Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

XỨ TRẦM HƯƠNG - QUÁCH TẤN - PHONG THỦY

XỨ TRẦM HƯƠNG - QUÁCH TẤN - PHONG THỦY
Khi nói về cổ học, khoa học huyền bí phương đông với Tử vi, Phong thủy…Người xưa đã để lại cho chúng ta khá nhiều tư liệu hay. Một thời dưới nhãn quan của những người theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin thì đó là duy tâm, mê tín. Nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại. Hiện nay dù chưa công nhận một cách chính thức nhưng trào lưu xã hội, hay nói cách khác là ít có cơ sở kinh doanh nào, các cơ quan công quyền náo không sủ dụng kiến thức về phong thủy. Bởi vì đó thực sự là môn khoa học, nhưng lại khá trừu tượng và không dễ nắm bắt. Và tên tuổi của cụ Quách Tấn, một nhà thơ, nhà nghiên cứu rất có duyên với tỉnh Khánh Hòa vì đã để lại cuốn Xứ Trầm Hương khá nổi tiếng.Hãy nghe cụ kể lại chuyện phong thủy ngôi nhà của cụ ở Nha Trang :

Quách Tấn là một nhà thơ, là bạn của cụ Nguyễn Hiến Lê. Và cũng là một nghiên cứu để lại nhiều tác phẩm cho đời. Đặc biệt với Tỉnh Bình Định và Khánh Hòa ông để lại hai cuốn địa phương chí khá nổi tiếng :
  1. Nước non Bình Định (Ðịa phương chí tỉnh Bình Định, Sài Gòn - 1968)
2.      Xứ trầm hương ( Ðịa phương chí tỉnh Khánh Hòa, Sài Gòn - 1969)
Đặc biệt các cụ hồi xưa rất thích thơ Đường luật với niêm vận chặt chẽ nhưng ẩn chứa nhiều nội dung súc tích. Và ông đã để lại tập thơ đường luật khá nổi tiếng : “ Mùa cổ điển “

Và sau đây là câu chuyện về phong thủy nói về trạch vận tạo tác ngôi nhà của cụ tại Nha Trang :
Số là, khoảng năm 1973 ông bị chứng thiên đầu thống phải vào nằm ở nhà thương Chợ Rẫy. Bấy giờ báo Bách Khoa đưa tin, nhiều độc giả yêu mến ông đã mách ông nhiều phương thuốc Ðông, Tây, Nam y thời đại đủ cả, có phương tùng được bách khoa đăng tải,

nhưng ông không dùng phương nào mà chỉ dùng thuốc của bệnh viện, cho đến khi ra viện cũng thế. Tại bệnh viện, ông được bác sĩ cho biết trong tương lai ông sẽ bị hư hết một mắt, lúc ấy thì phải đến ngay bệnh viện để múc bỏ, nếu không thì mắt kia sẽ bị lây. Sau đó một thời gian thì mắt còn lại cũng bị hư nốt và ông phải chịu mù. Nỗi bất hạnh ấy xảy đến sớm hay muộn là tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể ông mạnh hay yếu, cho nên sau khi ra viện ông phải dùng thuốc thường xuyên. Những điều vừa nói tôi đã được ông bảo cho biết từ năm 1975 nên khi nghe ông thản nhiên nói ông không còn dùng thuốc nữa, tôi đã không giấu nổi sự ngạc nhiên. Ông thấy tôi có vẻ muốn hỏi, không để cho tôi kịp hỏi, ông đã kể tiếp một chuyện xảy ra trước đó mười năm.
QUÁCH TẤN



Ông kể rằng vào khoảng 1965, một buổi sáng nọ ông đang ngồi trong nhà nhìn ra ngõ thì thấy có người đàn ông đã đứng tuổi, qua lại trước nhà ông vài ba bận, rồi dừng lại ngắm nghía cảnh nhà ông, đầu gật gù, miệng như lẩm bẩm điều gì. Ông lấy làm lạ bèn ra mời khách vào nhà. Khách là một Hoa kiều, nói tiếng Việt chưa được sõi lắm. Khách cho biết mình ở Chợ lớn, nhân ra Nha Trang thăm bạn xong, bèn đi thăm một vòng thành phố cho biết. Khách tự nhận có biết thuật phong thủy, nhân thấy cảnh nhà ông mà tò mò muốn biết... Khách hỏi tới tuổi tác ông, hỏi ông làm chủ ngôi nhà này từ bao giờ...

Sau khi được biết đầy đủ mọi chi tiết, khách trầm ngâm khá lâu rồi buột miệng nói :

- Theo tọa hướng của ngôi nhà cùng tuổi tác của chủ nhà và ngày giờ thủ đắc dương cơ nầy thì gia chủ nhất định phải bị mục tật. 

Nhưng quái lạ, ông đã ở đây mấy chục năm rồi mà sao điều đó lại chưa xảy ra ?
Ông nghe nói thế có vẻ phật ý, lại sẵn không tin thuật phong thủy nên lặng thinh chẳng nói gì. Khách thấy thế biết mình lỡ lời bèn đứng dậy cáo từ. Dù không tin những lời nói của ông khách kỳ dị kia ông không sao quên được, cho đến ngày ông lâm bệnh rồi được bác sĩ báo cho biết căn bệnh của ông, ông nhớ lại lời khách nói rồi đâm ra phân vân, cuối cùng thì đi đến một quyết định. Ông nói :

- Nếu đã bảo có định mệnh mà còn cố tránh né thì không nên. Phải bình thản sống như không hề hay biết gì.

Té ra ông không dùng thuốc nữa là không muốn cưỡng lại định mệnh, cái triết lý sống ấy nghe có vẻ bi quan quá, tôi đã trình bày tỏ sự không tán đồng, cũng may là chưa kịp nói, nếu không thì ắt bị ông chê là người nông nổi.


Đọc thêm:
Quách Tấn, tự Ðăng Ðạo, hiệu Trường Xuyên, tiểu hiệu Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Cù Huân Khách v.v... Sinh ngày 04 tháng 01 năm 1910 tại làng Trường định tổng Trường định, huyện Bình khê, tỉnh Bình Định; nay là thôn Trường định, xã Bình hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Thuở bé học chữ Hán, đến 12 tuổi mới học Quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1929 đậu bằng Cao đẳng Tiểu học, lần lượt làm việc tại tòa sứ Huế, tòa sứ Ðồng nai, tòa sứ Nha Trang. Ðến Cách mạng tháng tám 1945 bùng nổ thì cùng gia đình tản cư về Bình Định. Từ 1945 đến 1954 dạy Quốc văn tại các trường trung học phổ thông ở An nhơn, Bồng sơn, Bình khê. Từ 1954 đến 1965 là Phó Tỉnh trưởng Hành chánh tỉnh Bình Định một thời gian rồi bị đổi ra Huế, sau xin về làm tại Nha Trang rồi về hưu. Từ ấy, ông ở tại Nha Trang tiếp tục sự nghiệp sáng tác, biên khảo và dịch thuật đã bắt đầu từ năm 1932. Những năm cuối đời dù bị mục tật ông vẫn làm việc không hề biết mệt mỏi cho đến khi nhắm mắt lìa đời.

Quách Tấn từ trần lúc 7 giờ 30 sáng ngày 21 tháng 12 năm 1992 (nhằm ngày 28 tháng 11 năm Nhâm Thân) tại ngôi nhà do ông tậu từ thời Pháp thuộc, nay mang biển số 12 đường Bến Chợ - Nha Trang, sau một cơn đau tim đột ngột, hưởng thọ 82 tuổi.

Các tác phẩm đã xuất bản trong và ngoài nước :

- Một Tấm lòng (Thơ, Hà Nội - 1939)
- Mùa cổ điển (Thơ, Hà Nội - 1941, tái bản tại Sài Gòn - 1960)
- Trăng ma lầu Việt (Truyện truyền kỳ, Sài Gòn -1960)
- Nghìn lẻ một đêm (Lược thuật truyện cổ Ba Tư, Sài Gòn -1961)
- Ðọng bóng chiều (Thơ, Paris - 1965)Mộng Ngân Sơn (Thơ, Paris - 1966)
- Nước non Bình Định (Ðịa phương chí tỉnh Bình Định, Sài Gòn - 1968)
- Xứ trầm hương ( Ðịa phương chí tỉnh Khánh Hòa, Sài Gòn - 1969)
- Giọt trăng (Thơ, Paris - 1973)
- Tố Như thi (Tuyển dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Paris - 1973)
- Họ Nguyễn Vân Sơn (Tiểu truyện danh nhân, Qui Nhơn - 1988)
- Nhà Tây Sơn (Biên khảo lịch sử, Qui Nhơn - 1988)

Các tác phẩm chưa xuất bản Hơn mười tập thơ, trong đó có :

- Mây cổ tháp (xong 1973)
- Giàn hoa lý (xong 1979)
- Bước lãng du: từ Huế đến Phan Rang (Biên khảo - ký sự, xong1963)
- Cảnh cũ còn đây (Biên khảo - ký sự, xong 1963)
- Ðời Bích Khê (Truyện ký danh nhân, xong 1971)
-Thi pháp (Phép làm thơ xưa, xong trước 1975)
- Ðôi nét về Hàn Mặc Tử (Truyện ký danh nhân, xong trước 1975)
- Ðôi nét về Ðào Tấn (Truyện ký danh nhân, xong trước 1975)
- Thơ chữ Hán của Thái Thuận (Tuyển dịch, xong trước 1975)
- Dạo quanh hí trường (Giai thoại về hát bội, xong 1989)
- Bóng ngày qua (Hồi ký, viết từ thiếu thời đến trước khi mất không lâu) v.v...




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét