Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Dựa trên bằng chứng và luận cứ mà hai quốc gia đưa ra, yêu sách chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa rõ ràng mạnh hơn của Trung Quốc. Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa có đầy đủ cơ sở về mặt pháp lý

Dựa trên bằng chứng và luận cứ mà hai quốc gia đưa ra, yêu sách chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa rõ ràng mạnh hơn của Trung Quốc. Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa có đầy đủ cơ sở về mặt pháp lý


Việt Nam có cơ hội thắng không nếu kiện Trung Quốc đòi lại chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ?
Ls Nguyễn Văn Thân

Trong tháng 8 năm 2014, Trung tâm Phân tích Hải quân Hoa Kỳ (Centre for Naval Analyses) đã xuất bản một tập sách dài 132 trang của Raul Pedrozo, một vị giáo sư luật quốc tế tại Naval War College. Mục đích của tập sách này là cung cấp những luận cứ pháp lý của cả hai bên Trung Quốc lẫn Việt Nam về chủ quyền tại Biển Đông cho giới lãnh đạo chính trị và quân sự Hoa Kỳ. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ lập trường là Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền nhưng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và theo luật quốc tế.
Dựa trên những bằng chứng lịch sử và luận cứ mà hai bên nêu ra, Gs Pedrozo kết luận rằng yêu sách chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có cơ sở vững chắc hơn Trung Quốc. Có thể tóm lược phần kết luận của Giáo Sư Pedrozo như sau: từ thế kỷ 18, Việt Nam đã rõ ràng biểu hiện ý chí thực hiện chủ quyền bằng cách thành lập các công ty và biệt đội dưới sự bảo trợ của nhà nước khai thác tài nguyên tại các quần đảo này. Ý chí này được thể hiện qua sự sáp nhập vào lãnh thổ và qua hình thức biểu tượng thụ đắc chủ quyền trong thế kỷ 19 và được củng cố bởi các hành động chiếm hữu hòa bình, quản trị hữu hiệu và liên tục của các vua nhà Nguyễn cho tới thời kỳ đô hộ Pháp. Sau đó, Pháp đã thay thế Việt Nam quản lý những hòn đảo này và đưa quân chiếm đóng trong thập niên 1930 cho tới khi Pháp rời Đông Dương vào năm 1956. Sau khi Pháp rút quân, Việt Nam Cộng Hòa kế thừa và sau đó là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp tục hành xử chủ quyền ngay cả sau khi Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp một phần các hòn đảo này trong năm 1956 và toàn vẹn Hoàng Sa từ năm 1974.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Một khoảng khắc nhìn số phận con người qua lăng kính Tử vi và Phật giáo

Theo Phật giáo con người luôn ở trong vòng luân hồi. Những gì ta thành đạt, ta đạt được trong cuộc đời này là do vô lượng kiếp tạo thành.
Và ta gặp bao nhiêu khó khăn, trắc trở, bệnh tật, đau khổ cũng do luật nhân quả. Cũng so cái số phận của ta mà ra.
Điều này sẽ giải thích rõ sẽ không có gì đáng ngạc nhiên tuy có nhiều người tuy không giỏi nhưng gặp nhiều may mắn, thành đạt. Lại có những người học rất giỏi nhưng cuộc đời gặp nhiều thất bại ê chề, cay đắng. Cả trong cuộc sống ngoài xã hội lẫn trong cuộc sống gia đình ẩn chứa nhiều nét riêng tư.
Và cũng trong mỗi con người có giai đoạn làm chơi, ăn thiệt. Có giai đoạn thành đạt mà tự mình ngộ nhận rằng do tài năng và sự giỏi giang, cố gắng của mình. Thật ra đó là do chút phước báu còn sót lại mà Đức Phật đã chỉ bày và giải thích rõ trong luật nhân quả.

Đoạn sau đây Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Hoa mà cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm chuyển về thi trong Phẩm : Thường Bất Khinh Bồ Tát. Lời kinh Phật dạy cho các vị Pháp sư nhưng ta cũng có thể hiểu hàm ý mà Phật cũng răn dạy cho chúng sinh:

...Tâm ngạo mạn không lòng cầu quả Phật
Khiêu khí hẫy hừng nhận lễ lạy thập phương
Trí kém hèn chút phước báu còn vương
Chẳng tự biết như bụi đường trầm muội

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có mặt trong cõi đời này. Ta có mặt trong cõi đời này là có nhân duyên, là do nhân duyên nhiều kiếp tạo thành. Và tử vi xuất phát từ Kinh Dịch, một bộ kinh huyền bí của Đông Phương .Trong âm lịch tháng giêng luôn là tháng dần. Do vậy lý thuyết tử vi luôn luôn xác định mốc khởi đầu là tháng giêng, một năm khởi đầu từ mùa xuân. Để lập một lá số , khi biết chính xác ngày giờ sinh của một người nào dù nam hay nữ., Lấy tháng giêng là mốc xuất phát, đếm thuận đến tháng sinh. Ngừng lại ở đó , gọi cung đó là giờ tý, đếm nghịch lại, tìm lại quá khứ, tìm lại cái kết quả, cái quả của vô lượng kiếp tạo thành, đếm nghịch đến giờ sinh. Ngừng lại ở cung nào, an Mệnh ở cung ấy. Tìm nơi an Mệnh để hiểu rằng tại sao anh có mặt ở cõi đời này, cuộc sống này

AN MỆNH ( Theo Vân Đằng Thái Thứ Lang )
Bắt đầu cung Dần là tháng giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, rồi từ cung ấy, gọi là giờ Tí, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Mệnh ở cung đó ( Tử vi đẩu số tân biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang trang 10 )