Ngã Tư Hàng Xanh kẹt xe liên miên do vòng xoay |
Vòng xoay, trước kia người Pháp chỉ làm ở các ngã 5, ngã 6, ngã 7... Vòng xoay rất hiếm khi đặt ở ngã tư, trừ khi ngã tư ấy ở ngay trung tâm cần chỗ để tạo cảnh quan hoặc để dựng tượng đài.
Ngày trước công nghệ tự động chưa cho phép đặt hệ thống đèn cưỡng bức dừng phức tạp tại các ngã 5 trở lên nên phải làm vòng xoay thay thế cho hệ thống đèn. Ngã tư hoặc ngã ba có thể đặt hệ thống đèn cưỡng bức dừng tự động khá đơn giản nên không ai làm vòng xoay giữa đường để cản trở giao thông. Thế mà ở Sài Gòn, ngay ngã tư Hàng Xanh lại xây một vòng xoay thật hoành tráng, nằm chình ình giữa đường vừa tốn đất lại vừa gây ra ùn tắc giao thông liên miên. Sau để chống ùn tắc, mấy "đầu đất sét" ở đây đành phải gắn thêm hệ thống đèn xanh đèn đỏ. Như vậy là vừa có vòng xoay lại vừa có hệ thống đèn cưỡng bức dừng.
Ngày nay, không còn cần thiết phải xây vòng xoay ở các ngã 5 trở lên vì công nghệ hiện đại cho phép gắn hệ thống đèn cưỡng bức dừng cho bất cứ giao lộ phức tạp nào.
Đọc bài dưới đây để thấy những cái vòng xoay tùy tiện gây ra tai nạn cho người dân như thế nào.
Những cái bẫy trên đường phố Đà Nẵng
HỒ TRUNG TÚ
Chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, số con đường và diện tích mặt đường của Đà Nẵng tăng lên gần gấp 3 lần. Những con phố mới, những con đường mới, những khu dân cư mới tạo nên một bộ mặt khá ấn tượng, và cũng đã tạo nên một thương hiệu nào đó về sự phát triển, chí ít là phát triển cơ sở hạ tầng chuẩn bị, đón đầu cho những cơ hội đầu tư sắp đến.
Thế nhưng, thật lạ, không hiểu các kỹ sư thiết kế cầu đường ấy áp dụng những giáo trình nào mà với người tham gia giao thông, đây thực sự là những cái bẫy, theo đúng nghĩa đen, sẵn sàng “bẫy sập” bất cứ ai có một chút không chú ý tập trung vào mặt đường
Đường Phạm Văn Đồng nối cầu Sông Hàn, trung tâm thành phố ra biển nên được xác định đây là con đường phải đẹp như một công viên. Thế nhưng không biết có phải vì xuất phát từ quan điểm ấy mà các bùng binh trên con đường này đều phình to ra (để trồng cây cho đẹp) quá mức bình thường. Bất cứ ai, nhất là các ô tô, theo thói quen bám vào lề trái mà đi (vì đường có dải phân cách cố định) hoặc một thoáng ngắm cảnh mà không nhìn xa một chút, thì sẽ có lúc leo lên bó vỉa bùng binh mà lật nhào. Và thực tế bó vỉa các bùng binh đầy dấu vết của những cuộc sập bẫy như thế. Không hề có một cảnh báo nào về đường hẹp hoặc vật cản hoặc vật gì đó trước mặt !
Và đây , dấu vết của những cuộc leo lề có thể đã chết người |
Ở các ngã tư trên đường Ngô Quyền thì chỗ đầu của các dải phân cách phình to ra một cách đột ngột. Có thể ý định ban đầu là dùng nó để định hướng giao thông, trước khi vào hoặc ra vòng xuyến, thế nhưng nhìn sự sứt mẻ tan hoang của các mỏm bêtông này cùng những chân hương cắm ở đó chúng tôi biết đã nhiều người thiệt mạng vì nó. Vào vòng xuyến thì được nhưng chỗ ra vòng xuyến để vào đường dải phân cách cũng xoè ra một cách khó hiểu.
Những chân hương nằy cắm cho ai ? |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét