Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

6 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH VIỆT NAM ĐƯỢC HOA KỲ CÔNG NHẬN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Kiến thức có được trong suốt quá trình tồn tại của một kiếp người nếu chúng ta say mê ham đọc, ham tìm hiểu để nhận dạng thế giới. Hiểu được xã hội mà chúng ta đang sống với những ưu và khuyết của nó. Cho nên rất nhiều người vẫn đang ngộ nhận Việt Nam vẫn đang có kinh tế thị trường đúng như tính chất nguyên thủy của từ này. Thế nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận. Ví sao ? Bài viết sau đây của bác sí Hồ Hải góp thêm một tia sáng để nhận chân vấn đề này. Bài viết rất hay, rất đáng đọc, xin mời các bạn :


6 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH VIỆT NAM ĐƯỢC HOA KỲ CÔNG NHẬN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


Bài đọc liên quan:
+ Thử tìm hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Độc quyền kinh doanh là sự tự nhiên - EVN
+ Độc quyền kinh doanh là sự tự nhiên - PVN

Lâu nay chúng ta vẫn thường thấy thông tin nhà cầm quyền Việt Nam vừa đấu tranh vừa hợp tác để Hoa Kỳ công nhận một nền kinh tế thị trường cho Việt Nam, nhưng hầu hết người dân Việt Nam - kể cả các nhà hàn lâm - cũng không hiểu tại sao mà Hoa Kỳ chưa công nhân Việt Nam có một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa?

Và ngay cả chuyến đi của ông tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam thăm ông tổng thống Obama vừa qua, cũng mong mỏi Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường. Hôm nay có phát biểu ông đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - đưa ra 6 điều kiện để Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Đến nay Hoa Kỳ vẫn xem nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế chỉ huy. Như vậy nó như thế nào?

KHÁI NIỆM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ KINH TẾ CHỈ HUY

Trước khi đi vào 6 điều kiện mà ngành lập pháp Hoa Kỳ quy định cho bộ thương mai Hoa Kỳ bắt buộc Việt Nam phải tuân theo để được công nhận là nền kinh tế thị trường chúng ta phải hiểu 2 khái niệm kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy như thế nào?

Kinh tế thị trường là nền kinh tế tuân theo bàn tay vô hình của kinh tế: quy luật cung cầu.

Kinh tế có chỉ huy là nền kinh tế có bàn tay của chính khách đưa ra chính sách bóp méo quy luật cung cầu.




Mặc dù, hàng hóa được sản xuất do nhà sản xuất làm ra, chất lượng, giá cả, và dịch vụ, đều giống nhau về mặt hiện tượng bên ngoài. Nhưng nếu chúng ta so sánh các nền kinh tế thị trường của Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản với các nền kinh tế chỉ huy ở khối các nước cộng sản trước đây, thường được gọi là “COMECON” (bao gồm Liên Xô, các nước Đông Âu và một số nước ở châu Á) hơn nửa thế kỷ qua, các phương thức được sử dụng để quyết định sản xuất hàng hóa gì, sản xuất chúng như thế nào, giá cả của những hàng hóa đó ra sao và ai là người tiêu dùng các hàng hóa đó lại khác hẳn.

Trong nền kinh tế chỉ huy, các ủy ban kế hoạch kinh tế của chính phủ, các chuyên gia về sản xuất và các quan chức chính trị thiết lập các mức sản xuất cho các mặt hàng này và chỉ định những nhà máy nào - còn gọi là sân sau của nhà cầm quyền - sẽ sản xuất các mặt hàng đó. Các ủy ban kế hoạch ở trung ương cũng định giá cho các mặt hàng từ cái áo sơ-mi và blu-dông đến con tàu hàng hải, cũng như lương của các công nhân sản xuất ra chúng. Như vậy, toàn bộ số lượng, chủng loại và giá cả của quần áo và các sản phẩm khác đều do quyết định của trung ương mà có.

Hiện tượng này không xảy ra trong nền kinh tế thị trường vì kinh tế thị trường vận hành theo một cách hoàn toàn khác. Khác vì nó theo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất về giá cả, mẫu mã, chất lượng etc đến với người tiêu dùng.

6 ĐIỀU KIỆN

1. Người tiêu dùng trong nền kinh tế: Nền kinh tế thị trường phục vụ cho người tiêu dùng. Ngược lại, nền kinh tế chỉ huy phục vụ cho nhà cầm quyền.

Ví dụ, nền kinh tế thị trường có luật chống độc quyền hàng hóa, nên nhà sản xuất A phải cạnh tranh với nhà sản xuất B trên cùng 1 mặt hàng để cho ra sản phẩm tốt nhất về chất lượng, giá cả và dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng.

Ngược lại, nền kinh tế chỉ huy nhà cầm quyền nắm độc quyền các mặt hàng nhu yếu phẩm như xăng, dầu, điện, nước, etc để điều tiết giá cả, thuế phí và cả lợi nhuận để phục vụ cho nhà cầm quyền và nhóm lợi ích, mà không quan tâm đến chất lượng, giá cả và dịch vụ tốt đến người tiêu dùng.

2. Kinh doanh trong nền kinh tế: Nền kinh tế thị trường không ưu tiên độc quyền cho bất kỳ nhà sản xuất kinh doanh nào. Ngược lại, nền kinh tế chỉ huy được nhà cầm quyền ưu tiên cho nhóm quyền lợi của nhà cầm quyền được kinh doanh và sản xuất tất cả mọi sản phẩm trong xã hội. Ai cũng dễ dàng thấy khi lấy ví dụ đơn giản từ lĩnh vực nhỏ nhất đến lớn nhất hiện nay của Việt Nam và của Hoa Kỳ.

3. Người lao động trong nền kinh tế: Sự thành công của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào việc thỏa mãn khách hàng bằng cách sản xuất những sản phẩm mà họ muốn, và bán các hàng hóa và dịch vụ với giá cả có thể cạnh trạnh được với các doanh nghiệp khác. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải giải đáp một cách cẩn thận một trong những vấn đề quan trọng nhất mà mọi cơ chế kinh tế phải đối mặt: đó là làm thế nào để một xã hội có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả nhất?

Trong nền kinh tế thị trường, điều đó có nghĩa là làm sao đạt được giá trị đầu ra tối đa từ các yếu tố đầu vào mà các nhà sản xuất sử dụng. Muốn thế người lao động phải được quan tâm, chăm sóc tối đa từ vật chất đến tinh thần, kể cả các thành viên trong gia đình của người lao động; ngoài ra các tổ chức dân sự như công đoàn lao động và luật pháp cũng để bảo vệ người yếu thế - người lao động.

Ngược lại, nền kinh tế chỉ huy chỉ quan tâm đến quyền lợi của nhà cầm quyền và nhóm lợi ích, nên quyền lợi của người lao động bị bỏ rơi. Các tổ chức dân sự bảo vệ người lao động cũng do nhà cầm quyền dựng ra chỉ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sân sau của nhà cầm quyền.

4. Hệ thống các thị trường: Bằng cách theo đuổi các lợi ích riêng trong một thị trường mở và cạnh tranh, người tiêu dùng, nhà sản xuất và người lao động đã sử dụng các nguồn lực kinh tế của họ theo cách tạo nên giá trị lớn nhất cho nền kinh tế quốc gia – ít nhất là dưới dạng thỏa mãn nhu cầu của nhiều người hơn. Người đầu tiên chỉ ra thực tế này một cách có hệ thống là một triết gia người Scotland, Adam Smith, người đã phát hành cuốn sách nổi tiếng nhất của mình là “Tìm hiểu bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các quốc gia” vào năm 1776. Smith là nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại đầu tiên, và là một trong những người đầu tiên mô tả được cách thức một nền kinh tế dựa trên một hệ thống thị trường có thể thúc đẩy tính hiệu quả kinh tế và tự do cá nhân, bất kể người dân của nó siêng năng hay lười biếng.

Bất cứ ai muốn hưởng thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn trong một nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với các động cơ kinh tế mạnh mẽ buộc phải làm việc chăm chỉ, chi tiêu cẩn thận, tiết kiệm và đầu tư. Và hầu hết các doanh nghiệp thành công nhất đều phải sản xuất các hàng hóa chất lượng tốt, bán chúng với giá thị trường, trả lương cho nhân công theo giá thị trường và đối xử nhã nhặn với khách hàng - thậm chí ngay cả khi đó không phải là bản chất hành xử tự nhiên của họ.

Ngược lại nền kinh tế có chỉ huy không có cạnh tranh vì do chính nhà cầm quyền đổ tiền, chỉ định sân sau, quy định giá, lương và không bảo vệ người lao động - hay nói cách khác là một mình một chợ, vừa đánh trống vừa thổi còi - nên dẫn đến một xã hội lười biếng, chất lượng sản phẩm kém, dịch vụ tồi tệ, và tham nhũng tha hóa lan tràn.

5. Tài chính trong nền kinh tế: Trong các thị trường hàng hóa, dịch vụ và lao động, giá cả được thể hiện dưới hình thái tiền tệ nào đó, hay gọi là đồng tiền. Nhưng chính tiền tệ cũng được mua bán trong các nền kinh tế thị trường, bởi vì một số người muốn dành tiền để sử dụng trong tương lai, trong khi một số người khác – bao gồm cả các nhà doanh nghiệp – muốn vay tiền để sử dụng ngay. Cái giá để được quyền sử dụng số tiền đó – gọi là lãi suất – được xác định trong các thị trường trao đổi tài chính.

Nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho mọi người trong xã hội sử dụng, mua bán, trao đổi mọi hàng hóa theo quy luật cung cầu, kể cả hàng hóa đặc biệt như tiền tệ, kim loại quý, và kể cả hệ thống tài chính ngân hàng. Ngược lại, nền kinh tế chỉ huy hệ thống tài chính, tiền tệ, kim loại quý chỉ dành riêng cho nhà cầm quyền và nhóm lợi ích thao túng.

6. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế: yếu tố cuối cùng quyết định tất cả các yếu tố trên là chính phủ với nền kinh tế.

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà chính phủ sống nhờ vào sức mạnh của người dân. Nên mọi chính sách, hiến và luật pháp đưa ra là để phục vụ vì dân, do dân và của dân, công nhận sở hữu tư nhân về tài nguyên đất đai trí tuệ, nhằm phát huy hết khả năng của người dân, khoan sức dân để tạo ra một đất nước tự lực, tự cường và hùng cường.

Ngược lại, ở nền kinh tế chỉ huy, mọi hiến, luật pháp và chính sách đưa ra là để bó buộc sức dân, nhưng lại khoan sức dân để dân không phát huy hết năng lực của mình, mà chỉ có nhóm quyền lợi của chính quyền được phép đứng trên luật phép để làm ra lợi ích của cho nhóm quyền lợi. Người dân chưa có sở hữu tư nhân về tài sản cố định trên tài nguyên đất đai của mình đang cư ngụ. Hay nói cách khác nghèo dân để trị.

KẾT

Biết bao giờ Việt Nam đạt được 6 quy định của lập pháp Mỹ, do Bộ Thương mại phụ trách, và biết khi nào Việt Nam hội đủ thì sẽ được công nhận là một nền kinh tế thị trường, nếu không thay đổi chế độ chính trị?

Asia Clinic, 10h38' ngày Chúa nhựt, 19/7/2015

Nguồn : http://bshohai.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét