Trong nền văn hóa của dân tộc có văn hóa Phật giáo . Đó là những câu chuyện cổ tích phật giáo . Đó là những trường bồ đề dạy trẻ thơ ngoài dạy giáo lý nhà Phật còn dạy các môn khoa học xã hội , tự nhiên v.v...dạy làm người . Đó là dạy các phật tử học biết cách sống trong gia đình cũng như sống ngoài xã hội như một gia đình lớn . Đó là sinh hoạt gia đình phật tử .
Sau 75 văn hóa phật giáo ngày càng mai một . Vì nhà cầm quỳên muốn xã hội chỉ tồn tại duy nhất một học thuyết Mác Lê nên mới có hiện tượng đốt sách vở , đập phá đình chùa , miếu mạo dưới chiêu bài bài trừ văn hóa đồi trụy , chống dị đoan mê tín . Mặt khác các cơ sở từ thiện, văn hóa của phật giáo cũng như của các tôn giáo khác đều bị nhà nước tịch thu và hoạt động theo ý của nhà cầm quỳên .
Nhưng chủ thuyết Mác Lê với học thuyết đấu tranh giai cấp . Tự phân chia xã hội thành giai cấp và dùng bạo lực để giải quýêt vấn đề đã chứng tỏ sự bất lương , bất bao dung của nó gây vô vàn tác hại . Kinh tế kế hoạch hóa, hợp tác xã,..tư liệu sản xuất thuộc về công hữu nghĩa là thuộc về nhà cầm quỳên đã làm cho toàn bộ đất nước lâm vào cành khốn đốn. Những người lớn tuổi vẫn còn nhớ nạn đói. Một ngày trong gia đình không có được bữa cơm no . Ăn độn khoai sắn , bo bo ...và cái đói đe dọa thường trực . Lúc đó nhà cầm quỳên thường xuyên đánh lừa công chúng lãnh đạo không sai và chỉ những kẻ thừa hành là sai . Mặt khác thường xuyên đỗ lỗi cho hậu quả chiến tranh để biện hộ cho chế độ , nhưng thực ra tác hại đó là do hệ tư tưởng Mác Lê gây nên .
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa . Và những con người xã hội chủ nghĩa đã đánh mất đức tin vào thánh thần, trời phật , thiên chúa ..và đã tạo dựng nên một xã hội như thế nào ? Băng hoại về đạo đức , tham nhũng tràn lan , sẵn sàng hủy hoại thiên nhiên môi trường sống của bao người vì lòng tham . Vô cảm trước nối đau của đồng loại . Con người tiến gần đến vị trí của con vật hơn tính cách của con người . Đó là gì ? : chăm chút cho bộ lông của minh . Đó là gì ? : đó là một va chạm nhỏ ngoài xã hội dùng vũ lực đấm đá , chém giết ..không dùng lời nói khuyên giải đúng sai, những ngôn từ lý lẻ chỉ loài người mới có . Như vậy con người càng tiến gần đến cách giải quýêt tranh đoạt dùng sức mạnh của muôn thú hoang dã từ bỏ tính người .
Văn hóa dân tộc là gì ? Những câu ca dao tục ngữ đúc kết bao nhiêu cách xử thế của cha ông mà thế hệ trẻ ngày nay không được dạy dỗ .
Nhiễu điều phủ lấy giá gương . Người trong một nước phải thương nhau cùng .
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ .
Bầu ơi thương lấy bí cùng . Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn .
.......
Nói về buôn bán thì văn hóa phật giáo có chuyện cái cân thủy ngân để nói đến tình nhân quả . Khuyên người buôn bán nên hướng thiện ...
Đức Phật dùng lời khuyên , dùng tấm lòng từ bi để giáo hóa chúng sinh . Trong kinh Pháp Hoa phẩm thí dụ mà cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm chuyển về thi có đoạn :
Tâm chúng sinh biết đâu là Phật trí
Bởi trong vòng bức não của thế gian .
Ta như người có sức mạnh vạn năng
Không dùng được phải dùng lời khuyên nhủ
Cánh rừng hiểm chim khôn không làm tổ
Bến sông mê người trí chẳng dừng chân .
Sau 75 văn hóa phật giáo ngày càng mai một . Vì nhà cầm quỳên muốn xã hội chỉ tồn tại duy nhất một học thuyết Mác Lê nên mới có hiện tượng đốt sách vở , đập phá đình chùa , miếu mạo dưới chiêu bài bài trừ văn hóa đồi trụy , chống dị đoan mê tín . Mặt khác các cơ sở từ thiện, văn hóa của phật giáo cũng như của các tôn giáo khác đều bị nhà nước tịch thu và hoạt động theo ý của nhà cầm quỳên .
Nhưng chủ thuyết Mác Lê với học thuyết đấu tranh giai cấp . Tự phân chia xã hội thành giai cấp và dùng bạo lực để giải quýêt vấn đề đã chứng tỏ sự bất lương , bất bao dung của nó gây vô vàn tác hại . Kinh tế kế hoạch hóa, hợp tác xã,..tư liệu sản xuất thuộc về công hữu nghĩa là thuộc về nhà cầm quỳên đã làm cho toàn bộ đất nước lâm vào cành khốn đốn. Những người lớn tuổi vẫn còn nhớ nạn đói. Một ngày trong gia đình không có được bữa cơm no . Ăn độn khoai sắn , bo bo ...và cái đói đe dọa thường trực . Lúc đó nhà cầm quỳên thường xuyên đánh lừa công chúng lãnh đạo không sai và chỉ những kẻ thừa hành là sai . Mặt khác thường xuyên đỗ lỗi cho hậu quả chiến tranh để biện hộ cho chế độ , nhưng thực ra tác hại đó là do hệ tư tưởng Mác Lê gây nên .
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa . Và những con người xã hội chủ nghĩa đã đánh mất đức tin vào thánh thần, trời phật , thiên chúa ..và đã tạo dựng nên một xã hội như thế nào ? Băng hoại về đạo đức , tham nhũng tràn lan , sẵn sàng hủy hoại thiên nhiên môi trường sống của bao người vì lòng tham . Vô cảm trước nối đau của đồng loại . Con người tiến gần đến vị trí của con vật hơn tính cách của con người . Đó là gì ? : chăm chút cho bộ lông của minh . Đó là gì ? : đó là một va chạm nhỏ ngoài xã hội dùng vũ lực đấm đá , chém giết ..không dùng lời nói khuyên giải đúng sai, những ngôn từ lý lẻ chỉ loài người mới có . Như vậy con người càng tiến gần đến cách giải quýêt tranh đoạt dùng sức mạnh của muôn thú hoang dã từ bỏ tính người .
Văn hóa dân tộc là gì ? Những câu ca dao tục ngữ đúc kết bao nhiêu cách xử thế của cha ông mà thế hệ trẻ ngày nay không được dạy dỗ .
Nhiễu điều phủ lấy giá gương . Người trong một nước phải thương nhau cùng .
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ .
Bầu ơi thương lấy bí cùng . Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn .
.......
Nói về buôn bán thì văn hóa phật giáo có chuyện cái cân thủy ngân để nói đến tình nhân quả . Khuyên người buôn bán nên hướng thiện ...
Đức Phật dùng lời khuyên , dùng tấm lòng từ bi để giáo hóa chúng sinh . Trong kinh Pháp Hoa phẩm thí dụ mà cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm chuyển về thi có đoạn :
Tâm chúng sinh biết đâu là Phật trí
Bởi trong vòng bức não của thế gian .
Ta như người có sức mạnh vạn năng
Không dùng được phải dùng lời khuyên nhủ
Cánh rừng hiểm chim khôn không làm tổ
Bến sông mê người trí chẳng dừng chân .
Người trí phải biết đâu là thiện ác , đâu là tính người . Đã có lúc gần một nữa nhân loại mê muội với chủ nghĩa vô thần , chủ nghĩa Mác Lê và dân tộc nào vướng vào chủ nghĩa này đã rời xa nền văn minh của nhân loại . Và mức sống của nhân dân cả tinh thần và vật chất đều thấp kém mà thực tế cuộc sống đã chứng tỏ rõ ràng .
Văn hóa phật giáo , văn hóa dân tộc phải được phát triển thì dân tộc mới có cơ hội thăng tiến hòa nhập vào dòng chảy của nhân loại . Từng bước loại bỏ học thuyết đấu tranh giai cấp , học thuyết sử dụng bạo lực để giải quýêt những mâu thuẫn luôn luôn tồn tại trong xã hội . Tấm lòng từ bi của phật giáo , đức bác ái của thiên chúa giáo , tinh thần hiếu hòa đùm bọc lẫn nhau trong nền văn hóa dân tộc phải được bao thế hệ xây đắp . ......
Mời các bạn đọc một trong muôn ngàn truyện tích Phật giáo
Văn hóa phật giáo , văn hóa dân tộc phải được phát triển thì dân tộc mới có cơ hội thăng tiến hòa nhập vào dòng chảy của nhân loại . Từng bước loại bỏ học thuyết đấu tranh giai cấp , học thuyết sử dụng bạo lực để giải quýêt những mâu thuẫn luôn luôn tồn tại trong xã hội . Tấm lòng từ bi của phật giáo , đức bác ái của thiên chúa giáo , tinh thần hiếu hòa đùm bọc lẫn nhau trong nền văn hóa dân tộc phải được bao thế hệ xây đắp . ......
Mời các bạn đọc một trong muôn ngàn truyện tích Phật giáo
Truyện Tích Phật Giáo
Tác giả: Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn
Dịch giả: Diệu Hạnh & Giao Trinh
Tác giả: Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn
Dịch giả: Diệu Hạnh & Giao Trinh
5- Ác khẩu và quả báo
Ngày xưa trong thành Xá Vệ có một người nhà rất giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng, đến nhà Bà La Môn xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con.
Sư Chất nghe thế không chịu tin, lại đi tìm một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn xin bốc quẻ. Lạ thay, vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, lại cũng làm cho Sư Chất thất vọng.
Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự nghĩ:
- Đức Phật là giáo chủ của trời và người, là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?
Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng Kỳ Viên tinh xá mà đi. Cung kính đảnh lễ Đức Phật xong, ông chắp tay bạch :
- Bạch Đức Thế Tôn đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo: con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin Đức Phật khai thị.
Đức Phật trả lời:
- Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia.
Nghe tin này Sư Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu:
- Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai.
Đức Phật nhận lời rồi, Sư Chất hoan hỉ quay về chuẩn bị đàn trai. Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất.
Đức Phật nhận cúng dường xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn đầu tăng chúng quay về tinh xá. Đi được nửa đường, Đức Phật và tăng chúng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi. Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhẩy xuống xin mượn bình bát của Đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt. Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên Đức Phật, Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhẩy nhót.
Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư Chất.
Lúc nó sinh ra, trong nhà phàm có vật dụng gì có thể chứa đựng thức ăn, thì vật dụng ấy bỗng đầy ắp mật và đường. Vợ chồng Sư Chất thấy điều quái dị, bèn do nhân duyên này đặt tên con là Mật Thắng.
Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời:
- Lúc con chưa ra đời, Đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất hoan hỉ. Không bao giờ cha mẹ ngăn chận con một cách vô lý.
Được cha mẹ hoan hỉ cho phép rồi, Mật Thắng đến Kỳ Viên tinh xá xin xuất gia với Đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng chứng quả rất mau.
Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì uống. Tỳ kheo Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về. Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho chúng tăng giải khát.
Về tới tinh xá, một vị tỳ kheo đi tìm Đức Phật xin thỉnh giáo:
- Trong quá khứ tỳ kheo Mật Thắng đã tu được phúc đức gì mà bây giờ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?
Đức Phật trả lời:
- Các ông có nhớ có một lần lâu lắm rồi, có một con khỉ đem mật ngọt đến cúng dường Như Lai và chúng tăng không? Nhờ bố thí với thiện tâm, chết rồi nó được sinh ra làm người và nhờ nó chân thành cúng mật ngọt cho Phật nên kiếp này nó có thể được mật bất cứ lúc nào và ở đâu.
Đức Phật nói xong, vị tỳ kheo nọ hỏi tiếp:
- Bạch Thế Tôn! Thế thì tiền kiếp Mật Thắng do nhân duyên gì mà bị đọa xuống làm khỉ?
Lúc ấy xung quanh Đức Phật có rất nhiều đệ tử vân tập, Ngài nhìn họ một lúc rồi đáp:
- Thầy ấy bị đọa xuống làm khỉ là do một nhân duyên xẩy ra cách đây 500 kiếp trước, thời Ca Diếp Như Lai còn tại thế. Lúc đó có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, tình cờ thấy một vị tỳ kheo khác đang băng qua một con suối nhỏ, vị trẻ tuổi bèn cười chế nhạo, bảo là dáng điệu của vị tỳ kheo kia giống hệt như con khỉ. Vị tỳ kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ, nhưng sau đó thầy ấy biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị tỳ kheo mà mình đã chế nhạo. Nhờ thắng duyên ấy mà kiếp này mới được gặp Phật và được Phật độ, chứng quả A La Hán một cách mau chóng.
Nghe đức Phật giảng xong, các vị tỳ kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ, vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói.
Bởi vì nhân quả không nhường bất cứ một người nào.
Sư Chất nghe thế không chịu tin, lại đi tìm một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn xin bốc quẻ. Lạ thay, vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, lại cũng làm cho Sư Chất thất vọng.
Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự nghĩ:
- Đức Phật là giáo chủ của trời và người, là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?
Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng Kỳ Viên tinh xá mà đi. Cung kính đảnh lễ Đức Phật xong, ông chắp tay bạch :
- Bạch Đức Thế Tôn đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo: con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin Đức Phật khai thị.
Đức Phật trả lời:
- Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia.
Nghe tin này Sư Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu:
- Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai.
Đức Phật nhận lời rồi, Sư Chất hoan hỉ quay về chuẩn bị đàn trai. Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất.
Đức Phật nhận cúng dường xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn đầu tăng chúng quay về tinh xá. Đi được nửa đường, Đức Phật và tăng chúng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi. Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhẩy xuống xin mượn bình bát của Đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt. Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên Đức Phật, Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhẩy nhót.
Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư Chất.
Lúc nó sinh ra, trong nhà phàm có vật dụng gì có thể chứa đựng thức ăn, thì vật dụng ấy bỗng đầy ắp mật và đường. Vợ chồng Sư Chất thấy điều quái dị, bèn do nhân duyên này đặt tên con là Mật Thắng.
Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời:
- Lúc con chưa ra đời, Đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất hoan hỉ. Không bao giờ cha mẹ ngăn chận con một cách vô lý.
Được cha mẹ hoan hỉ cho phép rồi, Mật Thắng đến Kỳ Viên tinh xá xin xuất gia với Đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng chứng quả rất mau.
Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì uống. Tỳ kheo Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về. Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho chúng tăng giải khát.
Về tới tinh xá, một vị tỳ kheo đi tìm Đức Phật xin thỉnh giáo:
- Trong quá khứ tỳ kheo Mật Thắng đã tu được phúc đức gì mà bây giờ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?
Đức Phật trả lời:
- Các ông có nhớ có một lần lâu lắm rồi, có một con khỉ đem mật ngọt đến cúng dường Như Lai và chúng tăng không? Nhờ bố thí với thiện tâm, chết rồi nó được sinh ra làm người và nhờ nó chân thành cúng mật ngọt cho Phật nên kiếp này nó có thể được mật bất cứ lúc nào và ở đâu.
Đức Phật nói xong, vị tỳ kheo nọ hỏi tiếp:
- Bạch Thế Tôn! Thế thì tiền kiếp Mật Thắng do nhân duyên gì mà bị đọa xuống làm khỉ?
Lúc ấy xung quanh Đức Phật có rất nhiều đệ tử vân tập, Ngài nhìn họ một lúc rồi đáp:
- Thầy ấy bị đọa xuống làm khỉ là do một nhân duyên xẩy ra cách đây 500 kiếp trước, thời Ca Diếp Như Lai còn tại thế. Lúc đó có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, tình cờ thấy một vị tỳ kheo khác đang băng qua một con suối nhỏ, vị trẻ tuổi bèn cười chế nhạo, bảo là dáng điệu của vị tỳ kheo kia giống hệt như con khỉ. Vị tỳ kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ, nhưng sau đó thầy ấy biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị tỳ kheo mà mình đã chế nhạo. Nhờ thắng duyên ấy mà kiếp này mới được gặp Phật và được Phật độ, chứng quả A La Hán một cách mau chóng.
Nghe đức Phật giảng xong, các vị tỳ kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ, vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói.
Bởi vì nhân quả không nhường bất cứ một người nào.
nam mô a di đà phật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét