Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Mùa Xuân nhớ Bác !

MÙA XUÂN NHỚ BÁC !

Giới thiệu: Trong cái chung có cái riêng, và trong cái riêng bao giờ cũng có cái chung. Đó là quy luật biện chứng, một quy luật bình thường của xã hội. Thế mà một chủ nghĩa, một chủ thuyết đi nguợc lại quy luật này để đến cuối đời, đại tá nhà văn quân đội Nguyễn Khải người được giải thưởng Hồ Chí Minh đã phải viết bài : Đi tìm cái tôi đã mất. Mất như thế nào ? Ai làm mất nó ? Đâu là hệ luỵ ? Muôn ngàn câu hỏi đuợc đặt ra…
Bài thơ này tôi viết thật riêng tư nhưng tồn tại trong cái chung của một thời đại. Thơ là tiếng lòng xót xa cay đắng nhìn lại những gì đã qua và khắc khoải hy vọng về tuơng lai mong đất nước chuyển mình đi về ánh sáng văn minh

Phần II
Con vẫn nhớ lời Bác trai năm ấy
Dòng tộc ta, nhiều thế hệ lưu dân
Theo thời đại rẽ ra bao nhiêu nhánh
Ơn đức tổ tiên, bảo vệ nghĩa sinh tồn ( 3 )

Đất Phước Kiều ông cố đã dừng chân
Khử túc bất khử thủ lời truyền lại ( 4 )
Bao thế hệ ra đi ở lại
Hướng về nguồn tưởng nhớ tiền nhân

Vận nước nổi trôi được mất bao lần
Nơi hải ngoại rạng danh dòng Việt
Ở quê nhà nhân tâm ly tán
Nhìn mảng nào cũng thấy đắng cay

Rừng quê hương biến mất từng ngày
Sông quê hương thì nhiều ô nhiễm
Biển đảo quê hương kẻ thù toan chiếm
Bốn ngàn năm vẫn vậy họa Bắc xâm

Những bạo quyền và tà thuyết mỵ dân
Ánh sáng văn minh rọi soi nhiều góc cạnh
Sự thật phơi bày lương tâm thức tỉnh
Ánh mặt trời xé toạt bức màn đen

Dẫu biết ngày nay đạo lý suy đồi
Một xã hội băng hoại nhiều phương diện
Chỉ biết tiền nghĩ tiền là tất cả
Đâu biết rằng địa ngục cũng từ đây

Trong lặng thầm rất lặng thầm hôm nay
Hàng triệu người âm thầm gieo hạt giống
Hạt giống tự do ươm mầm dân chủ
Trải màu xanh lên đất nước quê hương

Bác trai yên nằm không ở quê hương
Mà Mỹ Quốc nơi con chưa từng đến
Nơi mộ Bác con chỉ nhìn qua ảnh
Dâng hương hoa cho Bác ở trong lòng

Nơi hải ngoại thương quê hương tăm tối
Chốn quê nhà chờ đón ánh bình minh
Sẽ có ngày sông núi hiển oai linh
Việt Nam quê hương tôi bừng sáng ( 5 )

29 tháng giêng năm Ất Mùi 2015
( 3 ) Nhà Lê trung hưng diệt nhà Mạc, dòng chính chạy về Cao Bằng, Lạng Sơn theo lời khuyên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Kiêm : " Cao Bằng tuy tiểu, khả dung sổ thế _ dịch nghĩa : Đất Cao Bằng tuy nhỏ song cũng có thể ở một vài đời nữa. Nhưng theo lời kể của Ba thì cụ tổ nghĩ đã mất lòng dân thì không tồn tại, do vậy nhánh chạy vào nam cải tên đổi họ để bảo tồn giòng giống. Hiện nhà từ đường tộc Huỳnh ở Phước Kiều có tấm bia ghi ơn đức, gốc tích để cháu con giữ gìn đạo lý của dân tộc. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây 



(4) Chữ Mạc trong tiếng nho có phần đầu và phần chân, dù cải tên đổi họ song không được bỏ mất đầu nên khi chuyển sang các họ khác vẫn còn giữ lại phần đầu. Đó là chữ tượng hình chữ nho

( 5 ) Việt Nam quê hương tôi là tư liệu lịch sử. ( gồm từ phần 1 đến phần 90 ) Biết lịch sử để tin vào sự trường tồn của dân tộc, dẫu biết rằng một nước nhỏ ở cạnh một nước lớn luôn có mưu đồ xâm chiếm nhưng bao thế hệ tổ tiên vẫn giữ vững được cơ đồ. Tin vào lịch sử tiếp bước tiền nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét