Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Đi tìm lá số Lưu Quang Vũ



Đi tìm lá số Lưu Quang Vũ

Đời sống là bờ
Nhưng giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa
Lưu Quang Vũ

Nói đến Lưu Quang Vũ là nói đến một hiện tượng, một nhà thơ, một nhà biên kịch tài năng. Một tài năng sáng chói rồi vụt tắt đi trên đất Việt. Cái chết của anh là một tổn thất lớn cho văn hóa Việt. Và có khá nhiều nghi vấn qua tai nạn này
Chẳng hạn như có nguồn dư luận anh chết vì dám nói, qua những vở kịch anh viết đã phá vào tận trong cùng sâu thẳm của sự mất nhân cách, sự biến thái của tình người. …mà những cái đó là do đâu ? .
Theo hồi ức của bà Lưu Quang Thuận ( tức Vũ Thị Khánh ) mẹ của Lưu Quang Vũ trích trong trang 9 của tập thơ Lưu Quang Vũ thơ và đời của NXB Văn hóa – Thông tin in năm 1999 thì Vũ ra đời vào buổi trưa ngày nắng đẹp năm Mậu tí ( 17 – 04 – 1948 ) . Với những người say mê môn tử vi, chúng ta cùng nhau thử đi tìm lá số của ông

Chủ nhật vừa rồi 23 -11 -2014 để tưởng nhớ đến Lưu Quang Vũ, báo Thanh niên có bài viết Thăm thẳm phận người  của TÂN LINH khá hay. Nhưng cái thăm thẳm phận người qua những vở kịch của Lưu Quang Vũ trong một xã hội toàn trị thì tác giả không nói đến nhưng Lưu Quang Vũ đã nói …..

Lá số Lưu Quang Vũ :


Sau đây là luận của Hoa Cái :
Luận giải của Hoa cái
Sinh ngày 17 tháng 4 DL, 1948 giờ Ngọ
Chết ngày 29 tháng 8 DL, 1988
Đúng số .
Mệnh bị Kình Đà uy hiếp . Vợ bị Hoả, chồng bị Linh làm đoản thọ . Cung Con bị Hình Riêu .cùng nhiều sát tinh hội chiếu .
DH gặp Hình Riêu (thế giáp góc) tức tai nạn dính chùm . Cung Thê liên đới vì xung với DH có Tang Hổ Hoả Kình .
Năm 1988, 2 Kình 2 Đà giáp công Mệnh và DH . Toàn bộ Lục Hại có sẳn nay được gia sức, tấn đánh ca'c cường cung trong đó có DH .
Có thể nào gia đình họ Lưu bị mưu sát (1) vì lý do chính trị giống như tướng 4 sao bị đám họ Lê ra tay ? (2)
Theo thiễn nghĩ dựa trên lá số thì đây là tai nạn tình cơ !

Dưới đây là bài viết của TÂN LINH

Nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ về miền cát bụi đã gần một phần tư thế kỷ. Thời gian qua, bỗng dưng kịch của anh trở lại, được dựng liên tiếp, diễn ngoài bắc trong nam, kéo công chúng lũ lượt vào rạp. Đó chính là giá trị dài lâu của nghệ thuật.

Có một thời Lưu Quang Vũ “bùng nổ” ghê gớm. Anh viết trong vòng mấy năm mà đến dăm chục vở kịch lớn. Nhiều vở cùng lúc 7 - 8 đoàn dựng. Có vở như Hồn Trương Ba da hàng thịt được các đoàn đưa đi diễn ở nước ngoài, tại Nga tại Mỹ gây tiếng vang lừng lẫy. Những Sống mãi tuổi 17, Tôi và chúng ta, Ông không phải là bố tôi, Lời thề thứ 9… được dựng diễn từ nam chí bắc. Nhiều vở tôi xem đi xem lại mấy lần mà lần nào cũng thấy khán giả xúc động lau nước mắt.
Nhưng cái phận người thăm thẳm. Nào ai biết nó nông sâu. Lưu Quang Vũ mất đột ngột trong một tai nạn thảm khốc, cùng với người bạn thơ bạn đời Xuân Quỳnh và cháu Quỳnh Thơ. Không có huân chương nào được tặng, trước và sau sự ra đi ấy. Chỉ đến khi tác giả đã khuất xa, với độ lùi thời gian khá dài, một giải thưởng nhà nước được truy tặng. Sự muộn mằn ấy chỉ để làm thanh thản ai đó, trong số những người còn sống ở trên đời?
Sức mạnh qua kịch của Vũ đã an ủi và vực dậy bao nhiêu số phận, linh hồn tội nghiệp. Trong mắt dân chúng và người yêu nghệ thuật, Vũ nổi lên như một người hùng. Nhưng đúng là cái phận người. Còn nhớ, đến khi gia đình và nhiều tổ chức, cơ quan muốn đưa thi hài anh vào quàn nhà lạnh Bệnh viện Việt Xô, hoặc bạn bè muốn quàn anh ở ngôi nhà chung của văn nghệ sĩ tại 51 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) thật không dễ bởi sự cứng nhắc về “tiêu chuẩn” và cả sự vô cảm lạnh lùng... Phải chạy vạy, phải cần đến sự ra tay của bạn bè, cả khi đưa về an táng ở nghĩa trang Văn Điển... Chao ôi! Làm cái kiếp người trong thăm thẳm đoạn trường, hình như thân phận nào cũng có bi kịch. Sự mất mát nào mà chả buồn. Lại có cả những sự buồn ngoài những mất mát.
Nhưng được - mất, đối với người đã khuất cũng chẳng để làm gì. Ôi chao! Phận người thăm thẳm.  

Thăm thẳm phận người

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Nhân duyên - cuộc đời sòng phẳng

Trong Kinh Pháp Hoa ở trong phẩm Ngũ bá đệ tử thọ ký và thọ học vô học nhơn ký được chuyển về thi của cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm có đoạn :
Mãn-Từ-Tử, bậc biện tài đệ nhất 
Lắng nghe từ kim khẩu Đức Như Lai 
Nhân duyên kia muôn kiếp cũng là đây
Tự mình tạo rồi tự mình thọ nhận..


Nhà phiên dịch, nhà giáo Thái Bá Tân đã chuyển ý kia thành thơ 5 chữ rất hay :
.....

Lần nữa xin nhắc lại
Lời dạy của Thích Ca:
Sai đúng hay tốt xấu
Đều phụ thuộc vào ta.

Anh không thể nói dối
Mà thành người chân thành.
Càng không thể làm ác
Mà nhận được điều lành.

Anh không thể lười biếng
Mà tiền bạc đầy nhà.
Không thể ngại đọc sách
Mà kiến thức sâu xa.

Nhân nào thì quả ấy
Là chân lý xưa nay.
Vậy mong các bác trẻ 
Luôn ghi nhớ điều này.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

TẢN MẠN CHUYỆN ĐỜI - NGẪM VÀ NGHĨ

TẢN MẠN CHUYỆN ĐỜI - NGẪM VÀ NGHĨ

Dạo chơi trên mạng gặp chị Hậu Khảo Cổ. Chợt nhớ đến cụ Vương cổ ngoạn tức cụ Vương Hồng Sển. Chết đi di chúc cụ để lại cụ hiến tặng Bảo Tàng Vương Hồng Sển cho nhà nước không biết bây giờ cái bảo tàng ấy ra sao ?
Chợt nhớ lại cụ dẫn ra một câu ngạn ngữ của Pháp với nguyên văn nhưng mình không biết tiếng Pháp nhưng cụ dịch ra tiếng Việt không hiểu sao bây giờ bất chợt mình lại nhớ :
Hãy tôn thờ những gì ngươi đã đốt và hãy đốt những gì ngươi tôn thờ

Chợt liên tưởng đến một câu danh ngôn hay phương ngôn của ai mình cũng không rõ :

" Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn anh bằng đại bác "

ngẫm nghĩ chuyện thời nay .....

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Thoát Trung:Giã từ nền văn hoá quỳ lạy

Lê Phú Khải
Có lần, Hán Cao Tổ Lưu Bang (202 trước Công nguyên) nói với Lục Giả: “Ta ngồi trên lưng ngựa mà có được thiên hạ thì cần gì phải học Thi, Thư…”. Nhưng rồi Hán Cao Tổ cũng nghe lời khuyên của Lục Giả trọng dụng kẻ sĩ, đề cao Nho giáo để củng cố ngai vàng.


 Đến đời Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) thì đạo Nho trở thành quốc giáo. Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi), người được xem là sáng lập ra Nho giáo được tôn lên bực thánh, trở thành Vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời). 

Điều cốt lõi của Khổng giáo là lý thuyết về người quân tử, tức kẻ cai trị đất nước (quân là cai trị, quân tử là người cai trị). Theo Khổng Tử thì người quân tử phải biết tu thân, phải có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc… Tu thân rồi, người quân tử phải dấn thân hành động: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Người quân tử phải chính danh để cai trị đất nước. Các triều đại phong kiến sau này đều triệt để khai thác Khổng giáo, họ biến đổi, “gia cố” Nho giáo thành một triết thuyết cực đoan có lợi cho giai cấp thống trị. Chữ đạo của Khổng Tử là những mối quan hệ phải có trong xã hội thời đó như đạo vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn hữu… sau này chỉ còn ba quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ với cái logic phản động và phản dân chủ nhất: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung (vua bảo chết, thần không chết là bất trung); phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu); với phụ nữ thì: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết phải theo con). 

Trong chế độ phong kiến, nhân dân đã tiếp thu những “đạo lý” đó như người khát nước uống thuốc độc để giải khát. Chế độ phong kiến tàn bạo và thối nát ở Trung Quốc đã nhờ triết thuyết của Khổng giáo mà tồn tại và kéo dài cho đến cách mạng Tân Hợi 1911. 

Vì thế, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) đã phê phán Nho giáo một cách triệt để: “Trên phương diện chính trị, Nho giáo chủ yếu là bảo thủ. Nó bỏ qua vấn đề pháp luật và thiết chế, từ chối mọi cải cách… Bảo vệ lễ nghi của các triều đại xưa là mối quan tâm hàng đầu của Khổng Tử. Trong chữ lễ, vương triều Trung Hoa cũng như Việt Nam đã tìm thấy biện pháp tốt nhất để duy trì sự ổn định của ngai vàng (Bàn về đạo Nho – nguyên văn tiếng Pháp đăng trên tạp chí La Pensée số 10-1962 với đề là Confucianisme et Marxisme au Vietnam. Dịch sang tiếng Việt, in trong Bàn về Đạo Nho – 1993). 

Với Khổng giáo, vua là Thiên tử (con Trời), thay Trời cai trị muôn dân. Vua với nước là một. Yêu nước là trung với Vua (trung quân ái quốc). 

Điều nguy hiểm nhất của triết thuyết Khổng Tử là: Người quân tử nhờ tu thân mà có vai trò cai trị, nhưng khi quân tử – tức kẻ cai trị – không tu thân, trở thành những hôn quân bạo chúa thì dân chúng vẫn phải cam chịu, không được làm cách mạng lật đổ chúng. Vì thế Nguyễn Khắc Viện mới viết: Khổng Tử từ chối mọi cải cách!

Trong xã hội Khổng giáo mấy ngàn năm ở Trung Quốc, kẻ sĩ đi học là mong được làm quan. Làm quan để được quỳ lạy dưới ngai vàng. Cáivăn hoá quỳ lạy ấy đã kìm hãm nước Trung Hoa trong vòng tăm tối mấy ngàn năm. Trong nền văn hoá quỳ lạy ấy, chỉ có kẻ trên đúng. Chỉ có vua đúng. Vua bảo chết là phải chết. Cha bảo chết thì con phải chết. Tóm lại là không có chân lý. Hay nói khác đi, không ai đi tìm chân lý cả. Chân lý đã có sẵn ở kẻ bề trên, ở triều đại chính thống, bất kể nó thế nào!

Điều trớ trêu là văn hoá quỳ lạy ấy còn tồn tại đến hôm nay ở nước Trung Hoa cộng sản. Tướng Lưu Á Châu, một nhà bình luận nổi tiếng ở Trung Quốc hiện nay kể rằng, khi ông đi học một lớp chính trị trong quân đội, thấy thầy giảng chướng quá, ông đứng lên thắc mắc. Ông thầy liền nói: Tại sao anh dám cãi lại tôi? Tướng Lưu Á Châu thất vọng, vì thầy đã không dám hỏi: “Vì sao anh lại nói như thế?”, rồi tranh luận để tìm ra chân lý. Thầy chỉ phán: “Vì sao anh dám cãi lại tôi?!”. Thầy luôn đúng. Trò không được cãi. 

Nước Trung Hoa cộng sản hôm nay vẫn nguyên hình là một xã hội Khổng Mạnh trá hình mà thôi!

Trong khi đó thì ở phương Tây, cùng thời với Khổng Tử, Aristote (384-332 trước CN) đã tuyên bố: “Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy!”. Cái văn hoá chân lý quý hơn thầy ấy đã dẫn dắt phương Tây trở thành một xã hội dân chủ và văn minh đến ngày hôm nay.

Việt Nam chúng ta từng một ngàn năm Bắc thuộc, lại luôn chịu ảnh hưởng của người láng giềng hủ bại Trung Hoa, nên tầng lớp có học của nước ta thấm đẫm thứ văn hoá quỳ lạy của Trung Hoa. Trí thức nước ta trong mấy ngàn năm lịch sử chỉ lo dùi mài kinh sử để mong đỗ đạt làm quan, để được quỳ lạy trước sân rồng. Có người già rồi còn đi thi, suốt đời ăn bám vợ con. Việc làm ra của cải vật chất đều do người phụ nữ và những người ít chữ gánh vác. Trí thức Việt Nam trong quá khứ không ai học để làm cách mạng, để thay đổi đất nước. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau còn tồn tại đến hôm nay ở nông thôn miền Bắc là kết quả của tư duy làm quan, tư duy quỳ lạy. Báo chí của Việt Nam hôm nay hay ca ngợi một bà mẹ đi bán hàng rong mà nuôi được bốn năm người con học đại học. Học để mong kiếm một mảnh bằng vênh vang với làng xóm! Học để mong kiếm một cái chân trong cơ quan nhà nước, để trở thành một anh công chức, một anh nha lại, trên bảo dưới phải nghe. 

Khi bàn về việc trọng dụng đội ngũ trí thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần nói, đại ý, xung quanh thủ tướng toàn là những người có bằng cấp cao, thạc sĩ, tiến sĩ… toàn là trí thức!
Thực ra các vị đó chỉ là những công chức, không phải trí thức. Mà đã là công chức thì trên bảo gì dưới phải nghe theo. Nếu không nghe thì “văng” ra khỏi bộ máy quyền lực ngay lập tức. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện lúc bình sinh có nói với người viết bài này: “Tư bản Pháp chỉ tuyển chọn vào bộ máy những người đỗ đạt cao. Vì thế, khi vào một cơ quan công quyền, người ta biết rõ những người ngồi đó đều là người tài giỏi, vì thế, họ vừa có quyền, lại vừa có uy. Thế mới gọi là uy quyền. Nhưng quyền uy mấy thì cũng là công chức. Nhân dân Pháp chỉ kính trọng những trí thức tự do, vì họ dám phản biện xã hội, bảo vệ lẽ phải. Nước Pháp có hàng trăm nghìn hội đoàn độc lập. Đó là một lực lượng dân chủ hùng mạnh để cân bằng với chính quyền của giai cấp tư bản

Buồn thay, bộ máy công quyền của Việt Nam hôm nay chỉ tuyển chọn những người “dễ bảo” hoặc biết “mua bán”. Vì thế nó ngày càng xuống cấp. Có lần, trong một cuộc gặp gỡ có nguyên Bộ trưởng L.H.N., phó giáo sư tiến sĩ V.T.K. và người viết bài này, trong lúc vui vẻ, phó giáo sư V.T.K. than phiền với Bộ trưởng L.H.N.: Mấy tay vụ trưởng đi theo anh chuyến này vô Nam, qua nói chuyện tôi thấy các vị đó dốt quá! Nguyên Bộ trưởng L.H.N. nói: Ngày xưa dốt là từ cấp thứ trưởng trở lên, cấp vụ nó giỏi lắm, nay nó dốt xuống đến cấp vụ rồi!!!

Từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy, đã hình thành một tâm lý xin-cho trong xã hội. Khi nhóm Cánh Buồm của nhà giáo Phạm Toàn soạn thảo bộ sách Học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo hướng cải cách giáo dục, tôi đến chơi một người bạn cũ từng là một quan chức cao cấp, từng ở nước ngoài nhiều năm, có học thức cao… và tặng ông một trong các cuốn sách Học tiếng Việt đó. Cầm sách trong tay, ông nói ngay: Họ không cho lưu hành đâu anh ạ! Thì ra cái tâm lý xin-cho đã ngấm vào xương tuỷ giới trí thức nước ta. Trên phải cho thì dưới mới được làm! Dù chưa ai cấm đoán bao giờ!

Ít lâu sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa cho học sinh phổ thông học. Thế là tôi viết giới thiệu bài tập đọc “Lễ thả thuyền ra Hoàng Sa…” đã có trong sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm. Báo Người Lao động TP HCM đã đăng ngay bài đó trong tháng 1-2014 (vì… Thủ tướng đã… cho… nói về Hoàng Sa và Trường Sa!!!). 

Ngày nay nước ta đã manh nha kinh tế thị trường, có bao nhiêu điều kiện và cơ hội để học làm người tự do, làm khoa học, làm chuyên môn, làm nghề… làm ra của cải cho một đất nước “đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên) thì trí thức nước ta cần mau chóng giã từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy có cội nguồn từ văn hoá Khổng Mạnh Trung Hoa để canh tân đất nước. 

Để kết thúc bài viết này, tôi xin kể một câu chuyện về giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ông sinh năm 1941 tại xã Điện Thắng Bắc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện ông là một Việt kiều ở Bỉ, hoạt động trong lĩnh vực khoa học không gian. Ông là một nhà khoa học rất nổi tiếng, là “một trong 10 người làm thay đổi nước Bỉ” như cách nói của chính phủ Bỉ. Ông giảng dạy ở bậc đại học đã nhiều năm, từng là trưởng Khoa Cơ học phá huỷ thuộc Khoa Kỹ thuật không gian Đại học Liège. Một ngày kia, đồng nghiệp của ông “phát hiện” ra ông chỉ có bằng kỹ sư, chưa có bằng tiến sĩ như bao đồng nghiệp khác đang làm việc cùng ông. Người ta đề nghị giáo sư Nguyễn Đăng Hưng làm hồ sơ để thi tiến sĩ. Khi giáo sư Hưng tập hợp các công trình mình đã làm và đã được ứng dụng trong sản xuất để trình Hội đồng, chuẩn bị cho luận án tiến sĩ sẽ làm, thì Hội đồng nhất trí cao rằng ông xứng đáng là tiến sĩ từ lâu rồi, khỏi cần thi! Tại một quán càfê ở đường Phạm Ngọc Thạch Quận 1 TP HCM cuối năm 2013 vừa qua, giáo sư Hưng tâm sự với chúng tôi: Mãi làm việc quá nên tôi… quên làm tiến sĩ.

Bao giờ cái văn hoá học để làm việc thay thế được văn hoá làm quanvăn hoá quỳ lạy trong giới tinh hoa ở nước ta, thì Việt Nam mới mở mày mở mặt được.

Tháng 6-2014
L. P. K.

Nguồn : Quechoa.blog

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Tử vi tản mạn

Tử vi tản mạn.
Năm nay là năm Giáp Ngọ, bất cứ ai biết an sao trên lá số tử vi đều biết an 9 sao lưu động gồm có Thái tuế, Thiên mã, Tang môn, Thiên khốc, Thiên hư, Lộc tồn, Bạch hổ, Đà la, Kình Dương. Để phân biệt sao chính và sao di động ta viết chử Lưu Thái tuế ( L . Thái tuế ) . v . v ...
Như vậy bất cứ ai cũng vậy, lá số người nào cũng vậy, điểm đặc biệt trong năm Giáp Ngọ này L Thiên mã gặp L Tang môn. Thiên mã gặp Tang môn
Thiên mã tượng trưng cho tài năng mỗi người, cho phương tiện di chuyển như ô tô, máy bay, xe máy, phà...
Tang môn là một trong 6 lục bại tinh trong tử vi
Thiên mã gặp Tang môn là không hay rồi. Bất cứ lá số nào năm nay tại cung Thân sẽ an hai vì sao lưu Thiên mã gặp Tang môn. Phải chăng cổ nhân đã cảnh báo trước, nhất là những nước nằm trong văn minh Đông Phương như Trung quốc, Hàn Quốc, Malaixia, Việt nam năm nay nỗi bật tai họa liên quan đến phương tiện di chuyển của loài người.
Số phận của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng đến số phận của Quốc gia và ngược lại, đó là quy luật biện chứng
Đầu tiên là máy bay Malaiyxia mất tích Sau khi cất cánh khỏi thành phố Kuala Lumpur, chiếc máy bay Malaysia chở 227 hành khách cùng 12 thành viên phi hành đoàn của hãng hàng không Malaysian Airlines đã mất tích.

Vụ chìm phà của Hàn Quốc. hiếc phà khổng lồ chở 474 hành khách bất ngờ bị đắm ngoài khơi biển Hoàng Hải, khiến ít nhất 4 người chết và khoảng 290 người bị mất tích.

Bây giờ tiếp đến là Giàn khoan di động của Trung Quốc trên biển đông .
    Trung Quốc tìm mọi cách cản trở các tàu thực thi pháp luật Việt Nam tới gần khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) khiến nhiều người thắc mắc: Giàn khoan đã khoan chưa?

Vài dòng suy gẫm ? !

Như vậy ai trong chúng ta mà không phải di chuyển khi sống trong thời đại hiện nay. Vậy cho nên chúng ta trong năm nay cần cảnh giác cao độ hơn. Nhớ lại lời thơ của thi hào Nguyễn Du :
Có trời mà cũng tại ta
Tu là cõi phúc tình là giây oan.

Nói theo Ông già Alan : Xứ Lạ Ngày Lạ http://www.gocnhinal...la-ngay-la.html
Mong các bạn nhiều may mắn. Chúng ta rất cần sự phù hộ của Ơn Trên trong lúc này.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Di chúc của Vua Trần Nhân Tôn


"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa.

Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:


"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".

Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu".


Nguồn : vodanhthiendia

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Chân lý không thuộc về số đông

Chân lý không thuộc về số đông

Chân lý không thuộc về số đông, chân lý là chân lý .  Để có được cuộc sống và khoa học phát triển như ngày nay biết bao nhiêu là người đã gầy dựng nên. Khi thuyết địa tâm còn thống trị, chỉ có Giorrdano Bruno tìm ra và chứng minh được trái đất quay quanh mặt trời.
Chỉ có Isaac Newton mới đặt câu hỏi tại sao trái táo lại rụng xuống đất chứ không rơi theo kiểu khác và ông đã tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn. Trong quá trình khám phá, phát triển của khoa học có những bài toán đặt ra và không đúng với định luật vạn vật hấp dẫn hay dùng định luật vạn vật hấp dẫn không giải thích thấu đáo được và nhà bác học Einstein tìm ra thuyết tương đối…
Như vậy khoa học xã hội và khoa học tự nhiên muốn phát triển được cần có không khí tự do và dân chủ.. Nghĩa là có thể tìm hiểu nhiều khuynh hướng không bị ràng buộc bởi tư duy giáo điều, bởi định hướng gì gì đó….
Chính với suy nghĩ như trên xin giới thiệu với các bạn :

Luận văn Nhã Thuyên : tiếng nói của một số người trong cuộc



Tiến sĩ Chu Văn Sơn : Tôi cho rằng một nền văn học bình thường là nền văn học phải tạo được sân chơi cởi mở cho nhiều khuynh hướng sáng tạo, nhiều trường phái, nhiều nhóm sáng tạo cùng nảy nở. Và mọi khuynh hướng, mọi trường phái, mọi nhóm ấy có quyền tồn tại bình đẳng. Còn giá trị mà mỗi khuynh hướng, mỗi nhóm ấy tạo ra hay dở thế nào, sẽ tùy thuộc vào sự đánh giá của công chúng nghệ thuật và sự sàng lọc của thời gian.

Luận văn Nhã Thuyên : tiếng nói của một số người trong cuộc

Nguyễn Hiếu Quân thực hiện

Luận văn Thạc sĩ “Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (dưới đây gọi tắt theo tên phổ biến hơn là Luận văn Nhã Thuyên – LVNT) đang được dư luận quan tâm đặc biệt, nhất là khi Luận văn này được một Hội đồng thẩm định lại và sau đó Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSP HN) ra quyết định số 667/QĐ-ĐH SP HN không công nhận Luận văn này. Nhận thấy sự kiện LVNT có nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với một số người trong cuộc, bao gồm: PGS.TS Nguyễn Thị Bình (Khoa Ngữ Văn, ĐHSP HN) – giáo viên hướng dẫn khoa học luận văn; và hai thành viên trong vai trò phản biện thuộc Hội đồng chấm LVNT: PGS.TS Ngô Văn Giá (Đại học Văn hóa HN), TS. Chu Văn Sơn (Khoa Ngữ Văn, ĐHSP HN). Cuộc phỏng vấn này, như độc giả thấy, có thể coi là sự lên tiếng chính thức đầu tiên trước công luận, điều vốn rất được nhiều người chờ đợi, của những người không chỉ liên quan, hiểu rõ LVNT mà còn có tri kiến nhất định về đời sống văn học, văn hóa, giáo dục Việt Nam hiện nay. Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự hợp tác chân thành, nghiêm túc của các ông/bà có tên trên và đồng thời, hi vọng độc giả đón nhận bài phỏng vấn này trong tinh thần đối thoại thấu đáo, đẹp đẽ.

Trước khi theo dõi cuộc phỏng vấn, để có thông tin bao quát, xin được nhắc lại một số diễn biến xoay quanh LVNT:
– Đỗ Thị Thoan, bút danh Nhã Thuyên, sinh năm 1986, tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn – ĐHSP HN năm 2007, học Cao học (Thạc sĩ) chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại tại Khoa Ngữ Văn – ĐHSP HN khóa 18 (2009 – 2010)
– Ngày 2/12/2010, Trường ĐHSP HN ra Quyết định số 7460/QĐ – ĐHSP HN về việc thành lập Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ cho học viên Đỗ Thị Thoan. Đề tài: “Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Hội đồng chấm gồm:
PGS.TS Nguyễn Văn Long (ĐHSP HN) – Chủ tịch Hội đồng
TS. Chu Văn Sơn (ĐHSP HN): Phản biện
PGS.TS Ngô Văn Giá (ĐH Văn hóa): Phản biện
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp (Viện văn học): Ủy viên
TS. Nguyễn Văn Phượng (ĐHSP HN): Thư kí
Tác giả Luận văn đã bảo vệ thành công đề tài, nhận số điểm tuyệt đối (10/10)
– Tháng 3 năm 2011, Trường ĐHSP HN ra Quyết định số 676/QĐ – ĐHSP HN cấp bằng Thạc sĩ khoa học Ngữ văn cho Đỗ Thị Thoan, số hiệu bằng 7437.
– Cuối tháng 3/2013, bắt đầu xuất hiện một số bài phê bình gay gắt LVNT trên báo chí, bắt đầu với bài của Chu Giang Nguyễn Văn Lưu trên báo Văn nghệ Tp HCM, tiếp đó là loạt bài có chung giọng điệu xuất hiện trên nhiều báo (giấy) khác nhau (trong bối cảnh báo chí Việt Nam, đó là biểu hiện của chính thống). Cùng thời điểm, cũng có một số bài tỏ tinh thần bảo vệ LVNT, coi việc đả kích LVNT là biểu hiện của sự thiếu tự do học thuật, của phê bình chỉ điểm, phê bình chỉnh huấn. Loạt bài này chủ yếu đăng tải trên diễn đàn mạng. Từ đây đến hết năm 2013, tạm coi là giai đoạn “tranh luận về LVNT”.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Chất xám của người Việt ở World Bank

Như một sự trùng lặp kỳ lạ, hôm nay thấy hai cái tên của người Việt xuất hiện cùng lúc trên trang nội bộ của World Bank Group. Đó là chuyên gia kinh tế hàng đầu (lead economist) Đinh Trường Hinh và chuyên gia kinh tế cao cấp (senior economist) Nguyễn Vân Trang. Một người ở lứa tuổi U50 và một ở U30. Chị Vân Trang thuộc thế hệ U30 đã là senior economist tại World Bank, chứng tỏ một tài năng trẻ.
Anh Đinh Trường Hinh: Muốn thoát nghèo hăy bắt đầu từ sản xuất công nghiệp nhẹ
Khi bàn về làm thế nào để các nước nghèo vượt lên, anh Hinh cho rằng, những quốc gia này phải bắt đầu bằng sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ (manufacturing).
Kinh tế gia hàng đầu Đinh Trường Hinh. Ảnh: WB
“Lịch sử kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, ngoại trừ vài trường hợp cá biệt, các nước nghèo không thể tiến lên nếu không bắt đầu bằng những sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ. Đó là một sự bắt đầu bắt buộc” Anh Hinh nói trong một cuộc phỏng vấn nội bộ.
Những người lao động kỹ thuật thấp như bán hàng rong, làm trong nhà hàng, có đôi chút cơ hội, nhưng hiệu quả thấp, thu nhập qua ngày đoạn tháng. Công nhân mỏ cũng vậy vì khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng ít tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Làm công nhân trong các nhà máy lại khác. Nó tạo ra thu nhập ổn định và không bị ảnh hưởng của mùa vụ, tạo ra kỷ luật và đạo đức của người lao động, cũng như cơ hội học hỏi về tạo ra kinh doanh.
Tuy nhiên, sản xuất nhỏ hay công nghiệp nhẹ, theo anh Hinh, ngược lại với công nghiệp nặng, các quốc gia nghèo lại cần sản xuất ra những hàng hóa cần thiết hàng ngày cho gia đình, làng xóm và cộng đồng như thức ăn, đồ uống, thuộc da, đồ gỗ hay cao hơn là gia công sắt thép hay đồ gia dụng.
Kiểu sản xuất nhỏ đó lại cần lượng lớn số lao động kỹ thuật thấp (tính hàng triệu) mà các nước kém phát triển có dư thừa. Dòng vốn đầu tư không cần lớn, công nghệ đơn giản và có sẵn. Thật tiện cho nước nghèo.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Thông điệp đầu năm của Đức Đạt Lai Lạt Ma

SƯỚNG, KHỔ TỰ NƠI TA 
THÔNG ĐIỆP ĐẦU NĂM CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Dalai lama 2014 

hoặc :




Dharamsala: Đức Đạt Lai Lạt Ma chuyển lời chúc mừng năm mới đến những người nước ngoài tham gia buổi thuyết giảng của ngài tại Tu viện Sera Jey ở Bylakuppe, thuộc Karnataka, Ấn Độ, ngày 1 tháng Giêng năm 2014.

"Tôi xin gửi lời chào mừng của tôi và Chúc Mừng Năm Mới.
Trên thực tế, cho dù năm tới sẽ trở thành năm hạnh phúc hay năm đau khổ, tùy thuộc vào chúng ta.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, chúng ta nên quyết tâm hơn để trở thành một con người chân thành hơn và từ bi hơn. Và hãy cố gắng tạo ra sự an lạc nội tâm trước hết cho chúng ta và sau đó chia sẻ với những người khác để xây dựng một năm hạnh phúc ", Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong thông điệp.
(Bachhac)

LỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO
1- Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau. 

Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.

Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những điều tốt.
Thử nghĩ mà xem,

Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,

Nhưng sao chúng ta lại không xử dụng nó theo đúng ý của Ngài:

1- Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

2- Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

3- Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

4- Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

5- Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài. ,_._

Một bài kinh rất hay để mình đọc mỗi ngày ít nhất 1 lần. Không biết mình có thể thực hành được không?
Dễ mà khó đấy. Luật tạo hoá Thuyết nhà Phật đã dạy sắc sắc không không. Rất ngắn gọn nhưng vô bờ vô bến !!!

Nguồn : Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Sau hai thập kỷ Mỹ bỏ cấm vận

Tôi thường xuyên theo dõi Hiệu Minh blog vẫn nghĩ cảm giác đây là người gốc ở miền Bắc sau đó có điều kiện sang và định cư ở Mỹ trở thành công dân của một nước văn minh. Nhưng tấm lòng luôn luôn nhớ về quê hương với một nhân sinh quan đẹp. Hôm nay tình cờ đọc được bài viết của blog kỷ niệm 20 bình thường hóa quan hệ Mỹ Việt quả dự cảm không sai. Trong thời đại thông tin toàn cầu, xin phép tác giả đăng lại như một lời tri ân một tấm lòng đẹp :

Sau hai thập kỷ Mỹ bỏ cấm vận

Đs Nguyễn Quốc Cường chào mừng khách. Ảnh: HM
Thật kỳ lạ, người Mỹ nghĩ ra embargo cho Việt Nam và áp đặt lên quốc gia này sau chiến tranh. Nhưng từ khi bỏ đi, quan hệ hai nước trở nên kỳ diệu. Và chính người Mỹ không thích dùng từ embargo trong lễ kỷ niệm 20 năm.
Ngày 3-2-1994, không hiểu vô tình hay cố ý, Tổng thống Bill Clinton chọn đúng vào ngày sinh nhật của ĐCS Việt Nam để tuyên bố xóa lệnh cấm vận (embargo) của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hai nước.
Hôm đó, tôi đang công tác ở Sài Gòn trong văn phòng chi nhánh của UNHCR (Liên hiệp quốc về người tỵ nạn), ông sếp người Mỹ, Christopher Carpenter, đi công tác cùng, vui vẻ bắt tay các đồng nghiệp Việt rất chặt và chúc mừng.
Ông Carpenter nói, đó là một tín hiệu tốt lành mà người Mỹ như ông đã chờ đợi khá lâu. Rồi anh xem, Việt Nam sẽ thay đổi rất nhanh, một ngày nào đó anh sẽ sang Mỹ du lịch, có khi kiếm được việc bên đó chưa chừng.
Tôi chỉ nghĩ ông nói đùa và động viên cho vui. Là anh IT chuyên sửa máy tính cho văn phòng, tôi chẳng quan tâm lắm đến embargo, nhưng sẽ vui, nếu ngày nào đó được đặt chân đến nước Mỹ xa xôi.
Đối với đa số dân chúng lúc đó, chẳng hiểu embargo là gì, có Mỹ hay không, Việt Nam vẫn tiến lên CNXH, dù phải thắt lưng buộc bụng, dù có mất cả Đông Âu và Liên Xô.
Một năm sau đó, tôi đọc báo Vietnam News bằng tiếng Anh, thấy World Bank (WB) tuyển nhân viên IT. UNHCR sắp đóng cửa vì người hồi hương đã về gần hết, biên chế nhà nước đã mất, đây là cơ hội vàng cho thay đổi.
Khi đọc về WB tôi lờ mờ hiểu đây là tổ chức phát triển quốc tế rất có uy tín ở Washington DC. Đặt văn phòng ở đâu tương đương với việc WB muốn giúp nước đó phát triển. Tôi không hề biết, WB chỉ được vào Việt Nam sau khi embargo được gỡ bỏ.
Thi vớ vẩn, trả lời tiếng Anh lúng búng, ngọng líu lô, anh Bradley Babson, sếp văn phòng WB tại Hà Nội lúc đó cũng là người Mỹ, sau khi quay nửa tiếng cùng với anh Nguyễn Văn Minh, kinh tế gia, vừa học ở Mỹ về, bảo tôi “You are the best – Anh là số 1”.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

CÁC BÀI VĂN CÚNG TRONG DỊP TẾT GIÁP NGỌ

Thưa chư vị, 

Nhân dịp đón Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ, xin cung hiến quý vị những bài văn cúng trong dịp Tết, do tôi sưu tầm được. Hôm nay là 26 Tết, tôi đưa sớm các bài này lên để chư vị sắp xếp in ra để dùng, vì không phải nhà nào cũng có máy in.
.
VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA NGOÀI TRỜI
.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy :
- Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
- Ngài Cựu Niên Ngô Vương hành khiển, Thiên Hao hành binh tôn thần, Hứa Tào phán quan.
- Ngài Đương niên Tần Vương hành khiển; Thiên Mao hành binh tôn thần, Ngọc Tào phán quan năm Giáp Ngọ. 
- Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần. Nay là phút giao thừa năm Giáp Ngọ

Chúng con là.................
Ngụ tại ......................

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân.

Nay Ngài Thái Tuế tôn thần
trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân,
dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Riêng Tư Với T/S Alan Phan Đầu Năm 2014

Riêng Tư Với T/S Alan Phan Đầu Năm 2014
Bài Phỏng Vấn do Trần Lương thực hiện
16 Jan 2014
(bài này sau khi bạn Trần Lương thực hiện bị Ban Biên Tập không cho đăng. Thấy tiếc, bạn nhờ GNA xuất bản hộ)
Hỏi: Dù là hân hạnh được T/S hứa là sẽ trả lời những câu chuyện riêng tư nhất, nhưng xin bắt đầu bằng một đề tài thông dụng của báo chí trong những ngày Tết.  T/S nghĩ gì về triển vọng của 2014 so với các năm qua?
Đáp: Tôi vừa trả lời một quan chức cao cấp Việt khi ông bày tỏ lạc quan cực điểm về việc ổn định của nền kinh tế vĩ mô và việc hồi phục mạnh mẽ các ngành ngân hàng, BDS, chứng khoán… Với tôi, nếu chúng ta cứ tiếp tục làm những gì đang làm, thì chúng ta sẽ tiếp tục gặt hái những kết quả tương tự trong tương lai. Tôi nhìn lại và thấy ngoài những phát ngôn, chưa có một hành động gì cụ thể để tác động tích cực hay tiêu cực trên thực tại. Hai yếu tố tăng trưởng là khu vực FDI hay TPP phần lớn nhờ những yếu tố ngoài Việt Nam; tuy nhiên, mọi thành quả tốt sẽ bị bù trừ bởi suy thoái và trì trệ tại lĩnh vực “doanh nghiệp nội” và “thu nhập của đa số dân chúng”. Các yếu tố xấu như sự can thiệp chủ đạo của chánh phủ, nợ xấu ngân hàng, vốn sở hữu các định chế tài chánh và DNNN, bong bóng BDS, việc thao túng thị trường chứng khoán…chỉ gia tăng chứ không giảm…
Hỏi: Có nghĩa là T/S rất bi quan về triển vọng cho 2014?
Đáp: Không, nhưng cũng không lạc quan. Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi trong các khu vực và ngành nghề, nhưng sẽ là một biểu đồ đi ngang về các chỉ số kinh tế vĩ mô.
Hỏi: Nếu ông là một doanh nhân năng động làm ăn tại xứ sở này. T/S sẽ làm gì trong những năm sắp đến?
Đáp: Tôi nghĩ đây là một bài toán phức tạp và trước hết, cần nhận rõ mình có những lựa chọn gì, kỹ năng và trải nghiệm của mình có thích ứng với môi trường kinh doanh và sau cùng, mình đang có hoặc có thể 

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Chúc mừng năm mới Giáp Ngọ – 2014

Năm Quý Tỵ sắp qua, năm Giáp Ngọ sắp tới, Tổng biên tập Cua Times xin gửi lời chúc mừng năm mới tới bạn đọc gần xa trên khắp thế giới.
Sau 4 năm hoạt động, với hơn 1300 entries về đủ các đề tài khác nhau, Hiệu Minh Blog (Hang Cua) đã vượt ngưỡng 7,3 triệu hít, hơn 83.000 phản hồi và 2 triệu độc giả từ 190 quốc gia và vùng miền trên khắp thế giới.
Cảm ơn bạn đọc đã đóng góp trí tuệ và công sức cho blog, đặc biệt, quí độc giả đã động viên và tham gia hai lần vào công tác từ thiện với số tiền gần 100 triệu cho ba chương trình “Vì ta cần nhau”, “Cơm có thịt” và gần đây là “Nhịp cầu Hoàng Sa”.
Vài nét về đêm giao thừa
Năm nay, đêm giao thừa rơi vào ngày 30-1-2014, dương lịch và cũng là 30 âm lịch của tháng Chạp (12). Giờ Tý rơi vào khoảng từ 11 giờ đêm 30-1 đến 1 giờ đêm ngày 31-1-2014 (dương lịch). Chính Tý – thời khắc giao thừa là 0 giờ 0 phút 0 giây ngày 31-1-2014. Muốn xem Phụ Tý thì sang nhà…hàng xóm lúc nàng tắm tất niên.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

CỐ BS DƯƠNG QUỲNH HOA: CUỘC ĐỜI VÀ CÁI CHẾT RẤT BUỒN CỦA MỘT CON NGƯỜI CHÍNH TRỰC



Bài này của tác giả Mai Thanh Truyết viết sau khi cố BS Dương Quỳnh Hoa mất. Mới mà đã 8 năm rồi. Một số các bạn muốn biết về nữ chí sĩ được xem là người đầu tiên thẳng thắn ra khỏi đảng cộng sản ở Việt Nam vào năm 1979. Bài viết tương đối đầy đủ. Ai chưa đọc thì nên đọc, vì gần đây rộ lên phong trào ra khỏi đảng của những nhân vật một thời sùng kính đảng cộng sản như một tôn giáo. Hôm nay, tôi xin lưu lại ở đây như một nén hương tưởng nhớ 8 năm ngày mất của Bà, một đồng nghiệp đàn Chị, mà tôi đã từng gặp, và tâm sự năm 1986 và vài lần sau đó năm 2001. Vẫn còn nhiều vấn đề về Bà mà một số bài báo phỏng vấn sau này đều bịa đặt để bôi nhọ Bà.


Mai Thanh Truyết 

Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) vừa nằm xuống ngày thứ bảy 25–2–2006 tại Sài Gòn, và cũng vừa được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2. Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên. Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2.

Sự im lặng của Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trãi và chia xẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất “chuyên chính vô sản” của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.

Ô. Bà DQH và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

BS DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40. Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự. LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.

Về phần Bà Hoa, được đi du học tại Pháp vào cuối thập niên 40, đã đỗ bằng Bác sĩ Y khoa tại Paris và về lại Việt Nam vào khoảng 1957 (?). Bà có quan niệm cấp tiến và xã hội, do đó Bà đã gia nhập vào Đảng CS Pháp năm 1956 trước khi về nước.


Từ những suy nghĩ trên, Bà hoạt động trong lãnh vực y tế và lần lần được móc nối và gia nhập vào Đảng CSVN. Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô “bưng” qua ngõ Ba Thu –Mõ Vẹt xuyên qua Đồng Chó Ngáp. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân, tin tức trên mới được loan tải qua đài phát thanh của Mặt Trận.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Vậy thì Huyền Như chiếm đoạt tiền của ai?

Chiều 15/1, VnEconomy nhận được cuộc gọi từ lãnh đạo một ngân hàng thương mại, cũng là một luật sư từng nhiều năm trước phụ trách phòng pháp chế của một tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp.


“Tôi nhận thấy không phải ai cũng hiểu là chuyện gì đã xảy ra ở vụ án này”, vị lãnh đạo ngân hàng trên đặt vấn đề.

Để tạo thông tin đa chiều, những góc nhìn khác nhau về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, vụ án đang được xét xử với những vấn đề phức tạp, VnEconomy tóm lược nội dung của cuộc gọi chủ động trên.

Vị lãnh đạo ngân hàng trên nói:

“Không phải ai cũng hiểu chuyện gì đã xảy ra, vậy chuyện gì đã xảy ra?

Huỳnh Thị Huyền Như kêu gọi khách hàng gửi tiền về Vietinbank, bằng hình thức ủy thác, gửi tiền trực tiếp… Sau khi khách hàng gửi tiền vào Vietinbank, Huyền Như có hai thủ đoạn chính để rút tiền. Một là, dùng chứng từ giả để rút ra, giả chữ ký của chủ tài khoản. Hai là, dùng chứng từ giả, giả chữ ký và thế chấp khoản tiền đó để vay Vietinbank, chiếm đoạt tiền vay; sau đó bị bắt, Vietinbank trích tiền gửi của khách hàng để bù đắp cho việc cho vay này, mặc dù hợp đồng thế chấp là giả.