Con người sẽ hưởng lợi nhiều hơn nếu như để cho người khác được sống hạnh phúc theo cách của chính họ, hơn là buộc người khác phải sống hạnh phúc theo cách của mình.
“quyền tự do báo chí” cần được xem như là một trong các biện pháp an toàn chống lại sự nhũng lạm và chuyên chế của chính quyền
"Một người có thể
làm điều xấu cho những người khác không chỉ bằng hành động của mình mà còn bằng
cả việc không hành động nữa, trong cả hai trường hợp này, anh ta đều phải chịu
trách nhiệm với họ về sự tổn hại gây ra". Hoặc: "Nếu một người nắm
công quyền, hay thậm chí một thường dân, nhận thấy có bất cứ chứng cớ nào của
việc chuẩn bị phạm tội, thì họ không bắt buộc phải thụ động ngồi nhìn chờ cho
tội ác được hoàn tất, mà có thể can thiệp để ngăn chặn nó"
Đối với John Stuart
Mill, "con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến
không chút giấu giếm". Bởi vì, "bản chất con người không phải là cái
máy được chế tạo ra theo một khuôn mẫu và nhằm làm đúng một công việc định
trước, mà nó giống như cái cây cần được lớn lên và phát triển ra mọi phía tùy
theo khuynh hướng của sức mạnh bên trong nó, cái sức mạnh làm cho nó là một
sinh vật". Quyền tự do chính là điều kiện văn hóa cần thiết cho sự phát
triển và sự bộc lộ tài năng của con người không chỉ vì lợi ích của cá nhân con
người, mà còn vì lợi ích lâu dài và sự phát triển bền vững của toàn xã hội
Nếu mọi người, trừ một người, đều
có cùng một ý kiến, và một người trừ ra ấy lại có ý kiến ngược lại, thì việc
mọi người bắt người duy nhất ấy ngậm miệng và người ấy – khi có quyền lực trong
tay -- bắt mọi người ngậm miệng lại đều vô lý như nhau
Nhưng sự xấu xa đặc biệt của việc
tước đoạt quyền bày tỏ ý kiến nằm ở chỗ nó là hành vi đánh cướp loài người, cả
thế hệ hiện tại lẫn thế hệ tương lai; đồng thời, người bất đồng ý kiến bị đánh
cướp nhiều hơn so với hơn so với người đồng tình với nó. Nếu ý kiến ấy đúng,
thì họ bị lấy mất cơ hội gạt bỏ cái sai lầm để có được cái đúng đắn; nếu sai,
thì họ đánh mất một lợi ích hết sức to lớn, đó là một sự cảm nhận về cái sai
của mình khi tranh biện ngoài xã hội
Lý do đầu tiên là vì cái ý kiến bị
đàn áp bằng uy quyền vẫn có thể đúng. Những ai muốn đàn áp nó, lẽ cố nhiên, sẽ
phủ nhận tính đúng đắn của nó; nhưng họ đâu phải là kẻ không thể sai lầm. Họ
không có thẩm quyền để định đoạt vấn đề này thay cho mọi người, và tước đoạt
phương tiện xét đoán của người khác. Khước từ lắng nghe một ý kiến, vì quả
quyết rằng nó sai, đồng nghĩa với việc cho rằng sự quả quyết ấy là một sự quả
quyết có tính cách tuyệt đối đúng. Mọi hành vi làm câm bặt sự tranh luận đều
dựa vào lối giả định về sự không thể sai lầm này. Có thể dựa vào lập luận bình
thường này -- dẫu bình thường nhưng không phải là kém hiệu quả -- để lên án
hành vi vừa nói
Tuy nhiên, rõ ràng là các thời đại
cũng mang nhiều đặc tính có thể sai lầm không kém gì cá nhân; mỗi thời đại đều
ủng hộ nhiều quan niệm mà các thời đại sau đó chẳng những cho rằng sai lầm mà
còn phi lý; và hẳn nhiên sẽ có nhiều quan niệm phổ biến hiện nay bị các thời
đại tương lai phản bác, tương tự như nhiều quan niệm từng được xem là phổ biến
đang bị hiện tại phản bác.
Không có điều gì là điều chắc chắn
tuyệt đối, nhưng có những sự chắc chắn đủ để đáp ứng cho các mục đích của đời
sống con người.
bởi vì trước một vấn đề không phải
là sự thật hiển nhiên, thường có đến chín mươi chín người không có khả năng xét
đoán về nó và chỉ một người có được năng lực ấy; hơn nữa, khả năng của người
thứ một trăm cũng chỉ có tính chất tương đối bởi vì đa số những nhân vật ưu tú
của mọi thế hệ quá khứ đều đã ủng hộ nhiều ý kiến mà nay ai cũng biết là không
đúng, đồng thời đã thực hiện hoặc tán đồng nhiều việc mà hiện giờ không còn ai
chấp thuận nữa. Thế thì một cách tổng quát, lý do gì mà trong nhân loại lại có
sự lấn át của các ý kiến và hành xử hữu lý?
Các ý kiến và lề thói sai lầm dần
dần sẽ nhượng bộ các sự kiện và lập luận; nhưng phải đưa ra sự kiện và lập luận
trước, rồi sau đó chúng mới có thể gây tác động đến tâm trí con người. Bởi vì
anh ta có thói quen lắng nghe mọi lời lẽ trái ngược với ý mình, thu nhặt thật
nhiều lợi ích từ việc lắng nghe đó, giải thích cho chính mình, và đôi khi cho
cả người khác, sự ngụy trá của những điều sai lầm. Bởi vì anh ta nghĩ rằng cách
duy nhất mà một người có thể làm để đến gần với sự hiểu biết toàn bộ một vấn đề
là phải lắng nghe điều mà người có ý kiến khác phát biểu về nó và phải nghiên
cứu tất cả các cách thức nhìn từ những người có đặc điểm trí tuệ khác nhau.
Không một bậc minh triết nào có được sự thông tuệ nếu không thực hiện điều này;
Thói quen thường xuyên tu chỉnh và
hoàn thiện ý kiến của chính mình bằng cách đối chiếu nó với ý kiến của người
khác - điều này không hề tạo ra sự hoài nghi và do dự khi thực hiện nó – là nền
tảng vững chắc duy nhất để có được sự tin cậy đúng đắn vào nó: bởi vì khi nhận
biết tất cả những điều trái ngược với ý kiến của mình, đồng thời giữ vững quan
niệm của mình trước những kẻ phản bác - cần phải biết rằng anh ta đã truy tầm
mọi mọi điều phản đối và hứng chịu nhiều gian khó, thay vì lẩn tránh chúng và
che đậy không cho bất cứ ánh sáng nào có thể soi rọi vào vấn đề - anh ta hoàn
toàn có quyền nghĩ rằng sự xét đoán của mình tốt đẹp hơn sự xét đoán của bất cứ
người nào khác, hoặc của đám đông, những kẻ chưa bao giờ trải qua một tiến
trình tương tự..
Trong số đó, chúng ta có thể tìm
thấy nhiều trường hợp đáng nhớ từng xảy ra trong lịch sử, khi người ta dùng
cánh tay luật pháp để tận diệt những người ưu tú nhất và những học thuyết cao
cả nhất, mặc dầu vẫn có một vài trong trong số các học thuyết đó sống sót để
được viện dẫn nhằm bảo vệ (đây quả là như một chuyện khôi hài) cho hành vi tận
diệt tương tự nhắm vào chính những người bất đồng quan điểm hoặc vào sự biện
giải đúng đắn của họ.
sự vô thần là sai lầm và nó sẽ đưa
đến tình trạng phân rã xã hội;
ý kiến được thừa nhận có thể sai,
và do đó, một ý kiến đối lập với nó có thể đúng; hoặc ý kiến được thừa nhận
đúng, ý kiến đúng ấy cần phải có sự va chạm với cái sai của ý kiến đối lập nhằm
đưa đến sự lãnh hội minh tường và sự cảm nhận thâm viễn về tính chân xác của
nó. Nhưng lại có một trường hợp phổ biến hơn cả hai trường hợp nói trên: khi
hai học thuyết xung đột với nhau, thay vì cái này đúng, cái kia sai, thì chúng
lại cùng nhau chia sẻ sự thật; và cái ý kiến bất tuân phục luôn là một yếu tố
cần thiết để bổ túc cho phần còn khiếm khuyết của sự thật mà học thuyết được
thừa nhận của nó chỉ mới thể hiện một phần.
Thậm chí sự tiến bộ, cái đáng lẽ
phải bổ sung cho, nhưng hầu hết chỉ thay thế một sự thật phiến diện và bất toàn
này bằng một sự thật phiến diện và bất toàn khác; việc tu chỉnh chỉ nằm ở chỗ
là mảnh sự thật mới được cần đến nhiều hơn, đồng thời cũng phù hợp hơn với sự
đòi hỏi của thời đại so với mảnh sự thật cũ, cái mà nó vừa thay thế.
Trong chính trị, hầu như là lẽ
thường tình khi mà cả hai đảng phái, một đảng phái chủ trương trật tự hoặc ổn
định và một đảng phái chủ trương phát triển hoặc cải cách, đều là những yếu tố
thiết yếu cho tình trạng lành mạnh của đời sống chính trị, cho đến khi nào đảng
này hoặc đảng kia đã khuếch trương được sự chi phối tinh thần của nó, để trở
thành một đảng chủ trương cả trật tự lẫn phát triển, hiểu biết và phân biệt
được điều cần phải gìn giữ với điều cần
phải từ bỏ. Mỗi kiểu cách tư duy của phe này đều sẽ thu nhận được những lợi ích
từ các điểm khiếm khuyết của phe kia; nhưng chính sự đối lập của phe kia đã
giúp cho cách tư duy của phe này luôn luôn không vượt qua giới hạn của lẽ phải
và sự chừng mực. Chỉ khi nào các ý kiến cổ súy cho chế độ dân chủ và chế độ quý
tộc, cho tư hữu và bình đẳng, cho hợp tác và cạnh tranh, cho xa hoa và cần
kiệm, cho phóng khoáng và gò bó, và tất cả các ý kiến đối lập khác trong đời
sống thực tế đều được bảy tỏ một cách tự do như nhau, đều được củng cố và bảo
vệ bằng tài năng và sinh lực như nhau, thì cả hai mới có cơ hội đạt được điều
mình xứng đáng được hưởng; khi đó chắc chắn trong hai ý kiến đối lập nhau ấy,
sẽ có một ý kiến chiếm ưu thế
Thứ nhất, nếu có ý kiến nào bị cản
ngăn lên tiếng, thì theo chỗ chúng tôi biết, ý kiến ấy có thể là đúng. Khước từ
nó có nghĩa là tự coi mình là không thể sai lầm.
Thứ hai, dẫu ý kiến bị cản ngăn có
là một ý kiến sai sót, thì nó vẫn có thể, và thông thường là thế, hàm chứa một
phần sự thật; và bởi vì ý kiến phổ thông về bất cứ đề tài nào đều hiếm khi hoặc
không bao là sự thật trọn vẹn, cho nên chỉ bằng sự va chạm giữa các ý kiến trái
ngược nhau thì phần còn lại của sự thật mới có cơ hội được phơi bày.
Thứ ba, ngay cả ý kiến được mọi
người thừa nhận không chỉ đúng, mà còn là sự thật trọn vẹn; chỉ khi nào được,
và thực sự, trải qua cuộc truy vấn cam go và nghiêm túc, bằng không thì nó được
những kẻ thừa nhận cầm giữ như là một định kiến với sự hiểu biết rất nhỏ bé về
các căn do hữu lý của nó. Đồng thời không những thế, mà - đây là yếu tố thứ tư
- còn đưa đến sự việc rằng ý nghĩa của học thuyết sẽ lâm vào tình trạng vong
thân, hoặc bị suy yếu và bị tước mất tác động đầy sinh lực của nó đối với tính
cách và hành vi; khi đó, nó trở thành một sự rao giảng mang tính cách giáo điều,
chẳng những không có ích, mà còn làm trở ngại cho sự bày tỏ ý kiến, đồng thời
cản ngăn sự phát triển của lòng tin đích thực và chân thành ra khỏi lý trí hoặc
kinh nghiệm cá nhân.
Những lý lẽ như trên đã đưa đến một
đòi hỏi có tính chất bắt buộc rằng con người phải được tự do hình thành ý kiến
và bày tỏ ý kiến của mình mà không phải sợ hãi; chỉ khi nào quyền tự do này
được thừa nhận hoặc được xác quyết bất chấp mọi cấm đoán, thì mới không xảy ra
các hệ lụy tai ác đối với trí tuệ, đồng thời thông qua đó, đối với bản chất
luân lý của con người;
“sự tự do và tính đa dạng của hoàn
cảnh;” từ sự kết hợp tất cả các điều này, chúng ta sẽ có “sinh khí cá nhân và
tính đa dạng,” những thứ tự hòa quyện vào nhau trong “sự độc đáo.”
Lý do thứ ba, đồng thời là lý do có
tính thuyết phục nhất trong việc hạn chế sự can thiệp của chính quyền là sẽ rất
nguy hiểm nếu gia tăng quyền lực của chính quyền một cách không cần thiết. Mọi
chức năng được bổ sung thái quá vào những chức năng hiện có của chính quyền sẽ
khiến cho sự tác động của nó đến những ước vọng và nỗi sợ hãi càng trở nên rộng
lớn hơn, đồng thời càng lúc càng biến thành phần nhiều tham vọng của công chúng
thành những kẻ nịnh bợ chính quyền, hoặc một đảng phái sắp nắm quyền nào đó, để
trục lợi. Nếu như tất cả những xa lộ, đường hỏa xa, ngân hàng, công ty bảo
hiểm, các đại công ty cổ phần, trường đại học và hội từ thiện đều là các chi
nhánh của chính quyền; thêm nữa, nếu như hội đồng thành phố và chính quyền quận
hạt, với tất cả những gì hiện đang thuộc trách nhiệm quản trị của họ, trở thành
những bộ phận của chính phủ trung ương; nếu như nhân viên của tất cả các tổ
chức này đều do chính quyền chỉ định và trả lương, và trông đợi chính quyền ban
phát sự thăng tiến trong cuộc sống; thì không một quyền tự do báo chí và một
định chế lập pháp dân cử nào có thể làm cho quốc gia này, hoặc bất cứ quốc gia
nào khác, có được sự tự do, và nếu có đi chăng nữa, thì cũng chỉ là sự tự do
trên danh nghĩa. Và khi cơ chế hành chánh được xây dựng càng hiệu quả và khoa
học, sự tổ chức nhằm thu hút những bàn tay và khối óc ưu tú để làm cho nó hoạt
động hữu hiệu càng tinh vi, sự tai hại càng trở nên trầm trọng hơn.
Nguồn : Bàn về Tự do - ADAMSMIT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét