Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Bs Nguyễn Khắc Viện

Xin giới thiệu bài viết dưới đây về Bs Nguyễn Khắc Viện, nhân ngày giỗ 15 năm của ông. Bài này của tác giả Nguyễn Ngọc Giao (báo Diễn Đàn). Kể ra cũng là một tình cờ thú vị, vì hôm 10/5 vừa qua, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức một hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Gs Tôn Thất Tùng.

Cả hai người đều là những nhà khoa học đặc biệt. Tôi biết Bs Nguyễn Khắc Viện qua những bài viết trên tạp chí Nghiên cứu Việt Nam (không biết bây giờ còn phát hành?) và cuốn sách ông lên án Mĩ và chính quyền VNCH. Đọc cuốn sách này, tôi phải khâm phục tài viết lách và khả năng sử dụng dữ liệu của ông. Có những bài ông châm biếm rất hay, làm cho người đọc phải mỉm cười một mình. Tất cả những trò nhố nhăng, những sự lệ thuộc vào ngoại bang, tình hình kinh tế rối reng, v.v. được mô tả một cách sống động qua ngòi viết của ông. Chỉ có điều chua chát là ngày nay ai mà đọc cuốn sách này thì sẽ nghĩ rằng ông đang châm biếm chính quyền … hiện tại!
Hôm đó (10/5) Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh của cụ Tôn Thất Tùng. Tôi không có tham dự, nhưng có gặp vài người tham dự, kể cả ông Dương Trung Quốc, cựu bộ trưởng y tế Nguyễn Quốc Triệu, cựu thứ trưởng bộ Y tế Phạm Mạnh Hùng, một anh vụ trưởng của Bộ Y tế, chủ tịch UBND Huế, v.v. Tôi ngồi chung bàn với họ trong bữa ăn trưa (ở Khách sạn Xanh), nhưng vì không quen nên không có dịp nói chuyện. Không có dịp nói chuyện, nhưng nghe những phát biểu của ông cựu bộ trưởng (mà có lần tôi soạn diễn văn cho ông đọc trong hội nghị SBA) rất ư thú vị và trần ai. Ông cựu bộ trưởng cũng nhiều chữ ra phết đó chứ, và vui vẻ nữa. Tôi ngồi cạnh Gs Phạm Thị Minh Đức và có một buổi trò chuyện thú vị. Tôi cũng có nói vài ý kiến chung quanh cuốn sách Địa đàng ở phương Đông với ông Dương Trung Quốc. Tôi rất ngạc nhiên khi biết ông Quốc không hề nghe đến cuốn này!
Nhân dịp đọc bài về Bs Nguyễn Khắc Viện nên tôi lan man nhớ hôm ở Huế. Phải chi các nhà xuất bản sách ở Việt Nam làm một kỉ yếu về bác Nguyễn Khắc Viện để người thế hệ sau có thể thưởng lãm những tác phẩm của ông về xã hội, tâm lí, giáo dục, và chính luận.
NVT

***

Anh Viện
Nguyễn Ngọc Giao

Ông Nguyễn Khắc Viện, nguyên tổng thư ký Liên hiệp Việt kiều tại Pháp nguyên giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn, tổng biên tập báo Thư tín Việt Nam và tạp chí Nghiên cứu Việt Nam, giám đốc Trung tâm N-T, giải thưởng lớn Pháp ngữ của Viện Hàn lâm Pháp (1992), huân chương Độc Lập hạng nhất (1997), đã từ trần ngày 10.5.1997 tại nhà riêng ở Hà Nội. sau nhiều tháng trọng bệnh, thọ 85 tuổi. Đám tang bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã cử hành ngày 16.5 tại nghĩa trang Mai Dịch. Các nhà lãnh đạo (Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt ,Võ Nguyên Giáp...) đã tới viếng hoặc gửi vòng hoa.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

HUYỀN THOẠI VỀ CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG HIỀN TÀI Ở TRUNG HOA


Bài viết cùng tác giả:





Bài viết liên quan của tác giả khác:
Bài viết của chủ blog:

Bài viết gốc: The Myth of Chinese Meritocracy

Bài viết của ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là Giáo sư về lĩnh vực Chính phủ tại Claremont McKenna College.

CLAREMONT, CALIFORNIA – Những vụ bê bối chính trị đôi khi thực hiện một chức năng có giá trị làm trong sạch chính phủ. Chúng phá hủy sự nghiệp chính trị của những cá nhân có nhân cách không đáng tin cậy. Quan trọng hơn, là những vụ bê bối ấy có thể vạch trần từ những huyền thoại chính trị trung ương  cho đến tính hợp pháp của một số chế độ.

Điều đó xảy ra đối với trường hợp Bạc Hy Lai ở Trung Hoa. Một trong những huyền thoại chính trị vĩnh viễn sụp đổ với họ Bạc, một cựu đảng trưởng Đảng Cộng sản của thành phố Trùng Khánh, mà có quan điểm cho rằng sự cai trị của Đảng được dựa trên chế độ sử dụng hiền tài.

Lời bàn chính xác về nhà nước pháp quyền


Ước gì câu này được đóng khung treo ở mọi Cơ quan nhà nước.

"Người dân có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm, 
nhưng Nhà nước dứt khoát chỉ được làm những gì pháp luật cho phép."

Lời bàn chính xác về nhà nước pháp quyền

Nhờ internet (email mới nhận được), tôi biết được bài báo có tên "Lạm quyền" mà tôi muốn giới thiệu dưới đây. 










Giới thiệu lại bài viết này với bạn bè vì lẽ tác giả là một công chức có trách nhiệm quan trọng ở văn phòng quốc hội lâu nay, lại là người có học vấn cao cùng một nền tảng kiến thức pháp luật đáng tin tưởng - đó là cây bút, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng khá quen biết với giới truyền thông cả nước. 

Một lẽ nữa muốn bạn cùng đọc tham khảo bài viết này là ở chỗ bài được đăng trên báo Lao Đông điện tử, một cơ quan báo chí chính thức. Việc đó hơi lạ vì đây đó nghe râm ran tin là có lệnh từ cơ quan chức năng (?) yêu cầu các tờ báo ngừng đưa tiếp tin-bài về vụ 2 nhà báo bị đánh ở Văn Giang để chờ kết luận của cấp có thẩm quyền...    

Chủ blog tôi nghĩ với 2 lẽ ấy thì bài viết của anh Nguyễn Sĩ Dũng rất nên được nhiều người biết và đọc vào lúc này.

Vệ Nhi g-th


-------


Lạm quyền 
        
Không biết video clip về cảnh hai nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam bị đánh hội đồng ở Văn Giang (Hưng Yên) xác thực đến đâu, nhưng những gì mà chúng ta thấy được quả là ngoài sức tưởng tượng. Chuyện gì đang xảy ra trên đất nước của chúng ta thế này(?!).
Tại sao hàng chục người mặc sắc phục có, thường phục có lại đánh đập hai nhà báo tàn nhẫn đến như vậy? Trong lúc đó, hai nhà báo này chỉ có hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không và chỉ biết nhẫn nhục chịu đòn. Trước đó, họ cũng không hề có một hành vi khiêu khích, chống đối nào. Ai cho phép những người tham gia cưỡng chế đất này quyền đánh đập, bắt bớ vô tội vạ như vậy?

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

CÓ MỘT NỀN CHUYÊN CHÍNH LƯƠNG TÂM

Hãy trả đất cho những người yêu đất, để lương tâm đất nước được xinh tươi




Có một “nền chuyên chính của lương tâm”

Tùy bút của Lê Phú Khải

Cụm từ trên tôi được nghe lần đàu là từ nhà văn Thép Mới vào cuối năm 1990. Hôm đó, tôi đang dong xe đạp qua nhà ông ở đường Nguyễn Đình Chiểu TP HCM, bỗng nghe có tiếng gọi giật lại: “Thằng LPK, mày vào đây tao bảo!”. Khi đã uống xong một tuần trà, ông giảng cho tôi rằng, ở Liên Xô, người ta đang thay thế nền chuyên chính vô sản bằng “nền chuyên chính của lương tâm”.
Thì ra nhà văn Thép Mới, với tư cách là Phó Tổng biên tập báo Nhân dân lúc đó, vừa đi quan sát công cuộc cải tổ ở LX về, ông bức xúc muốn kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở nước bạn vĩ đại này và suy nghĩ về thời cuộc của ông cho bọn làm báo “đàn em” chúng tôi nghe.
Đọc những lời giận dữ của nhiều trí thức, văn nghệ sỹ về vụ đàn áp dã man của chính quyền tỉnh Hưng Yên, có sự hỗ trợ của nhà nước Trung ương đối với những người nông dân tay không,

chỉ thắc mắc về giá đền bù đất đai không hợp lý; xem danh sách những người ký tên vào Tuyên bố về vụ đàn áp ở Văn Giang của trang mạng Bauxite, thấy đa phần những người nghề nghiệp, cuộc sống không hề liên quan gì đến ruộng đất, tôi càng thấm thía rằng, ở đâu cũng có một nền chuyên chính của lương tâm đang hiện diện như nhà văn Thép Mới đã bảo tôi hơn 20 năm trước. Một ông “quan” cách mạng đã về hưu như ông Lê Hiếu Đằng, chắc chắn đang có một căn nhà đầy đủ tiện nghi giữa thành phố HCM, vậy mà ông không sao ngủ được khi nghĩ đến cảnh hàng ngàn công an trang bị đến tận răng “ào ào như sôi” xông vào đánh đập bắt bớ những người nông dân tay không để giành lấy mảnh ruộng cơm áo của họ, để trao cho những kẻ giàu có biết xoay xở, đút lót kẻ có quyền, để họ ra lệnh thu hồi đất!

Vượt tường lửa truy cập Blogger bằng đuôi tắc kè.

  • blogspot.in: Tên miền quốc gia Ấn Độ
  • blogspot.fr: Tên miền quốc gia Pháp
  • blogspot.it: Tên miền quốc gia Ý
  • blogspot.ca: Tên miền quốc gia Canada
  • blogspot.com.au: Tên miền quốc gia Australia
  • blogspot.com.es: Tên miền quốc gia Tây Ban Nha
  • blogspot.com.br: Tên miền quốc gia Brazil

Bạn thử xem:
Thay đổi .com bằng các đuôi như trên thì vịt vẫn là vịt dù mang đuôi tắc kè rải khắp thế giới.
Hãy khám phá thêm còn có cái đuôi nào nữa nhé!

Trang Tin tức hàng ngày xài đuôi Úc: http://dailyvnews.blogspot.com.au/ 

Sau vụ Văn Giang, trang cá nhận bị chặn quyết liệt nhất là Quê Choa. http://quechoa.info tắt đài, lập trang mới: http://quechoablog.wordpress.com/ cũng bị dí tịt luôn. Có khi còn gắt hơn cả Dân luận, Dân làm báo...Phải chăng báo hiệu một chuyển hướng mới trong việc quản lý Internet, "bọn thù địt bên ngoài" không quan trọng bằng "bọn thù địt bên trong, tự diễn biến" ?


--------------------------
*****



Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

BỌ NẬP NẠI XÚC PHẠM CÁI NỒN KHI NÍ NUẬN NẠN NÁCH NÊN NẠI BỊ CHẶN


Có lẽ vì cái nớ không chịu thông cảm dù Bọ đã hàng chục lần van xin nên Quê Choa lại bị chặn. Bọ Lập bèn gởi thông báo như sau:
Quê choa bị chặn tứ tung. Bà con muốn vào Quê choa phải vượt tường lửa. Cách thức như sau: Vào google đánh chữ anonymouse.orgrồi bấm vào Tìm kiếm, một lá cờ Anh với chữ English và một lá cờ Đức với chữDeutsch hiện ra. Bấm vào lá cờ Anh, lập tức sẽ xuất hiện một cửa sổ có mấy chữ:http:// và một khoảng trống. Điền vào khoảng trống ấy những chữ kế tiếp:quechoablog.wordpress.com, sau đó bấm đúp vào cửa sổ bên phải, nơi có đề: Surf Anonymously.Thế là bà con lại đọc Quê choa he he!
Đây là cách vượt tường lửa thông qua Google Translate :
2. Nhập : http://quechoablog.wordpress.com/ vào khung bên trái. Click vào link http://quechoablog.wordpress.com/ tự hiện ở khung bên phải
3. Ở góc trên bên trái cho chọn XEM (Viêw) ở dạng Bản dịch (translation) hoặc Bản gốc (Original) : chọn Gốc (Original)
Tóm lại vào đây: Quêchoa 1 hoặc vào đây: Quê choa 2

NHỜ BÀ CON ĐĂNG THÔNG BÁO NÀY TRÊN BLOG CỦA MÌNH CHO MỌI NGƯỜI ĐỀU BIẾT. XIN CẢM ƠN VÀ XIN CẢM ƠN!



CHIA BUỒN GIA ĐÌNH ÔNG TRẦN ĐÍNH TRƯỜNG, ĐĂNG LẠI BÀI VIẾT CŨ

Chủ Tập đoàn quản trị Trần qua đời


Người khởi nghiệp tạo dựng cho sự hình thành và phát triển của “Tập đoàn quản trị Trần” là ông Trần Đình Trường, ông sinh năm 1932 tại huyện Kỳ AnhHà Tĩnh, một doanh nhân thành đạt tại Hoa Kỳ, là chủ nhân nhiều khách sạn tại New York và được coi là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với tài sản hơn 1 tỷ USD.
     Trước năm 1975 tại Sài Gòn, ông Trường hoạt động trong nghề vận tải đường biển và là chủ nhân những chiếc tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Patrick, Trường Vinh, Trường Hải và tàu Trường Sinh.









 Ông rời Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm 1975. Trong sự kiện 30 tháng 4, ông cho phép trưng dụng miễn phí những chiếc tàu của ông để chuyên chở người tị nạn và chở được hơn 8.500 thuyền nhân vượt biển. Riêng chiếc tàu Trường Xuân với thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã chở gần 4.000 người thuyền nhân vượt biển,

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Tưởng niệm 100 năm, ngày sinh học giả Nguyễn Hiến Lê


Sinh8 tháng 1 năm 1912
Mất22 tháng 12 năm 1984
Thành phố Hồ Chí Minh
Công việcDịch giả, nhà nghiên cứu


"Tôi sinh trong một gia đình nghèo, thường bị họ hàng khinh rẻ, ức hiếp, lắm lúc chúng tôi tủi nhục đến rớt nước mắt." 
"Tôi khuyên con cháu đừng làm chính trị , nhưng nếu làm thì luôn luôn phải đứng về phía nhân dân."
"Một xã hội văn minh thì nhà cầm quyền không đàn áp đối lập, cùng lắm chỉ có thể ngăn cản họ để họ đừng gây rối thôi; tuyệt nhiên không được tra tấn họ. Phải tuyệt đối tôn trọng chính kiến của một người."
"Một xã hội mà nghề cầm bút, nghề luật sư không phải là nghề tự do thì không gọi là xã hội tự do được."
(NHL)

VĨNH BIỆT THANH SƠN - NGƯỜI NHẠC SĨ TÀI HOA

Đã xa tà áo học sinh mấy chục năm rồi có lẽ, nhưng kỷ niệm về tuổi học trò vẫn còn đầy ắp trong tôi. Nhất là những ngày cuối cấp 3, khi hè về dầu bận rộn với sách vở, mùa thi và bao âu lo khi rời ngôi trường Điện Bàn thuở ấy ( tức trường Nguyễn Duy Hiệu bây giờ ).
Tâm trạng ấy, trạng thái nao lòng khi nhìn màu hoa đỏ, hoa phượng như lửa cháy. Và chiều về khi ánh nắng chiều sắp tăt hồn thấy buồn bâng khuâng, nào có biết đó là trạng thái tâm hồn của tuổi mới lớn, tuổi nhìn đời toàn hoa và mộng. Và bài hát " Nỗi buồn hoa phượng " biết bao thế hệ học trò đã nhập tâm nhưng thế hệ tôi lúc ấy ít ai biết đến mình được hưởng giây phút ngọt ngào mà bài hát đã nói hộ mình là của nhạc sĩ Thanh Sơn.
Nhạc sĩ Thanh Sơn
Lúc 14 giờ 30 ngày 4 - 4 - 2012 nhạc sĩ Thanh Sơn đã vĩnh biệt chúng ta để  về ( Sanh ký tử quy ) cõi vĩnh hằng

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

PHẢN BIỆN CỦA Ô.NGUYỄN VĂN AN


Đôi lời băn khoăn…
Ông Nguyễn Văn An, cựu ủy viên Bộ chính trị, nguyên chủ tích Quốc hội, tham gia góp ý phản biện trước kỳ Đại hội Đảng thứ XI, ông dốc hết gan ruột giãi bày cùng  mọi người.
Nhưng ông còn bớt lại một chút để còn nhìn mặt đồng chí, anh em cũ.
GNLT 
 Ta sai lầm hệ thống từ gốc đến ngọn
Ông Nguyễn Văn An, mới lên tiếng phê bình Đảng của ông đã sai lầm từ hệ thống, sai từ gốc đến ngọn, trong một bài phỏng vấn mới xuất hiện trên mạng lưới Tuần Việt Nam ở trong nước.
 Góp ý kiến với đại hội Đảng năm 2011 sắp tới, ông đề nghị đảng của ông phải “đáp ứng yêu cầu của Cách Mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị, tức là hoàn thiện ở mức độ cao hơn, mức độ SỬA LỖI HỆ THỐNG.”
 Ðọc những lời lẽ trên, phải ghi nhận lòng can đảm, óc tỉnh táo của ông Nguyễn Văn An. Những sai lầm căn bản của đảng Cộng Sản mà ông gọi là “lỗi hệ thống” được phân tích bằng những lý luận rất vững vàng, mạch lạc. Giống như ông đã vẽ ra một bức tranh lớn, lừng lững như một con voi, ai cũng phải nhìn thấy, phải đồng ý, không thể nào bác bỏ được.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

CHUYỆN ĐÔNG, CHUYỆN TÂY VÀ CHUYỆN NƯỚC VIỆT

Bài đọc liên quan:

Đứng trên phương diện triết học Đông phương, trái đất là đại vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ. Sự vận động đất trời và con người luôn mật thiết với nhau. Câu chuyện dời đô và đổi tên nước của Miến Điện đã làm thay đổi nhiều điều mới mẻ. Nhìn Đông, Tây và nhìn lại nước Việt để tiên đoán một tương lai là một việc cần làm.
 

Kinh tế Việt khoảng 5 năm nay đang đi vào thời kỳ suy thoái nặng nề. Chính trị Việt cũng đang trong cơn giông bão. Nhưng gần 2 năm nay trời đất Việt lại bình yên trước những biến động của thiên nhiên. Những cơn bão đến gần bờ đều trở thành áp thấp nhiệt đới và tan biến. Dù chúng có làm mất mác con người và của cải, nhưng có phần nhẹ nhàng hơn cách đây 2 năm trở về trước. 

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Thư kí thời đại: Nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Mấy ngày qua nhận tin buồn cũng khá nhiều, hôm nay thì có tin vui. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn được trao giải Henri Queffenlec nhân dịp liên hoan “Sách và Biển” năm 2012 ở Pháp. Tác phẩm được trao giải là truyện dài Biển và chim bói cá. Là fan của Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nên tôi dĩ nhiên đã đọc cuốn này ngay từ lúc mới xuất bản, nhưng không có thì giờ (và cũng chưa nghĩ ra ý gì mới) để viết một bài điểm sách. Thôi thì nhân dịp này, tôi post lại bài này, trước là chúc mừng Nhà văn, và sau là giới thiệu hai tác phẩm trước đây của ông. Bài viết cũng 10 năm tuổi rồi, nhưng hình như vẫn còn tính thời sự.
Nói đến Bùi Ngọc Tấn, không ai không nhắc đến tác phẩm Chuyện kể năm 2000. Đó là một tự sự của nhân vật Nguyễn Văn Tuấn (không dính dáng gì đến người đang viết những dòng này), người bị tù đày suốt 5 năm trời (từ 1968 đến 1973) vì lí do rất vớ vẩn. Những sáng tác hay thường xuất hiện từ những thời kì đau khổ, và thời gian 5 năm tù đày cũng là giai đoạn để nhà văn tích tụ đau khổ thành chữ. Chữ của tác giả trong giai đoạn đau khổ này mang đậm tính nhân văn và bình thản một cách lạ lùng. Nhiều hồi kí “cải tạo” của các sĩ quan và quan chức miền Nam kể lại những cực hình và nhục hình trong nhà tù, thường với giọng văn mạnh, thù hằn, hoặc mỉa mai. Nhưng Chuyện kể năm 2000 thì hoàn toàn khác. Bằng một giọng văn nhẹ nhàng, chậm rải, như độc thoại, tác giả thuật lại những bi kịch trong trại tù làm cho chúng ta có khi phải cười ra nước mắt. Không có mỉa mai, cũng chẳng có hằn học hay hận thù trong câu chuyện của tác giả. Nhà văn tâm sự rằng ông chỉ muốn là người “thư kí, là người chép sử của thời đại”. chuyện kể năm 2000 là một bộ chứng từ của một chứng nhân cần lưu giữ lại cho thế hệ sau. Tác giả so sánh rằng Nhà văn Vũ Thư Hiên với Đêm giữa ban ngày chỉ ra những ai đã đẩy gia đình ông vào cảnh tù đày, còn ông (Bùi Ngọc Tấn) là chỉ ra toàn bộ cơ chế đã sản sinh ra những bất công xã hội.