Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Lịch sử Việt Nam quê hương tôi

Khi biết và hiểu lịch sử một cách rõ ràng từ những sử liệu chính xác . Chúng ta càng nâng cao lòng tự hào dân tộc , cảm phục, kính trọng và biết ơn tổ tiên . Đất nước nghìn đời biết bao thế hệ cha ông tạo dựng và gìn giữ .
Quay lưng lại với lịch sử chính là quay lưng với dân tộc . Hãy trả lại cho lịch sử những gì là của lịch sử 
Lịch sử cũng không thể bị bóp méo xuyên tạc . Lịch sử cũng không thể được viết trên lập trường đấu tranh giai cấp . Bởi vì qua lăng kính đó lịch sử đã bị méo mó , dị dạng . Học sinh quay lưng lại với những giờ học môn lịch sử chính là sự phản đối xuất hiện trong tiềm thức mà có thể ngay cả các em cũng không nhận thức được . Đó là phản ứng tự nhiên mà tạo hóa đã ẩn giấu trong bản thân mỗi người . Xa lánh những gì là dối trá , xuyên tạc để phục vụ cho một nhóm người nào đó , phục vụ cho một mục đích nào đó .
Khi lịch sử được viết đúng sự thật , qua nhiều góc nhìn khác nhau trong một môi trường tự do, dân chủ và văn minh . Những giờ học lịch sử sẽ là những giờ đầy thích thú của học sinh . Nó gắn kết quá khứ hiện tại và mở nẻo đường khai phóng vào tương lai của dân tộc :


Một cách để thế hệ trẻ hiện nay nắm được lịch sử Việt nam từ buổi sơ khai cho đến ngày hôm nay là chuỗi video của đài rfatiengviet.net có trên youtube. 

Việt nam quê hương tôi là một tư liệu lịch sử, được viết khá chính xác, tôn trọng sự thật thế hệ trẻ nên biết

Tham khảo : 


ảnh minh họa, Tuổi trẻ


Ngày 3 tháng 10 năm 2015 báo Giaó dục Việt Nam đăng bài viết : Nếu khai tử môn sử sẽ là tai họa lớn của thầy Trần Trung Hiếu với lời tòa soạn dẫn đề dưới đây :


LTS: Môn Sử gần như bị “khai tử” trong Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT công khai Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới) đến các trường phổ thông (chương trình tổng thể) trên toàn quốc để lấy ý kiến góp ý. 
Nói một cách thẳng thắn là Dự thảo này đã từng bước “khai tử” môn Lịch Sử  trong các môn học phổ thông và tương ứng với nó là “khai tử” luôn trong các kỳ thi quốc gia tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
Chưa bao giờ, vị thế và vai trò của môn Sử bị đánh giá thấp như thế so với các môn học phổ thông trong một Dự thảo của Bộ GD&ĐT.
Bài viết thẳng thắn trên tinh thần góp ý và nhìn thẳng sự thật của thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An sẽ như một lời cảnh báo với người soạn thảo chương trình.
Nếu khai tử môn Sử, sẽ là một thảm họa lớn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét