội. Kể từ đó đến nay ông vẫn lưu lại Hà Nội, mảnh đất quê hương của mình. Không nhà cửa, ông tá túc nhờ người quen, đa phần họ đều là những người mới biết ông. Mỗi tối, ông lại ôm đàn ra Bờ Hồ, ngồi vào đúng chiếc ghế đó để chơi. Ông không để một chiếc mũ hay một cái gì đó tương tự cho mọi người có thể nhận biết ngay mà bỏ tiền vào. Ông để đó một chiếc túi gồm những cuốn sổ lưu bút. Đã có lần tôi hỏi, ông bảo chẳng quan trọng gì, mình là kiếp du ca, mang tiếng hát tiếng đàn làm vui cho mọi người là chính. Có thêm những người bạn đó là niềm vui lớn nhất của ông. Tôi cũng đã từng cầm bút ghi vào quyển sổ lưu bút thứ 18 của ông: “…Ông là một nghệ sĩ đường phố đã làm nên một nét văn hoá cho Hà Nội”. Ông bảo, ông đã dặn các bạn trẻ yêu quý mình rằng, nếu sau này ông chết nhớ bỏ vào quan tài ba cây đàn và những cuốn sổ lưu bút để ông mang sang thế giới bên kia vì chúng là những tài sản quý giá nhất cuộc đời ông. Trong những cuốn sổ lưu bút đó tôi đã đọc được những dòng chữ rất chân thành của biết bao con người từng được nghe ông chơi đàn. Tiếng đàn của ông giúp họ quên đi phiền muộn, những đau thương mất mát mà họ phải trải qua, quên đi những vất vả đời thường mà họ đang phải đối diện. Tiếng đàn của ông đã kết nối những trái tim lại gần với nhau, để rồi cảm thấy yêu thương con người, yêu cuộc đời này hơn. Ngồi bên ông, được nghe ông chơi đàn, được hoà chung tiếng hát cùng với ông ta cảm thấy như được tiếp thêm năng lượng cho ngày hôm sau của cuộc đời. Có thể tiếng đàn và tiếng hát của ông chưa hay, nhưng với niềm say mê âm nhạc, với một tâm hồn nghệ sĩ ông thực sự là một thiên thần, là một sứ giả của âm nhạc mang đến nguồn vui sống cho cuộc đời này. Và dường như ý nghĩa của âm nhạc chỉ giản dị vậy thôi nhưng đôi khi cũng bị người ta lãng quên. Rất nhiều ca sĩ nhạc sĩ có thể kiếm được bộn tiền nhưng họ không hề biết rằng mình đã thực sự đem lại điều gì cho tâm hồn người nghe, thậm chí chỉ đem lại sự mệt mỏi cho công chúng bởi những thứ họ đang diễn trên sân khấu và trong cuộc đời.
    Mùa hè năm 2011, ông đã tham gia biểu tình cùng với những người yêu nước để phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc ngoài Biển Đông. Một ông già ôm cây vĩ cầm đi trong đoàn biểu tình đã trở thành hình ảnh đẹp và ấn tượng của mùa hè năm ấy. Tiếng đàn của ông như tiếp thêm sức mạnh cho những trái tim yêu nước đang trào sôi. Khi người ta hỏi tại sao lại đi biểu tình, ông đã không ngần ngại mà nói rằng: Đoàn người biểu tình chống Trung Quốc là một hình ảnh đẹp hiếm có của Hà Nội, ông tự hào khi tham gia vào đoàn người đó. Ấy vậy mà ông cũng phải chịu nhiều hệ luỵ sau những lần biểu tình đó. Đã hơn một lần ông khăn gói ra đi khỏi nơi ông thuê trọ hay ở nhờ giữa đêm hôm khuya khuắt, vì chủ nhà không dám cho ông tiếp tục sống ở đó. Ông nói với họ cho ở đến sáng mai rồi sẽ đi nhưng chủ nhà nói tuy không muốn một tí nào nhưng nếu họ cho ông ở lại thêm nữa thì họ sẽ phải chịu những phiền phức. Vậy là hai bên đều ở vào thế đường cùng rồi. Giữa đêm, ông lại ôm những cây đàn của mình lang thang khắp các con phố Hà Nội. Và rồi những bước chân phiêu du già nua lại đưa ông trở lại đúng chiếc ghế đá bên Bờ Hồ. Trong đêm đó, người dân sống quanh Bờ Hồ đã được nghe văng vẳng như từ cõi xa xăm vọng lại một tiếng đàn du dương, da diết, mà đâu biết rằng có những giọt nước mắt đang rơi trên phím đàn. Còn nhiều những chuyện không hay khác mà ông phải gánh chịu vì đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Ông không muốn nhăc đến những chuyện vặt vãnh ấy mà người ta đã gây ra cho ông. Thỉnh thoảng ông vẫn hát vang bài hát phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của nước ta, dựa trên nền nhạc bài “Dậy mà đi” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ông bảo nếu có biểu tình chống Trung Quốc ông vẫn tham gia và không sợ gì cả. Cả cuộc đời ông chịu nhiều oan trái do chống tham nhũng nay phải chịu thêm nữa chỉ vì đi biểu tình để thể hiện lòng yêu nước thì đâu có xá gì. Rồi ông lại bảo, tại sao người Trung Quốc xuống đường biểu tình phản đối Nhật Bản cũng vì chuyện biển đảo thì báo chí của ta đưa tin còn những người Việt yêu nước biểu tình chống Trung quốc lại bị xem như hành động xấu. Đôi khi chỉ vì nỗi sợ bóng sợ gió nào đó mà người ta đã cố tình biến những điều tốt đẹp trở thành “xấu xa”. Thật cay đắng!
    Đã có những đêm khuya vắng vẻ chỉ mình tôi ngồi nghe ông chơi những bản nhạc buồn da diết. Tiếng đàn như tan biến vào màn đêm nhưng lại mang nặng nỗi lòng của một người con xa xứ nay trở về với bao nỗi cơ cực, cô đơn trĩu nặng đang muốn được giãi bày cùng với hàng cây, ghế đá, mặt hồ lung linh trên mảnh đất quê hương này. Trời đã về khuya nhưng ông vẫn muốn giữ tôi lại bằng tiếng đàn và những câu chuyện của mình. Rồi ông bảo trời mùa hè nóng bức, căn phòng mà ông ở nhờ cũng rất nóng không ngủ được, ông muốn ngồi thêm chút nữa, khi trời đã ngả về sáng thì sẽ đỡ nóng hơn, dễ ngủ hơn. Tôi cũng đã được cùng ông lang thang khắp 36 phố phường Hà Nội, được nghe ông kể những kỉ niệm tuổi thơ của mình gắn với từng con phố. Ai đó đã từng nói thứ nặng nhất trên đời đó là kí ức còn đối với ông kí ức không phải là hành trang trĩu nặng mà nó chỉ giúp ông thư thá lòng mình mỗi khi nhớ về nó, nhớ về một Hà Nội thanh bình, một Hà Nội nên thơ trong sáng của ông. Những nỗi cơ cực dường như ông đã gạt sang một bên, nếu không thì ông đâu có thể ngồi chơi đàn mỗi tối thật hồn nhiên và đầy chất lãng tử như thế.
    Cách đây không lâu, kẻ trộm đã lấy mất của ông chiếc xe đạp, đó là chiếc xe của một người chỉ mới quen sau vài lần nghe ông chơi đàn đem tặng. Nhưng một tuần sau những người bạn, những khán giả của ông đã quyên góp được số tiền kha khá để gửi vào tiết kiệm cho ông và lại có người đem đến biếu ông chiếc xe đạp khác. Tôi cũng đã từng gặp nhiều người đến thăm hỏi, nghe ông chơi đàn, rồi họ lặng lẽ bỏ phong bì vào chiếc túi của ông. Ngày nay hình ảnh chiếc phong bì thường làm ta mất cảm tình khi nghĩ đến mặt trái gắn liền với nhiệm vụ của nó. Nhưng những chiếc phong bì người ta bỏ vào túi ông đã làm tôi rơi nước mắt. Tôi thầm cảm ơn tấm lòng của những con người Hà Nội. Họ đã yêu thương nhau đùm bọc nhau khi khó khăn. Tôi lại thấy yêu Hà Nội hơn bởi Hà Nội của tôi vẫn còn nhiều điều ấm áp lắm.
    Khi ông nói chuẩn bị quay về Sài Gòn và không biết bao giờ mới được trở lại Hà Nội, tôi chợt thấy lòng mình trống vắng. Hà Nội sẽ nhớ ông. Người dân Hà Nội sẽ nhớ ông. Bạn bè Hà Nội sẽ nhớ ông. Và mỗi khi mệt mỏi với cuộc sống đô thị tôi sẽ tìm đến đúng chiếc ghế bên Bờ Hồ như được mặc định với cái tên Nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải như để lắng nghe một giai điệu buồn từ xa vắng. 
    T.V.L 
    *Tác giả gửi trực tiếp cho Tễu Blog.
    đăng lần đầu 20/09/2012.

    Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

    Bàn về Lộc tồn của tuổi Giáp Thìn và Ất Tỵ 1964 - 1965

    Quới nhơn đăng điện : Giáp lộc tại Dần, Ất tại Mẹo, Bính Mồ tại Tỵ, Đinh Kỷ tại Ngọ, Canh tại Thân, Tân tại Dậu, Nhâm tại Hợi, Quý tại Tí

    Lộc tồn biểu hiện tho thiên lộc trời cho, người may mắn có được thì dễ giàu sang có nhiều tài lộc, dễ giàu có, nếu chẳng may gặp Tuần hoặc Triệt thì Lộc kia tan vỡ,nhẹ thì tan gia bại sản, thất bại trong việc làm ăn. Nặng có thể vướng vòng tù tội

    Tuổi Giáp Thìn sao Lộc tồn đóng ở cung Dần, Tuổi Ất Tỵ sao Lộc tồn đóng ở cung Mẹo. Hai tuổi này nằm trong tuần Giáp Thìn và Dần Mẹo bị Tuần không đóng. Vì sao như vậy ?
    Thiên can gồm : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu ,Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
    Địa chi gồm : Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
    Ghép Thiên can và Địa chi thì sẽ có hai chi không được ghép và lọt ra ngoài gọi là bị tuần không
    Trường hợp trên thì trong tuần Giáp Thìn chi Dần, Mẹo bị tuần không

    Phú tử vi đoán : Lộc tồn ngộ Tuần Triệt tư cơ phá hoại

    Dùng kiến thức tử vi ta không ngạc nhiên khi thấy hai tuổi Giáp Thìn và Ất tỵ rất khó giàu có, Lộc kia đã bị phá

    Riêng tuổi Giáp Dần , Ất Mẹo 1974 - 1975 rất nhiều người giàu có và thành đạt, Lộc kia đã thấy trên tay. Ở trường hợp này chi Tí Sửu mới bị Tuần không

    Đó là kiến thức chung tổng quát về Lộc tồn qua lăng kính tử vi

    Những lá số tử vi đã nghiên cứu

    Tử vi là toán học, là toán tập mờ. Những ai đã từng tập an sao trên lá số thấy rõ ràng, có một quy tắc nhất quán để ra được một lá số tử vi ( Tất nhiên còn có những điểm dị biệt của trình an sao theo dòng bắc tông hay nam tông, theo Vân đằng Thái Thứ Lang hay Thiên Lương...nhưng tựu trung những cái chính là giống nhau ...dị biệt cần phải có làm sao không tồn tại kia chứ dù bất cứ trong lãnh vực nào )
    Lá số tử vi là một tập hợp toán tập mờ để đoán vận hạn của một kiếp người. Căn cứ vào thời điểm thiêng liêng của từng người đó là thời khắc được sinh ra, được có mặt trên cuộc đời này. Đó là năm tháng ngày giờ, dựa vào bốn yếu tố chính đó có thể gọi là tứ trụ trong một người để biết thịnh suy họa phúc, giàu sang nghèo hèn...của một đời người 

    Lá số 1 

    Sinh lúc 13 giờ 30 thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 1997 Dương lịch
    Giờ Mùi ngày 27 tháng 7 năm Đinh Sửu. Âm Nam, Mệnh Giang Hà Thủy, Cục Mộc Tam Cục

    Luận đoán lá số sau : Sinh vào Thứ Sáu ngày 29 tháng 8 năm 1997 trong khoảng thời gian 13 giờ - 15 giờ
    Sinh giờ : Giờ Mùi ngày 27 tháng 7 năm Đinh Sửu
    Tuổi: Âm Nam
    Mệnh: Giang hà thủy
    Cục: Mộc Tam Cục

    PHẦN LUẬN ĐOÁN :

    Sinh lúc 13 : 05 ngày 29 tháng 8 năm 1997 Dương lịch tức sinh ngày 27 tháng 7 năm Đinh Sửu giờ Mùi. Như vậy người này sinh giờ Kỷ Mùi ngày Quý Mão tháng Mậu Thân năm Đinh Sửu thuộc trực Nguy, sao Cang, sanh cung Ly, mạng Thủy ( Giang Hà Thủy ).
    Những người thuộc trực Nguy thường có tính cách như sau :
    Trực Nguy là nước chảy lanh quanh. Mưu chước đi đôi với bại thành
    Đa mệnh, đa tài, đa hệ lụy. Phong lưu âu hẳn tính trời sanh

    A. Đại diệc
    Trong năm này ngày lập thu là ngày mồng 3 tháng 07 như vậy người này sinh nhằm mùa thu
    a) Sinh mùa thu :
    Tuổi Đinh Sửu sinh mùa thu đóng ở tay ông Huỳnh Đế. Thường có tính cách như sau :
    Tuổi sanh Huỳnh Đế ở tay. Trước làm có của khiến rày cũng tan
    Ở xa tổ quán đặng an. Thân kẻ quyền quới hộ ban giúp mình
    Lỗi sanh vất vả linh đinh. Đi khắp cùng xứ gia đình nhiều nơi
    Nam nữ hậu vận thảnh thơi. Ở tay cực nhọc khổ đời trung niên
    B) Nghề nghiệp :
    Mẹ tuổi Hợi, con tuổi Sửu. Như vậy nghề nghiệp của người này thuận với nghề thương mãi kinh doanh buôn bán ( Con Người )
    Tuổi đặng Con Người sinh ra. Thuận nghề thương mãi sau này mới nên
    Nông nghiệp, thầy thợ chẳng bền. Dầu làm có của như tên mây bồng
    c) Cân lượng :
    Đinh Sửu : 8 chỉ
    Tháng 7 : 9 _
    Ngày 27 : 7 _
    Giờ Mùi : 8 _
    Tổng cộng : 32 chỉ
    Số 32 chỉ này có tính cách như sau :
    Tuổi nhỏ bạc tiền giữ chẳng an. Có của cho đầy cũng phải tan
    Hậu vận trung niên cơm áo đủ. Công danh tài lợi tiếng đồn vang

    B. Tử Vi
    a) Lá số : ( có bản kèm theo )
    B) Luận đoán :
    Mệnh và Thân đều vô chính diệu. Trước năm 30 tuổi cung Mệnh là chính, sau 30 tuổi cung Thân là chính. Ở đây cung Mệnh đóng ở cung Sửu được Thái Dương và Thái Âm ở cung Mùi xung chiếu nên gọi là cách Nhật Nguyệt chiếu bích. Cách này theo tử vi thuộc về Phú cuộc (cách giàu có )
    Mệnh đóng tại Sửu, vô chính diệu, tuổi nhỏ rất khôn ngoan sắc sảo, học hành sáng láng thông minh, nặng về văn sách. Tuy nhiên sức khỏe yếu kém, lúc thiếu thời trước 30 tuổi có tài lộc nhưng không thể giữu được vì có sao Phá Toái. Tuy nhiên có Thái Tuế đóng ở mệnh nên được hưởng vòng Tuế - Phù - Hổ là rất tốt. Ở đây, ta cũng thấy mệnh của đương số được sung sướng vì giáp ThaiTọa.
    Phú Đoán :
    Giáp Bát Tọa, Giáp Tam Thái
    Thiếu niên đã dự các đài nghênh ngang.
    Hơn nữa vì đắt vòng Thái Tuế nên hưởng được trọn bộ Tứ Linh ( Cái, Hổ, Phượng, Long)
    Phú Đoán :
    Tứ Linh Cái - Hổ- Phượng – Long. Công danh quyền thế vẫy vùng một khi
    Tuy nhiên từ nhỏ đến 30 tuổi công việc không thể nào bền vững. Học hành đa năng nhưng không ứng dụng nhiều được, vì sao Thai đóng ở mệnh.
    Phú Đoán :
    Thai lâm Mệnh vị. Đa học thiểu thành.

    1. Mệnh và Thân
    Cung mệnh ở Sửu – Cung Nô ở Ngọ lại là ngôi Đế Tinh. Do đó bị lụy vì bạn bè, đường công danh gặp nhiều trở lực hay phải thay đổi nơi làm việc. Vì cung Thân cư phúc đức tại cung Mão là cung Táo Quân cho nên công việc chức vụ đều liên quan đến thân tộc tiến dẫn. Thân cư phúc đức tại cung mão vô chính diệu có cách Cự Cơ Mẫu Dậu gặp song hao là cách chúng thủy triều đông. Lúc gặp thời thì tiền vào như nước ( nhưng phải sau 30 tuổi). Cung Tật Ách cũng là cung mệnh ngầm có sao Tham Lang là đào hoa tinh đóng biểu hiện giống người tầm thước, giống cha nhiều, nhiểu lông tóc râu, có ẩn tướng, khá thông minh, ham hoạt động cả thèm chóng chán. Có óc kinh doanh lẫn tài tổ chức. Có tài ăn nói để dẫn dụ người khác. Thích lui tới chổ đông người ồn ào. Thích chưng diện và biết cách ăn diện để thu hút sự chú ý của người khác Thường làm công việc liên quan đến giấy tờ giao tế. Có khả năng hành nghề luật sư.
    Cung Thân ở Mão vô chính diệu. Qua 30 tuổi thì cung Thân phát huy tác dụng. Ở đây thân cư Phúc Đức có cách Cơ Cự gặp song hao nên sẽ giàu có. Sự giàu có sẽ ứng nghiệm lúc đương số có con. ( Trong khoảng thời gian 33 – 42 là giai đoạn thời vận tới. Gặp rất nhiều sự may mắn trong nghề nghiệp. Có công danh tài lộc mang đến một cách bất ngờ. Đây là quãng thời gian đẹp nhất của đương số. Tuy nhiên đương số phải biết làm phúc, làm phước thì của cải mới giữ được lâu bền. Thời gian này đương số nên lo lắng đến tổ tiên, ông bà thì đương số sẽ được sự phù hộ của Cửu Huyền Thất Tổ của đương số.
    2. Gia đình
    Đương số sẽ lập gia đình trong khoảng thời gian 23 – 31 tuổi ( đặc biệt chú ý năm 29 tuổi ) . Và thường cưới hỏi rất nhanh. Vợ là người rất có nhan sắc nhưng đương số lại thích có nhân tình, vợ lẽ. Vợ chồng rất dễ gặp nhau lại rất dễ xa nhau. Có khả năng vợ là người nước ngoài. Ở đây ta thấy đương số mệnh thủy. Thiên mã ở Hợi là thủy mã phù hợp với người mệnh thủy. Tại đây lại có sao Trường sinh đóng.
    Phú đoán :
    Thiên mã ngộ Trường sinh chung thân bôn tẩu
    Như vậy ta thấy cung tình ái của đương số cũng như công việc không thể cố định được, dầu đắc thời đó nhưng phải dịch chuyển luôn luôn. Vì vậy để đường hôn nhân được tốt cần phải chú ý đến đường con cái. Đó là sợi dây ràng buộc để hôn nhân được bền vững. Vợ có thể là con trưởng, có học và chung sống thuận hòa, gái đẹp lại hiền
    3. Phụ mẫu
    Ở đây Nhật Nguyệt đồng cung tại Mùi, sinh ban ngày nên mẹ sẽ mất trước cha. Tại đây Liêm trinh đồng cung với Tướng quân biểu hiện cha mẹ khá giả nhưng không thể ở gần cha mẹ được. Số phải lập nghiệp phương xa và sẽ chịu ảnh hưởng rất ít của cha mẹ
    4. Phúc đức
    Thân cư Phúc Đức vô chính diệu tại Mão lại có Triệt án ngữ nên người này được hưởng phúc và thọ. Lại được Nhật Nguyệt đắc địa ở Mùi hợp chiếu ( Nhật Nguyệt chiếu hư không ) nên tránh được nhiều tai họa. Họ hàng khá giả có nhiều người quý hiển giàu sang. Tổ tiên xa đời cũng có danh giá và tiếng thơm còn lưu đến ngày nay. Người này chịu ảnh hưởng nhiều của dòng họ bên cha ( Ông nội, bác..). Tuy được hưởng phúc nhưng lúc thiếu thời ( trước 30 tuổi ) chẳng được mấy xứng ý, toại lòng. Về già hay gặp may mắn, họ hàng khá giả.
    5. Điền trạch
    Ở đây Phá quân đắc địa ở cung Thìn lại gặp Địa không. Biểu hiện đương số sớm có nhà đất rồi lại phá tán đến hết. Buổi đầu trước 30 tuổi thành bại thất thường. Về sau mới có nhà đất vững bền. Nhà đất cao ráo đẹp đẽ nhưng luôn đề phòng hai việc sau đây : Giữ lửa điện đề phòng bị cháy và trộm cướp viếng nhà ( có nội ứng là tay chân nô bộc ở trong nhà )
    Phú đoán :
    Phá quân sao ấy tán tài. Tổ truyền bán sạch tương lại tạo thành
    6. Quan lộc
    Ở đây Thiên đồng đắc địa đóng tại Tỵ. Thiên đồng thuộc thủy, Tỵ thuộc hỏa. Tương khắc vậy nên công danh phú quý đó chóng tan như đám mây nổi. Việc làm phải có tính cách lưu động thì bền. Bản thân đương số làm việc hay chóng chán thích di chuyển. Nhờ hội đủ tứ linh ( Cái, Hổ, Phượng, Long ) nên cũng có quyền chức đó và được xã hội trọng dụng. Lúc thiếu thời gặp nhiều trỏ ngại trên đường công danh. Cung Quan lộc đóng tại Tỵ giáp biên Không, Kiếp biểu hiện trên đường công danh thường bị nhiều kẻ tiểu nhân mưu hại. Khi lớn tuổi mới được xứng ý toại lòng
    7. Nô bộc
    Xét cung Nô bộc ta thấy Vũ Khúc vượng địa, Thiên Phủ miếu địa thì phải nói rằng người giúp việc rất có tài năng và đắc lực. Ở đây lại xuất hiện Địa kiếp lại phải nói rằng rất dễ bị người giúp việc phản thùng. Hơn nữa lại có Lộc tồn biểu hiện rất khó thuê mướn người làm. Tại đây lại xuất hiện Đào hoa rất dễ mang lụy vì tình, ưu chuyện bướm ong với người giúp việc, thường đa mang lẻ mọn.
    8. Thiên Di
    Người này ra ngoài được nhiều lợi ích hơn ở nhà. Hay gần nơi quyền quý, làm việc gì cũng muốn nhanh chóng sỗ sàng. Tuy được nhiều người thán phục nhưng cũng lắm người oán trách và dễ gặp tai nạn
    9. Tật ách
    Người này dễ có bệnh ở chân, cẩn thận lửa điện. Tuyệt đối nên tránh xa nơi xô xát dễ bị đao kiếm gây nên tàn tật. Nếu có bệnh thì hay gặp thầy thuốc hay cứu chữa cho mình. Không đáng lo ngại về bệnh tật
    10. Tài bạch
    Người này bản tính rất ham hoạt động. Kinh doanh, cạnh tranh ráo riết mà trở nên giàu. Thích đánh bạc tiêu hoang hay ghiền một thứ gì đó mà bị tản tài. Của tiền nhân để lại không giữ được. Kinh doanh thương mại thì rất giàu có và của cải mới giữ được bền vững nhưng phải sau 30 tuổi
    11. Tử tức
    Người này số có rất nhiều con. Nếu không kế hoạch có ít nhất ba con trở lên. Có cả con trai lẫn con gái. Hai trai một gái và sẽ có con dị bào ( có con cùng cha khác mẹ )


    Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

    Lịch sử Việt Nam quê hương tôi

    Khi biết và hiểu lịch sử một cách rõ ràng từ những sử liệu chính xác . Chúng ta càng nâng cao lòng tự hào dân tộc , cảm phục, kính trọng và biết ơn tổ tiên . Đất nước nghìn đời biết bao thế hệ cha ông tạo dựng và gìn giữ .
    Quay lưng lại với lịch sử chính là quay lưng với dân tộc . Hãy trả lại cho lịch sử những gì là của lịch sử 
    Lịch sử cũng không thể bị bóp méo xuyên tạc . Lịch sử cũng không thể được viết trên lập trường đấu tranh giai cấp . Bởi vì qua lăng kính đó lịch sử đã bị méo mó , dị dạng . Học sinh quay lưng lại với những giờ học môn lịch sử chính là sự phản đối xuất hiện trong tiềm thức mà có thể ngay cả các em cũng không nhận thức được . Đó là phản ứng tự nhiên mà tạo hóa đã ẩn giấu trong bản thân mỗi người . Xa lánh những gì là dối trá , xuyên tạc để phục vụ cho một nhóm người nào đó , phục vụ cho một mục đích nào đó .
    Khi lịch sử được viết đúng sự thật , qua nhiều góc nhìn khác nhau trong một môi trường tự do, dân chủ và văn minh . Những giờ học lịch sử sẽ là những giờ đầy thích thú của học sinh . Nó gắn kết quá khứ hiện tại và mở nẻo đường khai phóng vào tương lai của dân tộc :


    Một cách để thế hệ trẻ hiện nay nắm được lịch sử Việt nam từ buổi sơ khai cho đến ngày hôm nay là chuỗi video của đài rfatiengviet.net có trên youtube. 

    Việt nam quê hương tôi là một tư liệu lịch sử, được viết khá chính xác, tôn trọng sự thật thế hệ trẻ nên biết

    Tham khảo : 


    ảnh minh họa, Tuổi trẻ


    Ngày 3 tháng 10 năm 2015 báo Giaó dục Việt Nam đăng bài viết : Nếu khai tử môn sử sẽ là tai họa lớn của thầy Trần Trung Hiếu với lời tòa soạn dẫn đề dưới đây :


    LTS: Môn Sử gần như bị “khai tử” trong Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.
    Thời gian qua, Bộ GD&ĐT công khai Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới) đến các trường phổ thông (chương trình tổng thể) trên toàn quốc để lấy ý kiến góp ý. 
    Nói một cách thẳng thắn là Dự thảo này đã từng bước “khai tử” môn Lịch Sử  trong các môn học phổ thông và tương ứng với nó là “khai tử” luôn trong các kỳ thi quốc gia tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
    Chưa bao giờ, vị thế và vai trò của môn Sử bị đánh giá thấp như thế so với các môn học phổ thông trong một Dự thảo của Bộ GD&ĐT.
    Bài viết thẳng thắn trên tinh thần góp ý và nhìn thẳng sự thật của thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An sẽ như một lời cảnh báo với người soạn thảo chương trình.
    Nếu khai tử môn Sử, sẽ là một thảm họa lớn

    Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

    Góc nhìn tử vi nhân đọc thơ Hoang Loc

    Trong tử vi có Văn xương , Văn khúc 
    Những vì sao mỹ thuật thích văn chương 
    Thông minh, hiếu học ham thích từ chương 

    Đóng mệnh , tài , quan đều hữu ích 

    Nhưng chẳng phải là những sao bằng cấp 
    Khôi . Việt kia mới khoa giáp thành danh 
    Khúc ,Xương kia người ẩn sĩ lưu danh 
    Vài dòng thơ xao lòng người hậu thế 

    Hoang Loc thơ anh thơ hay. Dâu bể :
    Viết phận người ẩn chứa nét suy tư 
    Góc tử vi em góp ý đôi lời 
    Và đồng cảm những dòng thơ tâm đắc







    THƠ CỦA GÃ HỌC TRÒ GIÀ
    cũng một thời theo học những danh sư
    anh thầm mong anh đáng mặt cao đồ

    thế mà cứ nửa đời mưa lất phất
    thế mà phải cuối đời ra đất khách
    anh bàng hoàng tỉnh thức giữa chiêm bao
    ôi làm thơ là làm chuyện tào lao
    lại đắc chí xưng một thằng giỏi chữ
    để tới lúc xốn đau lòng tự phụ
    sợi tóc buồn bỗng lạc mái tà huy
    thuở sân trường - anh, có lẽ, tình si
    lỡ nhướn mắt ngó say người nguyệt thẹn
    con suối nhỏ sớm mơ lời biển hẹn
    còn trách gì sâu cạn những dòng sông?
    từ xa trường, anh vất vưởng lông bông
    cái sự nghiệp như nằm trong kiếp khác
    vẫn thấy thẹn khi bạn bè hiển đạt
    mà không ngừng suy sụp phía lòng xưa
    anh viết hoài không vẹn được câu thơ
    và đọc ngược lưng chừng trang sách cũ
    trang sách mơ hồ, câu thơ viết dở
    báo hại cơm cha áo mẹ chữ thầy
    gã học trò già đứng với mưa bay
    mưa của quê ai cũng đành lất phất
    nửa đời mưa, mưa cuối đời đất khách
    rưng rưng hồn nhớ lại mỗi ân sư
    thì ra anh chằng xứng một cao đồ!
    1995
    HOÀNG LỘC
    (qua mấy trời sương mưa)

    Facebook Hoang Loc