Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Lũ chúng tôi và Ngoái nhìn về cuộc chiến

Lời phi lộ : Trong những người yêu thích thơ văn và có sự đồng cảm thì do nhân duyên đôi khi bài thơ của người này lại là cảm hứng của người kia để xuất hiện một bài thơ, một bài văn hay đôi lời tâm sự.

Chợt nhớ lại nhạc cụ dân tộc ngày xưa. Lúc đó ở làng Phước kiều (1) quê tôi khoảng năm 81 – 83 của thế kỷ trước. Ba tôi là người thợ lấy tiếng rất giỏi. Làng đúc Phước Kiều lúc đó chuyên đúc đồ thanh la, chuông, chiêng bằng đồng nhất là cung cấp nhạc cụ dân tộc cho người vùng núi. Ông cụ luôn nói đó là đồ Trà Bồng, Quảng Ngãi..v.v....Đó là tên dòng chiêng cung cấp cho người dân tộc thiểu số được gắn với địa danh

Có một nhạc cụ gọi là đồ đôi, ông cụ nói lấy tiếng cho dòng này thật khó. Một cái treo lên cao và một cái trên tay người cầm. Phải lấy được tiếng sao cho khi đánh vào cái chiêng đang cầm trên tay thì cái treo trên cao cũng ngân lên. Hình như có sự cộng hưởng âm thanh

Đó là nói về nhạc cụ. Còn ở đây chỉ biết anh Hoài Nguyễn qua mạng. Nhân đọc một bài thơ Lũ chúng tôi của Hoài Nguyễn vì có sự đồng cảm nên tôi đã làm được một bài thơ Ngoái nhìn lại một cuộc chiến.

Lũ chúng tôi



Lũ chúng tôi – sinh giữa thời tao loạn
Lớn dần lên theo chiến cuộc tràn lan
Đến tuổi lính – bút nghiên đành giã biệt
Chiến trường xa, cứ mê mải ngút ngàn
Mười tám, đôi mươi – lên đường ra trận
Như hạt cát viễn du giữa hồng trần
Không thù hận khi đạn rời khỏi súng
Rượu say mèm khi lửa khói vừa tan
Đêm ôm súng mắt chong về biên giới
Ngàn hỏa châu lấp lánh ánh ma trơi
Chong đèn viết bài thơ thời chinh chiến
Câu chữ tan theo tiếng pháo giữa trời
Cuộc chiến nào rồi cũng phải sẽ tan
Lệnh trên ban ra – buông súng đầu hàng
Làm người lính, nghe trái tim đau nhói
Khắp sa trường như phủ một màu tang
Thời trai trẻ chúng ta là … như thế
Rất hồn nhiên gần như thật vụng về
Rồi cũng dạn dày qua cơn trận mạc
Cuộc chiến tàn, từng thằng mỏi bước lê …
Bốn mươi năm – nhớ lại quá phủ phàng
Ngày tan hàng, ai chẳng chút sầu mang?
Thấy trước mắt cuộc đời sao xám ngắt
Tháng Tư buồn – hồn ai cứ miên man …

Hoài Nguyễn - 4/2015

Ngoái nhìn về cuộc chiến

Anh nhắc lại một thời tao loạn ấy
Nhỏ như tôi nào có biết gì đâu
Năm bảy lăm tôi vừa tròn mười tuổi
Chỉ còn lưu vài kỷ niệm trong đầu

Đêm thành phố đèn hỏa châu soi sáng
Đại bác gầm gừ tiếng vọng xa xa
Quốc lộ một muốn về quê thuở ấy
Xe đò sớm quay ra kẻo vấp phải ụ mìn

Một vài bữa lại tiếng kèn đưa đám
Chiến sĩ trận vong bảo vệ quê nhà
Lá cờ vàng phủ lên quan tài đỏ
Vành tang trắng bải hoải cả lòng ta

Tính nhân bản của miền nam thuở ấy
Chết nơi đâu cũng cố gắng đem về
Không bỏ lại thương binh và tử sĩ
Bởi đức tin ngự trị ở trong lòng

Nghe mẹ nói mong hòa bình tái lập
Ăn hột muối củ khoai cũng hạnh phúc vô vàn
Lòng hoảng hốt thấy đầu rơi máu chảy
Quê hương mình bom đạn tan hoang

Những bài hát lời thơ phản chiến
Vang vọng tự nhiên miền nam ấy quê nhà
Và cũng góp phần tan đi cuộc chiến
Cũng góp phần có những bản tình ca

Trong khi ấy ở bên kia chiến tuyến
Những xác người vùi lấp dọc trường sơn
Giấy báo tử vài năm mới về đến
Tiếng khóc vang lên thân xác rã mục rồi

Những ý nghĩ lệch ra dòng bạo lực
Tiếng nói nhân hòa vùi dập liền tay
Cải cách ruộng đất sách vở còn đây
Nhân văn giai phẩm dập vùi không thương tiếc

Bị thôi miên lao mình vào cuộc chiến
Nỗi buồn chiến tranh sao có thể ra đời (2)
Nói chi đến lời thơ ca phản chiến
Mặc đầu rơi máu chảy khắp nơi nơi

Những văn nô đâu biết mình nô lệ
Cuộc chia ly màu đỏ ra đời (3)
Bài thơ về hạnh phúc ..gì gì nữa (4)
Dòng thơ văn gây máu chảy muôn nơi

Tiếng nói tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
Không được viết chỉ lời ca xung trận
Đời trai tráng lao mình vào cõi chết
Bị thôi miên ngỡ yêu nước thương nòi

Và miền nam truyện ngắn này: bút máu (5)
Vũ hạnh kể chuyện xưa sao thấy giống bây gìơ
Dân mất đất dân oan nhiều đến thế
Không thỏa lòng tham cả một lũ gian tham

Năm bảy lăm trong cái ngày toàn thắng
Dương thu Hương khóc giữa đất Sài thành
Bạo lực bạo tàn thắng những gì nhân bản
Độc quỳên toàn trị thắng ước vọng người dân

Và tiếng nói của nhân tâm phản tỉnh
Bùi minh Quốc đã lên tiếng bây giờ
Anh trở lại những gì là nhân bản
Anh yêu và thích những tiếng nói tự do

Bốn mươi năm mẹ Việt Nam đau xót
Hai ba thế hệ đi qua đất nước điêu tàn
Phương trời xa anh nói điều nhân bản
Nơi quê nhà mơ khát vọng tự do .

huynhthanhchiem 20/08/2015



(3) Cuộc chia ly màu đỏ : Đó là bài thơ của Nguyễn Mỹ nói về cuộc chia tay của hai người yêu nhau. Cô gái ở lại và chàng trai vào miền nam chiến đấu để giải phóng miền nam theo tuyên truyền của cộng sản miền bắc. Đây là một bài thơ hay

Trong cuộc nội chiến vừa qua, lúc đó cách mạng thông tin chưa bùng nổ như bây giờ, chưa có mạng internet. Phải thật sự nhìn nhận rằng chủ nghĩa cộng sản đã được tuyên truyền rất hiệu quả,rất nhiều trí thức bị mê muội bởi chủ thuyết bạo lực và phi nhân này đã góp phần vào thất bại của Việt Nam Cộng Hòa và nhiều trí thức cuối đời đã phản tỉnh và lên án chủ thuyết phi nhân này

Và những bài thơ, tiểu thuyết, bài hát mà các trí thức này làm ra nếu phục vụ được cho mưu đồ sử dụng bạo lực để các chàng trai trẻ lao mình vào cuộc chiến như những con thiêu thân không tiếc thân mình đều được sử dụng tối đa. Cho nên :” Đời trai tráng lao mình vào cõi chết. Bị thôi miên ngỡ yêu nước thương nòi “

Chính vì vậy mà cách đây trên 2000 năm trong phẩm Thí dụ của Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật đã có dạy và đã được Cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm chuyển về thi có đoạn :

Tâm chúng sinh biết đâu là Phật trí 
Bởi trong vòng bức não của thế gian 
Ta như người có sức mạnh vạn năng 
Chẳng dùng được, phải dùng lời khuyến dỗ. 
Cánh rừng hiểm chim khôn không làm tổ 
Bến sông mê người trí chẳng dừng chân 
Cõi thế gian mù mịt thiếu tuệ tâm 
Pháp vi diệu không thể liền lãnh hội. 


Cuộc chia ly màu đỏ

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ 
Tươi như cánh nhạn lai hồng 
Trưa một ngày sắp ngả sang đông 
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ. 
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ 
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa 
Chồng của cô sắp sửa đi xa 
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa …..


(5)  Bút máu



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét