NOI ĐỘT TỬ TRONG GIA ĐÌNH HỌ NGÔ.
Ngô Đình Lệ Quyên |
Trần Lệ Xuân & Ngô Đình Lệ Thủy |
Bà Ngô Đình Lệ Quyên, 53 tuổi, con gái út của ông bà Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân thiệt mạng trên đường đi làm ở Rome (nước Ý) vào sáng thứ Hai 16/04. Một chiếc xe buýt đã va quẹt vào xe gắn máy của bà làm bà té xuống đường và chết ngay tại chỗ. Bà Lệ Quyên là giám đốc phụ trách di dân của Caritas Roma, một tổ chức thiện nguyện thuộc Tòa Thánh Vatican
Tin trên trang web của Caritas Roma, một tổ chức thiện nguyện thuộc Tòa Thánh Vatican, nơi bà Ngô Ðình Lệ Quyên làm việc với vai trò giám đốc phụ trách di dân, thông báo tai nạn bi thảm xảy ra vào sáng ngày thứ Hai 16/04.
Đức Ông Enrico Feroci, Giám đốc Caritas Roma trong thông cáo trên website của tổ chức này viết: ”Bà Lệ Quyên là tấm gương trong nhiều năm về công tác giúp đỡ người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn với sự nhiệt tình và đức tin”.
Bà Lệ Quyên là con gái út của vợ chồng ông bà Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân, sinh năm 1959, tị nạn qua Ý năm 1963 sau khi bác và cha bà là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị bắn chết sau cuộc đảo chính quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Một luật sư thân cận với gia đình bà Lệ Quyên cho biết, dù đã quá Ý từ đó đến nay và đã lập gia đình với một người Ý nhưng bà vẫn giữ nguyên quốc tịch Việt Nam và không nhập quốc tịch Ý.
Tai nạn vừa rồi đã làm bà Lệ Quyên trở thành người chết bất đắc kỳ tử thứ bảy trong gia đình Ngô Đình Diệm.
Ông Ngô Đình Khả, cha của Ngô Đình Diệm, là vị quan thanh liêm của triều đình nhà Nguyễn. Ông từ quan về quê Quảng Bình để phản đối việc thực dân Pháp bắt vị vua yêu nước Thành Thái đi đày.
Ông Ngô Đình Khả có 9 người con là: Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Thị Giáo, Ngô Đình Thị Hiệp...
Ông Ngô Đình Khôi làm quan Tổng đốc Quảng Nam, sau cách mạng tháng 8, bị chính quyền mới thủ tiêu cùng với người con trai là Ngô Đình Huân.
Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trên đường trốn chạy từ dinh Độc Lập đến nhà thờ cha Tam ở Chợ Lớn, khi nổ ra cuộc đảo chính 11.11.1963, đã bị đại úy Nhung, cận vệ của Đại Tướng Dương Văn Minh bắn chết.
Tuy nhiên, CIA hay ai ra lệnh cho Nhung bắn chết hai ông vẫn còn là nghi vấn lịch sử.
Qua năm 1964, Ngô Đình Cẩn lúc đó bị mệnh danh là "hung thần miền Trung" đã bị chính quyền của Nguyễn Khánh kết án tử hình và bị xử bắn.
Năm 1968, Ngô Đình Lệ Thủy, chị ruột của Ngô Đình Lệ Quyên cũng bị tai nạn xe đột tử tại Pháp.
Theo dân gian Việt Nam, nhiều người trong một gia đình bị chết theo cách giống nhau thì gọi rằng gia đình ấy có "noi".
Ông Ngô Đình Khả có 9 người con là: Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Thị Giáo, Ngô Đình Thị Hiệp...
Ông Ngô Đình Khôi làm quan Tổng đốc Quảng Nam, sau cách mạng tháng 8, bị chính quyền mới thủ tiêu cùng với người con trai là Ngô Đình Huân.
Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trên đường trốn chạy từ dinh Độc Lập đến nhà thờ cha Tam ở Chợ Lớn, khi nổ ra cuộc đảo chính 11.11.1963, đã bị đại úy Nhung, cận vệ của Đại Tướng Dương Văn Minh bắn chết.
Tuy nhiên, CIA hay ai ra lệnh cho Nhung bắn chết hai ông vẫn còn là nghi vấn lịch sử.
Qua năm 1964, Ngô Đình Cẩn lúc đó bị mệnh danh là "hung thần miền Trung" đã bị chính quyền của Nguyễn Khánh kết án tử hình và bị xử bắn.
Năm 1968, Ngô Đình Lệ Thủy, chị ruột của Ngô Đình Lệ Quyên cũng bị tai nạn xe đột tử tại Pháp.
Theo dân gian Việt Nam, nhiều người trong một gia đình bị chết theo cách giống nhau thì gọi rằng gia đình ấy có "noi".
Một số thành viên trong Đại gia đình Ngô Đình Diệm Ở Việt Nam cũng rất hiếm có gia đình nào có noi với số người kỷ lục như gia đình họ Ngô. Sau cái chết bất đắc kỳ tử của ba anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, người dân miền Nam thời đó phao tin rằng mộ cụ Ngô Đình Khả bị sét đánh nên đưa đến cái nghiệp dữ ấy cho gia đình nầy. Tuy nhiên tin mộ cụ Khả bị sét đánh ngay thời đó chưa được kiểm chứng. Ngô Đình Diệm là người có công hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam để xây dựng nhà nước Việt Nam Cộng Hòa độc lập và vững mạnh. Ông cũng có công xây dựng một xã hội nền nếp, tôn trọng truyền thống và đạo lý dân tộc cũng như một bộ máy công chức mẫn cán và có học thức ở miền Nam. Tuy nhiên dần về sau, anh em ông đã mắc sai lầm lớn khi thay vì xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng, lại hướng theo đường độc đảng để cuối cùng đi đến chỗ độc tài gia đình trị. Và tất nhiên không chỉ riêng gia đình ông bị trả giá cho sai lầm nầy, như bao nhiêu chế độ độc tài khác trên thế giới, mà còn làm cho người dân miền Nam cũng bị trả giá oan. Nguồn :Blog Huỳnh Ngọc Chênh |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét