Nguyễn Hiến Lê là một học giả nổi tiếng, xuất thân là kỹ sư
công chánh, tự học, tự nghiên cứu, thành tài. Như chính cụ đã ghi lại trong hồi
ký. Di sản văn hóa cụ để lại cho dân tộc là chuỗi hạt kim cương lấp lánh, toả
ánh sáng cho nhiều thế hệ mai sau.
Nhưng cụ đã thừa nhận là những công trình nghiên cứu, biên
khảo nghiêm túc của cụ, tốn rất nhiều trí lực và tâm huyết lại là những công
trình ít người biết đến như là Kinh Dịch, Sử ký Tư Mã Thiên..v.v là những công trình nghiên cứu nhiều về triết
học Trung Hoa.
Những cụ nổi tiếng và nổi danh lại là nhờ những quyển sách
nhỏ, những quyển sách viết cho giới trẻ trong dòng sách học làm người. Tuy cụ
ít tồn công sức hơn nhưng giúp ích rất nhiều cho thế hệ trẻ. Cụ gặp thời vì cụ
sống trong lòng xã hội có nhiều tính nhân bản. Một xã hội không quá đề cao bằng
cấp mà cần thực tài. Cụ sống trong một xã hội dân chủ có tự do báo chí và tự do
ngôn luận. Cụ nổi tiếng vì gặp thời vì có tâm và có tài.
Cung Quan lộc của cụ, cũng là cung biểu hiện nhiều cho nghề
nghiệp có cách Tử Phá cư ở cung mùi.
Phú đoán : Mệnh Thân Tử Phá ở cung
Sửu Mùi Thìn Tuất bất trung bất nghì
( theo dịch lý huyền cơ )
Phú đoán : Tử Phá tại mộ cung, bất trung bất hiếu ( cung
mệnh an tại tứ mộ có Tử hay Phá toạ thủ là người bất trung bất hiếu ). Đó là
theo Vân Đằng Thái Thứ Lang trang 84 quyển Tử Vi đẩu số tân biên.
Ta biết tử vi xuất hiện đầy đủ có hệ thống từ Trần Đoàn lão
tổ còn có biệt hiệu là Hy Di tiên sinh. Và theo Vương Đình Chi là Thái Vi Phú
được soạn ra từ đời Minh. Nghĩa là thái độ trung quân rất được tôn trọng. Và
những người có khuynh hướng nói ngược lại có nghĩa là bất trung
Cụ sống trong nền cộng hoà đệ nhất và đệ nhị ( chính quyền
miền nam trước đây ) thuộc về xã hội dân chủ. Ở cụ ngoài tính cách thâm trầm
sâu sắc của một con người nho học còn thấm đẫm tính khai phóng, tinh thần của
học thuật phương Tây : tôn trọng sự thật, có óc phê phán và tư duy độc lập. Cụ
có kể chuyện là nhân viên công quyền lúc ấy nói về cụ :” Đừng động đến ông ấy,
ông ấy đập lại cho thì không đỡ được “ ( từ đập ở đây là nói về ngòi bút của cụ
) . Cụ nói là người ấy hiểu nhầm cụ. Cụ không chỉ trích cá nhân, cụ phê phán
một chính sách. Nếu ở Việt Nam
hiện nay thì sẽ bị coi là phản động. Bị vuớng vào điều luật 258 hoặc 88….Ở
những quốc gia văn minh và dân chủ những người trí thức như cụ đặt mình vào vị
trí quan trọng hơn vị trí nắm quyền lãnh đạo : đó là công dân có quyền giám sát
chính trị. Phân tích ủng hộ hoặc phê phán các chính sách để phục vụ người dân.
Với cung quan như vậy trong chế độ đa nguyên dân chủ thì khả năng cụ ở phái đối
lập phản biện rất là cao.
Cung Quan của cụ còn có Ân Quang và Thiên quý cư ở cung mùi
Phú đoán : Quý Ân mùi sửu hạn cầu
Đường mây thẳng bước cao sâu cửu trùng
Ân Quang, Thiên quý đắc cách ở mùi là biểu hiện cho đức tuệ
sáng suốt, phúc thiện đầy ắp
Cung Quan còn được hưởng cách tứ linh ( Quan có Hoa cái,
Bạch hổ ) tam hợp gặp Long trì ở Mẹo và Phượng cát ở hợi chiếu về
Phú đoán : Tứ Linh Cái Hổ Phượng Long
Công danh quyền thế vẫy vùng một khi
Nhưng cung quan còn bước lên một cách cao hơn, đã gấm lại
còn thêm hoa. Như một người bạn của cụ đã nhận định về lá số của cụ : Cung quan
còn được cách “ Tứ Linh hội Phi Liêm thanh danh viễn chấn “
Cụ mất đã lâu nhưng những quyển sách của cụ còn bao nhiêu
người tìm đọc. Đúng là thanh danh viễn chấn. Khi cụ đã trở về cát bụi thì những
chương sách cụ viết vẫn còn làm cho một ai đó run sợ : CHƯƠNG XXI, XXII, và
XXIV ( ba chương này xin để lại sau một thời gian nữa…) NXB . Đó là nguyên văn trang 363 của hồi ký
Nguyễn Hiến Lê của NXB Văn học bản in năm 1993. Chờ đến bao giờ ?
Cung Quan còn được cách Lưỡng long là Thanh long gặp long
trì ở mệnh chiếu về
Ta thấy đại hạn 43 – 52 của cụ nằm ở cung hợi. Tuy đắc thái
tuế nhưng có phục binh hiềm sẵn :
Phú đoán : Liêm Tham tỵ hợi ngục tù
Nhưng cụ không bị
ngục tù, đọc đến đây các bạn hiểu tại sao rồi. Vì cụ gặp thời, cụ sống trong
một xã hội dân chủ, một xã hội có tính cách khai phóng
Tử vi rất đúng, nhưng tử vi xuất hiện trong chế độ trung
quân coi trọng, vua là con trời nên ít nhiều tử vi cũng bị ảnh hưởng. Là người
thích nghiên cứu về tử vi đẩu số chúng ta đừng câu nệ quá về tiểu tiết mà nên
soi rọi trên nhiều góc cạnh.
Trong pháp hoa kinh phẩm Pháp sư công đức mà nữ cư sĩ Từ Hoa
Nhất Tuệ Tâm chuyển về thi có đoạn :
Như hằng sa Phật quốc cõi trời Đông
Ai lường được pháp môn vô lượng nghĩa.
Văn tự Pháp Hoa - lời là phương tiện
Kẻ tri âm đạt lý bỏ quên lời
Ai lường được pháp môn vô lượng nghĩa.
Văn tự Pháp Hoa - lời là phương tiện
Kẻ tri âm đạt lý bỏ quên lời
Chúng ta nghiên cứu tử vi cũng vậy thôi. Cố gắng đạt đến cái
lý của nó, đó cũng là châm ngôn của tôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét