Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Lũ chúng tôi và Ngoái nhìn về cuộc chiến

Lời phi lộ : Trong những người yêu thích thơ văn và có sự đồng cảm thì do nhân duyên đôi khi bài thơ của người này lại là cảm hứng của người kia để xuất hiện một bài thơ, một bài văn hay đôi lời tâm sự.

Chợt nhớ lại nhạc cụ dân tộc ngày xưa. Lúc đó ở làng Phước kiều (1) quê tôi khoảng năm 81 – 83 của thế kỷ trước. Ba tôi là người thợ lấy tiếng rất giỏi. Làng đúc Phước Kiều lúc đó chuyên đúc đồ thanh la, chuông, chiêng bằng đồng nhất là cung cấp nhạc cụ dân tộc cho người vùng núi. Ông cụ luôn nói đó là đồ Trà Bồng, Quảng Ngãi..v.v....Đó là tên dòng chiêng cung cấp cho người dân tộc thiểu số được gắn với địa danh

Có một nhạc cụ gọi là đồ đôi, ông cụ nói lấy tiếng cho dòng này thật khó. Một cái treo lên cao và một cái trên tay người cầm. Phải lấy được tiếng sao cho khi đánh vào cái chiêng đang cầm trên tay thì cái treo trên cao cũng ngân lên. Hình như có sự cộng hưởng âm thanh

Đó là nói về nhạc cụ. Còn ở đây chỉ biết anh Hoài Nguyễn qua mạng. Nhân đọc một bài thơ Lũ chúng tôi của Hoài Nguyễn vì có sự đồng cảm nên tôi đã làm được một bài thơ Ngoái nhìn lại một cuộc chiến.

Lũ chúng tôi



Lũ chúng tôi – sinh giữa thời tao loạn
Lớn dần lên theo chiến cuộc tràn lan
Đến tuổi lính – bút nghiên đành giã biệt
Chiến trường xa, cứ mê mải ngút ngàn
Mười tám, đôi mươi – lên đường ra trận
Như hạt cát viễn du giữa hồng trần
Không thù hận khi đạn rời khỏi súng
Rượu say mèm khi lửa khói vừa tan
Đêm ôm súng mắt chong về biên giới
Ngàn hỏa châu lấp lánh ánh ma trơi
Chong đèn viết bài thơ thời chinh chiến
Câu chữ tan theo tiếng pháo giữa trời
Cuộc chiến nào rồi cũng phải sẽ tan
Lệnh trên ban ra – buông súng đầu hàng
Làm người lính, nghe trái tim đau nhói
Khắp sa trường như phủ một màu tang
Thời trai trẻ chúng ta là … như thế
Rất hồn nhiên gần như thật vụng về
Rồi cũng dạn dày qua cơn trận mạc
Cuộc chiến tàn, từng thằng mỏi bước lê …
Bốn mươi năm – nhớ lại quá phủ phàng
Ngày tan hàng, ai chẳng chút sầu mang?
Thấy trước mắt cuộc đời sao xám ngắt
Tháng Tư buồn – hồn ai cứ miên man …

Hoài Nguyễn - 4/2015

Ngoái nhìn về cuộc chiến

Anh nhắc lại một thời tao loạn ấy
Nhỏ như tôi nào có biết gì đâu
Năm bảy lăm tôi vừa tròn mười tuổi
Chỉ còn lưu vài kỷ niệm trong đầu

Đêm thành phố đèn hỏa châu soi sáng
Đại bác gầm gừ tiếng vọng xa xa
Quốc lộ một muốn về quê thuở ấy
Xe đò sớm quay ra kẻo vấp phải ụ mìn

Một vài bữa lại tiếng kèn đưa đám
Chiến sĩ trận vong bảo vệ quê nhà
Lá cờ vàng phủ lên quan tài đỏ
Vành tang trắng bải hoải cả lòng ta

Tính nhân bản của miền nam thuở ấy
Chết nơi đâu cũng cố gắng đem về
Không bỏ lại thương binh và tử sĩ
Bởi đức tin ngự trị ở trong lòng

Nghe mẹ nói mong hòa bình tái lập
Ăn hột muối củ khoai cũng hạnh phúc vô vàn
Lòng hoảng hốt thấy đầu rơi máu chảy
Quê hương mình bom đạn tan hoang

Những bài hát lời thơ phản chiến
Vang vọng tự nhiên miền nam ấy quê nhà
Và cũng góp phần tan đi cuộc chiến
Cũng góp phần có những bản tình ca

Trong khi ấy ở bên kia chiến tuyến
Những xác người vùi lấp dọc trường sơn
Giấy báo tử vài năm mới về đến
Tiếng khóc vang lên thân xác rã mục rồi

Những ý nghĩ lệch ra dòng bạo lực
Tiếng nói nhân hòa vùi dập liền tay
Cải cách ruộng đất sách vở còn đây
Nhân văn giai phẩm dập vùi không thương tiếc

Bị thôi miên lao mình vào cuộc chiến
Nỗi buồn chiến tranh sao có thể ra đời (2)
Nói chi đến lời thơ ca phản chiến
Mặc đầu rơi máu chảy khắp nơi nơi

Những văn nô đâu biết mình nô lệ
Cuộc chia ly màu đỏ ra đời (3)
Bài thơ về hạnh phúc ..gì gì nữa (4)
Dòng thơ văn gây máu chảy muôn nơi

Tiếng nói tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
Không được viết chỉ lời ca xung trận
Đời trai tráng lao mình vào cõi chết
Bị thôi miên ngỡ yêu nước thương nòi

Và miền nam truyện ngắn này: bút máu (5)
Vũ hạnh kể chuyện xưa sao thấy giống bây gìơ
Dân mất đất dân oan nhiều đến thế
Không thỏa lòng tham cả một lũ gian tham

Năm bảy lăm trong cái ngày toàn thắng
Dương thu Hương khóc giữa đất Sài thành
Bạo lực bạo tàn thắng những gì nhân bản
Độc quỳên toàn trị thắng ước vọng người dân

Và tiếng nói của nhân tâm phản tỉnh
Bùi minh Quốc đã lên tiếng bây giờ
Anh trở lại những gì là nhân bản
Anh yêu và thích những tiếng nói tự do

Bốn mươi năm mẹ Việt Nam đau xót
Hai ba thế hệ đi qua đất nước điêu tàn
Phương trời xa anh nói điều nhân bản
Nơi quê nhà mơ khát vọng tự do .

huynhthanhchiem 20/08/2015



(3) Cuộc chia ly màu đỏ : Đó là bài thơ của Nguyễn Mỹ nói về cuộc chia tay của hai người yêu nhau. Cô gái ở lại và chàng trai vào miền nam chiến đấu để giải phóng miền nam theo tuyên truyền của cộng sản miền bắc. Đây là một bài thơ hay

Trong cuộc nội chiến vừa qua, lúc đó cách mạng thông tin chưa bùng nổ như bây giờ, chưa có mạng internet. Phải thật sự nhìn nhận rằng chủ nghĩa cộng sản đã được tuyên truyền rất hiệu quả,rất nhiều trí thức bị mê muội bởi chủ thuyết bạo lực và phi nhân này đã góp phần vào thất bại của Việt Nam Cộng Hòa và nhiều trí thức cuối đời đã phản tỉnh và lên án chủ thuyết phi nhân này

Và những bài thơ, tiểu thuyết, bài hát mà các trí thức này làm ra nếu phục vụ được cho mưu đồ sử dụng bạo lực để các chàng trai trẻ lao mình vào cuộc chiến như những con thiêu thân không tiếc thân mình đều được sử dụng tối đa. Cho nên :” Đời trai tráng lao mình vào cõi chết. Bị thôi miên ngỡ yêu nước thương nòi “

Chính vì vậy mà cách đây trên 2000 năm trong phẩm Thí dụ của Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật đã có dạy và đã được Cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm chuyển về thi có đoạn :

Tâm chúng sinh biết đâu là Phật trí 
Bởi trong vòng bức não của thế gian 
Ta như người có sức mạnh vạn năng 
Chẳng dùng được, phải dùng lời khuyến dỗ. 
Cánh rừng hiểm chim khôn không làm tổ 
Bến sông mê người trí chẳng dừng chân 
Cõi thế gian mù mịt thiếu tuệ tâm 
Pháp vi diệu không thể liền lãnh hội. 


Cuộc chia ly màu đỏ

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ 
Tươi như cánh nhạn lai hồng 
Trưa một ngày sắp ngả sang đông 
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ. 
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ 
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa 
Chồng của cô sắp sửa đi xa 
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa …..


(5)  Bút máu



Chữa khỏi cận thị cho con mà không cần mổ mắt

Chữa khỏi cận thị cho con mà không cần mổ mắt

Chuyện tưởng chừng như không thể vẫn lại trở thành có thể, chỉ cần lòng kiên trì và tập luyện đúng cách, cảm ơn mẹ đã giúp con khỏi cận…

Cháu chào các cô chú chuyên mục cách chữa bệnh của Phunutoday và các độc giả. Hôm nay cháu xin chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh cận thị độc đáo của cháu. Có rất nhiều bạn bè đều hỏi cháu cách thực hiện để chữa cận.
·                                 Những thói quen xấu báo động con bạn dễ cận thị và mắc bệnh về mắt
·                                 Món ăn bài thuốc và day bấm huyệt trị bệnh tiểu đường
·                                 Những dấu hiệu “không thể chối cãi” của người mắc bệnh thận
·                                 Cách làm thịt gà nhanh, đơn giản
·                                 Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể sẽ mắc phải bệnh nan y
Quê cháu ở một huyện nhỏ ở tỉnh Bắc Giang. Mặc dù ở miền quê nhưng hiện nay số lượng các bạn bè của cháu mắc các tật khúc xạ mắt ngày càng tăng. Nhất là những lớp chọn như lớp cháu, hơn nửa các bạn trong lớp đều đeo kính.
Vì rất nhiều điều bất tiện khi đeo kính, như dễ gây mỏi mắt, đau mắt, trời mưa đi lại rất khó khăn… mà ước mơ của chúng cháu đều là mong sau mắt bình thường trở lại.
Nhưng ước mơ này chỉ thành hiện thực đối với những bạn gia đình khá giả, có điều kiện đi mổ mắt. Còn như cháu thì cháu chấp nhận sống chung với kính cận thôi.
Mẹ cháu bán hàng ở chợ, một hôm đọc được bài báo của một vị giáo sư nói về cách chữa bệnh cận thị rất hay, mẹ đã dành tờ báo đó lại và mang về cho cháu. Cháu vui sướng vô cùng và quyết tâm làm theo cách của vị giáo sư đó.



Chuyện tưởng chừng như không thể vẫn lại trở thành có thể, chỉ cần lòng kiên trì và tập luyện đúng cách, cảm ơn mẹ đã giúp con khỏi cận… Ảnh minh họa
Lúc bắt đầu tập mắt cháu đang cận mỗi mắt 3 đi ốp rồi. Cháu kẻ 1 tờ bảng chữ giống như bảng chữ cái trong bệnh viện mắt. Tiếp đó, mỗi sáng cháu đều dành nửa tiếng đồng hồ để tập mắt.
Lúc đầu, cháu để tấm bảng gần mắt để mình có thể điều tiết mắt nhìn rõ được các chữ. Mỗi tuần, khi mắt tinh hơn, cháu lại dịch tấm bảng ra xa.
Suốt tháng hè đó cháu cũng không xem ti vi nhiều, hạn chế đeo kính. Mỗi sáng thức dậy, cháu dành 30 phút để bóp xung quanh huyệt mắt và đứng nhìn mặt trời mặt, phóng tầm mắt ra các dãy núi phía xa.
Trở lại trường học, cháu thấy mắt mình nhìn tốt hơn rất nhiều. Cháu đi đo độ cận thì lúc này mắt cháu chỉ còn cận hơn 1 độ mà thôi.
Thích quá, cả mấy tháng sau cháu vẫn chăm chỉ luyện tập mắt, kết quả là cháu bỏ kính luôn, mắt trở về trạng thái bình thường.
Cháu đã chia sẻ cách chữa cận này cho rất nhiều bạn bè của mình, cách chữa tự nhiên, khoa học và không tốn kém. Cảm ơn mẹ đã tìm ra cách chữa cận cho cháu.
Các cô chú đọc được bài này cũng hướng dẫn các bạn trẻ chữa cận thị nhé!

Nguồn : soha.vn



Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Trẫm nhớ ái khanh không và bài thơ còm

Khi Lê Na đăng lại bài thơ Nhật Tuấn đã có sự đồng cảm, nhiều kỷ niệm ùa về, bạn bè thân quen, trường lớp cũ, sự rung động đầu đời của tuổi mới lớn lại có dịp nhớ lại cảm xúc từ lâu đã chìm vào trong ký ức xa mờ :

Thơ Nhất Tuấn
TRẪM NHỚ ÁI KHANH KHÔNG
Chỉ tại anh, nên hôm qua về trễ 
Cứ “phim hay, tài tử trứ danh hoài
Anh quảng cáo và ‘tô mầu’ giỏi thế”
Hỏi ai còn nỡ khất hẹn ngày mai
Chỉ tại anh nên trờì thu đổi gió
Mimosa … phủ kín mặt đường khuya
Vương đầy tóc em bắt đền anh đó
Gỡ dùm đi đứng cười mãi... ô kìa
Chỉ tại anh, em về nhà không ngủ
Trằn trọc hoài, thao thức suốt một đêm
Và bỗng thấy hình như là thoáng nhớ
Đến một người không biết lạ hay quen
Chỉ tại anh nên hôm nay dậy muộn
Sáng thứ hai bỏ mất một giờ đầu
Bốn consigne (cô giáo già ác gớm
Còn bắt em chép phạt mấy trăm câu!)
Ngày thứ tám, em vào ngồi chép phạt
Mấy trăm câu mà viết mãi không xong
Bà giám thị cầm giấy xem chỉ thấy
Chúa nhật này “Trẫm”… nhớ… Ái khanh không

Phóng họa

Chỉ tại anh rồi lại chỉ tại anh 
Em giận dỗi hay nói lời âu yếm 
Tuổi thơ ngây rung động thời trai trẻ 
Một ánh mắt nụ cười cũng đủ xốn xang 

Xuân đã qua và hạ cũng vừa sang 
Màu phượng cháy cánh phượng hồng buổi ấy .
Rung động đầu đời lâu xưa xa ấy 
Lời thơ hay gợi nhớ lại người xưa 

Lâu lắm rồi thời của tuổi hai mươi 
Ngoái nhìn lại ba chục năm trời có lẻ .
Kẻ mất người còn kẻ chân trời góc bể 
Đọc lời thơ nhớ lại biết bao người 

huynhthanhchiem

Theo dòng lịch sử ( Bài học lịch sử dưới góc nhìn của Trần Bình Nam )

Theo dòng lịch sử

Suy nghĩ tản mạn về ngày 30 tháng 4
Trần Bình Nam
Viết cho BBCVietnamese.com từ California

Ba mươi lăm năm trước, vào ngày 30-4, cuộc chiến tranh nóng Bắc - Nam kéo dài 10 năm (1965-1975) chấm dứt. Hàng trăm ngàn người Việt Nam bỏ nước ra đi. Sĩ quan, công chức cao cấp của chế độ miền Nam đi tù, tạo nên cảnh ly tán trong gia đình và xã hội.

Đó là hậu quả của chiến tranh mà lịch sử nước nào cũng có lần phải trải qua. Nếu hôm nay, sau 35 năm hòa bình, chính quyền cộng sản đã thành công xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh, bên trong có nội lực bảo vệ quốc gia, bên ngoài được sự kính nể của thế giới thì có lẽ những người Việt không may (hay may mắn tùy theo quan niệm mỗi người) sống xa quê hương sẽ chấp nhận cơn đau của lịch sử, yên tâm xây dựng tương lai cho con cháu ở nước ngoài, và lòng cùng hướng về quê hương đất nước.

Không may, Việt Nam hôm nay không được như vậy. Xã hội xuống cấp trong mọi lĩnh vực từ y tế, giáo dục đến đạo đức, dân tình ly tán, và sự vẹn toàn lãnh thổ đang bị đe dọa. Với biển rộng, sông dài, núi non hùng vĩ, đất đai thiên nhiên phong phú và con người không thua kém Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Mã Lai… mà sau 35 hòa bình chúng ta không làm được như các nước đó đã làm thì hiển nhiên người cộng sản Việt Nam đã thất bại trong công cuộc xây dựng đất nước phú cường như mục tiêu “độc lập, tự do, hạnh phúc” họ nêu ra từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập.

Về phía người quốc gia không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản rời bỏ quê hương thì sau 35 năm sống trong môi trường tự do dân chủ, thành công cá nhân thì có nhưng thành công tập thể thì không. Hơn 3 triệu người Việt sống ở hải ngoại chưa xây đựng được sức mạnh cộng đồng có khả năng ảnh hưởng đến thái độ và chính sách của người cầm quyền trong nước.

Như vậy sự bế tắc của đất nước Việt Nam hôm nay không phải chỉ do người cộng sản bất tài hay người quốc gia bất trí mà có thể còn do những lý do khác sâu xa hơn.

Sự bế tắc của đất nước Việt Nam hôm nay không phải chỉ do người cộng sản bất tài hay người quốc gia bất trí mà có thể còn do những lý do khác sâu xa hơn
Trần Bình Nam

Người ta thường nói đến hậu quả của cuộc chiến tranh 9 năm giành độc lập (1945-1954) và tiếp theo là cuộc chiến tranh Bắc – Nam quá dài và quá đẫm máu như một trong những lý do chính. Nhưng chiến tranh Triều Tiên 1950 -1953 cũng khốc liệt và sự tàn phá trong trận Thế giới Chiến tranh II cũng đã để lại một nước Nhật hoang tàn. Thế nhưng sau vài chục năm Nam Hàn và Nhật Bản đã có thể hồi sinh.

Vì vậy cần tìm nguyên nhân của vấn nạn Việt Nam hôm nay trong chính con người Việt Nam chứ không nên đi tìm đâu xa xôi trong “chủ nghĩa”, trong “chiến tranh lạnh” hay trong thế kẹt “nước lớn, nước nhỏ”

Về con người chúng ta có nhiều khuyết điểm hơn là ưu điểm.

Khuyết điểm này do dòng giống hay là hậu quả của một nền giáo dục thiếu căn bản quá lâu qua nhiều thế kỷ ? Câu trả lời xin dành cho các nhà nghiên cứu.

Một điều chúng ta có thể khẳng định rằng, dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh, cần cù, chịu thương chịu khó. Rất tiếc hình như nhiều người Việt Nam chỉ biết đầu tư sự thông minh và tính cần cù cho cá nhân chứ không đầu tư cho tương lai của đất nước.

Do đó chúng ta thiếu người lãnh đạo có tầm vóc. Chúng ta có tinh thần vọng ngoại và ít tin tưởng vào chính mình. Chúng ta chạy theo những cái đang lên và coi thường những thế lực đang xuống. Nói đơn giản chúng ta không có cái nhìn xa, và do đó chúng ta không có chính sách.

Vào đầu thế kỷ 20, trước sự du nhập của văn hóa phương Tây và sự lu mờ của nước Trung Hoa phương Bắc người trí thức Việt Nam chúng ta chỉ biết cóp nhặt văn hóa châu Âu vô điều kiện và chúng ta coi thường người Tàu đang lép vế trước sức mạnh cơ khí Tây phương. Chúng ta quên phức sự thật là văn hóa Trung Quốc đã yên vị lâu đời trong đầu mỗi người Việt. Và chỉ chờ thời điểm (như hôm nay) là họ nắm cổ toàn bộ vận mạng của nước Việt Nam.

Lãnh đạo quân sự và chính trị của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam có nhiều khuyết điểm đưa đến thất bại, nhưng chưa chắc quyết định chiến lược can thiệp của người Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam là một quyết định sai lầm. Nhưng phía miền Nam chúng ta – vì thiếu người tài, vì thiếu chí - đã không lợi dụng cơ hội để xây dựng một miền Nam tự túc về kinh tế và đặt một nền móng cho sự canh tân đất nước. Cho nên khi người Mỹ nhận ra rằng miền Nam không phải là một đồng minh có bản lãnh, họ đi tìm một sách lược khác và bỏ rơi chúng ta một cách tàn nhẫn

Miền Bắc Việt Nam cũng không khá gì hơn. Hà Nội chạy theo một lý thuyết kinh tế lỗi thời làm thui chột kinh tế miền Bắc, và trước áp lực của Liên bang Xô viết dồn mọi tiềm năng nhân lực cho cuộc chiến bành trướng chủ nghĩa mà họ nhất định phải thắng “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn!”

Miền Bắc toàn thắng. Việt Nam thống nhất trong điêu tàn. Và khi người đồng minh Liên bang Xô Viết sụp đổ không đủ sức viện trợ kinh tế như Hà Nội chờ đợi, Việt Nam chỉ còn một con đường là lệ thuộc vào Trung Quốc.

Và loay hoay, sau 35 năm hòa bình, Việt Nam lại rơi vào một hoàn cảnh của những ngày đầu của cuộc chiến tranh lạnh: lần này kẹt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Bài học gì người Việt Nam cần rút ra hôm nay, đứng trước thế kỷ 21 mới bắt đầu được một thập niên và hứa hẹn nhiều biến chuyển quan trọng có thể quyết định sự mất hay còn của Việt Nam trên bản đồ thế giới?

Việt Nam nằm ngay trên chiến trường nhỏ là chiến trường Đông Nam Á và nếu không khôn khéo rút bài học cũ chúng ta lại sẽ biến thành một thứ tiền đồn

Biến chuyển lớn nhất của thế kỷ 21 là quyết tâm trở thành siêu cường của Trung Quốc và cuộc đụng độ khó tránh khỏi giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Biến chuyển này sẽ chi phối mọi sinh hoạt chính trị và kinh tế trên toàn thế giới trong thế kỷ này.

Việt Nam nằm ngay trên chiến trường nhỏ là chiến trường Đông Nam Á và nếu không khôn khéo rút bài học cũ chúng ta lại sẽ biến thành một thứ tiền đồn.

Quan sát tình hình Á châu và Đông Nam Á ai cũng đồng ý rằng Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa bởi một chương trình xâm thực có bài bản và Việt Nam đang rơi vào đôi cánh tay thủ đoạn của Trung Quốc.

Chính sách nào để Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập? Trong thế kỷ trước mắt Việt Nam không có con đường nào khác hơn là liên kết với các quốc gia trong vùng chủ yếu là Ấn Độ, Nhật Bản và khối Asean, nhưng quan trọng hơn hết là một chính sách ngoại giao khéo léo đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cả hai khối thế lực này đều cần Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc so kiếm thư hùng của thế kỷ.

Nhưng muốn có một chính sách, Việt Nam cần hai điều kiện. Thứ nhất là khả năng tự lực trong khung cảnh mới của thế giới. Tự lực đây không phải là chỉ có đầy đủ cái ăn và cái mặc mà phải có tiềm năng kỹ nghệ và sản xuất.

Thứ hai là một lớp người lãnh đạo có “tâm” và có “chí” qua sự đào tạo những con người Việt Nam. Cần sửa đổi hệ thống giáo dục, trước hết từ cấp Sơ học cho đến cấp Trung Học hướng về những khái niệm yêu người, yêu đất nước, biết quý trọng những giá trị Việt Nam, những ý niệm sơ đẳng phổ cập về dân chủ, đạo đức và tự do tín ngưỡng, quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc. Và nền giáo dục này cần được làm gương bởi lãnh đạo các cấp. Cấp đại học cần hướng về giáo dục thực tế, liên kết chặt chẽ sinh hoạt đại học với các cơ sở sản xuất lớn để khuyến khích sáng kiến khoa học kỹ thuật và khả năng phát minh. Chính sách của Việt Nam là sẵn sàng làm Thợ để sẽ làm Thầy, và sự chuyển nhượng khoa học kỹ thuật qua các cơ sở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam phải là một chính sách quốc gia.

Sau 35 năm hòa bình, Việt Nam chưa hoàn hồn vì cơn bão của thế kỷ 20, thì nay lại đang đứng trước sự đe dọa của một cơn bão khác hứa hẹn có sức tàn phá hơn.

Nhưng không phải chúng ta không có con đường thoát hiểm. Nếu chúng ta biết học bài học tự cường của nước Nhật, biết học bài học đùm bọc yêu thương nhau trong tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của nước Đức, và trên hết – người cầm quyền - biết huy động nội lực dân tộc qua một chương trình chấn hưng văn hóa có nội dung tôn trọng dân chủ và nhân quyền.

Ông Trần Bình Nam là cựu sĩ quan hải quân, dân biểu VNCH pháp nhiệm 1971-1975 đại diện thị xã Nha Trang. Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của ông.

Nguồn : Trần Bình Nam gởi cho BBC

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Theo dòng lịch sử

“” Theo dòng lịch sử :

Nhiều người hiện nay trong nước  không bao giờ nghĩ đến chuyện này trong  nội bộ  của  lịch sử  Việt Nam thời cận đại: không thể nghĩ đến chuyện nước này xâm chiếm nước kia. Bởi vì điều này thật vô lý, điều này vô lý như :
Hai cộng hai không phải là bốn

Nhưng nhiều người tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới thì lại nghĩ rằng đã có chuyện  nước này bị  nước kia xâm chiếm. Miền Nam tức là Việt Nam Cộng Hòa đã bị Miền Bắc tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xâm chiếm năm 1975


Dưới đây là một đoạn trích của tác giả, phó giáo sư lịch sử ở Đại học Hawaii Pacific, Honolulu. Ông là tác giả cuốn A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making of the Paris Agreement (North Carolina, 2002). Tác phẩm thứ hai của ông, Hanoi’s Road to the Vietnam War, 1954-1965, sắp được nhà xuất bản Đại học California ấn hành

“Hòa bình cay đắng
Hà Nội chiến thắng cuộc chiến Việt Nam, đó là điều chắc chắn, tuy nhiên họ cũng không thắng dựa trên các điều khoản của mình, là thắng một cách vô điều kiện.
Hà nội chiến thắng năm 1975 nhưng phải trả giá đắt

Chiến thắng của Hà Nội là một chiến thắng trả bằng cái giá đắt, không phải là một chiến thắng vẹn toàn mà những lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặc biệt là Lê Duẩn, đã mường tượng khi cuộc chiến bắt đầu.
Để đạt được sự giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước dưới một quốc kỳ, Hà Nội đã phải vi phạm Hiệp định Paris – thỏa thuận đã giúp cho cả Lê Đức Thọ và Kissinger, hai đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ, nhận giải Nobel Hòa bình.
Việc vi phạm Hiệp định Paris, điều mà phía Mỹ ít nhất đã cố gắng tôn trọng ở mức độ không đưa quân trở lại miền Nam, đã phá vỡ hình ảnh nạn nhân của chiến tranh chỉ muốn độc lập và hòa bình mà phe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng lên hơn một thập kỷ qua.
Điều đó, cùng với những tình huống khác, đã làm giảm sự đáng tin của Hà Nội trong mắt thế giới, và một phần nào đó giải thích tại sao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại bị quốc tế bỏ rơi hồi năm 1980.
Hiệp định Paris không phải là một thắng lợi vĩ đại của Hà Nội; nó là một sự hòa bình cay đắng và cần thiết để tạo những điều kiện dẫn đến chiến thắng nhanh chóng nhưng đầy rắc rối năm 1975.” .
 Hết trích


Nhìn ra thế giới có một nước tình hình chính trị khá giống với Việt nam đó là Triều Tiên

Đã xảy ra chiến tranh nam và bắc triều tiên. Nhưng sau đó có hòa đàm miền bắc đã không dùng vũ lực bằng mọi cách để giải phóng miền nam, như ý chí dù phải đốt cháy cả dãy trường sơn…Vầ trên thế giới hiện có hai nước rõ rệt.

Nam Triều Tiên mà sau này đã đổi tên là Hàn Quốc kinh tế, chính trị , xã hội phát triển và đã trở thành một đất nước văn minh, lớn mạnh
Bắc Triều Tiên theo chủ nghĩa cộng sản giờ vẫn chìm trong một bức màn sắt, vẫn đòi đem vũ lực hù dọa thế giới với vũ khí nguyên tử. Vẫn phải nhận viện trợ và vẫn cách xa thế giới văn minh..

Miền nam Việt nam trước năm 75 có Sài gòn đã được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Giả sử hiệp định Pari được tôn trọng thì kinh tế, chính trị, xã hội ở miền nam nhiều người vẫn suy nghĩ rằng cũng ngang bằng Hàn Quốc


Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Hịch khoa học và một bài thơ bình

Thơ bình : Hịch Khoa Học

Lời hịch viết ra hay nỗi đau nhân thế
Dùng âm hưởng hịch xưa để nói chuyện đời nay
Ai đọc xong đã nhăn mặt cau mày
Ai đọc xong nghe lòng buồn rười rượi

Ai đọc xong chưởi thầm lời bố láo ( 1 )
Nhí nhố nhí nha tính cách Việt hiện nay
Ai đọc xong lời nói thật ngậm ngùi
Nghe chua xót nỗi buồn đau Tổ Quốc

Vì sao thế ? Vì đâu nên nỗi ! ?
Trí Việt Nam chẳng sánh được năm châu
Người Việt Nam nhân cách đã bạc màu
Người ngoại quốc e dè nghi nghi ngại ( 2 )

Chẳng phải thế nhất quyết không phải vậy
Bao Việt kiều thành đạt khắp năm châu
Chủ thuyết phi nhân thiên hạ bỏ từ lâu
Mà đất nước vẫn trong vòng cương tỏa

Lịch sử Việt bốn ngàn năm chứng tỏ
Qua điêu linh đất Việt sẽ phú cường
Bao người con đất Việt tản muôn phương
Sẽ về lại giữa lòng tay đất mẹ

Bao trí tuệ tinh hoa trong bốn bể
Đem về xây ươm đất mẹ nở hoa
Dân chủ hóa, Tự do hóa :  Việt Nam ta
Sẽ có một ngày, sẽ có một ngày như thế


( 1 ) Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ,
( 2 ) Các siêu thị ở Singapore, Thái Lan.v.v...ngoài tiếng của nước mình còn có chữ viết bằng tiếng Việt cảnh báo, phạt nặng người Việt Nam ăn cắp ở siêu thị
Cảnh báo chuyện không biết quý trọng thức ăn. Lấy mà ăn không hết sẽ bị phạt
Và muôn ngàn các chuyện đau lòng khác. Khiến những người Việt có lương tâm, có nhân cách cảm thấy nỗi nhục quốc thể

Nha trang 08/08/2015

Hịch Khoa Học

HỊCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
(Phải nói là rất hay, rất đáng khâm phục - mượn lời người xưa nói lời hôm nay. Lời nói đọn máu)
Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Scôtlen dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích mà biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
Cho nên:
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm?
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ?
Thật là:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.
Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chắc cả trung đoàn
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu cũng dăm đại đội
Được thế thì:
Kiếm giải “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
Cho nên mới thảo hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo!
T/g: Phạm Xuân Cần - Nguồn: Facebook



Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Vài suy nghĩ khi đọc tác phẩm kinh điển BÀN VỀ TỰ DO của John Stuart Mill

Khi đọc về tác phẩm Bàn về tự do của ông ta thấy sự tự do là con đường thăng tiến của nhân loại . Phải có một bộ óc vĩ đại , một tư duy xuất chúng mới có thể viết được một triết học cao siêu và sâu sa với ngôn ngữ bình dị với những luận cứ thuyết phục mà một người bình thường vẫn có thể hiểu được . Chính vì vậy mà các hiệu sâch hiện nay ở Việt Nam không có bán mà chỉ có thể đọc nó qua mạng. Vì sao ...???. Vì rất đơn giản với những lý luận đơn giản, dể hiểu nó sẽ đập tan những luận điểm Mác Lê nếu một người bình thường được nghe cả hai triết thuyết . Chính vì vậy ta dể hiểu vì sao sau 75 với chiêu bài hủy diệt văn hóa đồi trụy nhiều sách quý bị đốt cháy để không cho người dân có cơ hội tiếp cận . Hãy đọc nó để thấy được tinh hoa của nhân loại, sự thăng tiến cả vật chất và tinh thần nằm ở hai chữ tự do :

tinhthankhaiminh.blogspot.com

Hoặc các bạn có thể tải về máy để xem theo đường link sau

Bàn về tự do :
http://www.4shared.com/rar/lfTHvlsFce/TaiLieuTongHopCom---Ban_Ve_Tu_.html

Các bạn có thể đọc được ebook tại đường dẫn sau đây 

Bàn về tự do

Văn Hóa Phật Giáo trong lòng Văn Hóa Dân Tộc

Trong nền văn hóa của dân tộc có văn hóa Phật giáo . Đó là những câu chuyện cổ tích phật giáo . Đó là những trường bồ đề dạy trẻ thơ ngoài dạy giáo lý nhà Phật còn dạy các môn khoa học xã hội , tự nhiên v.v...dạy làm người . Đó là dạy các phật tử học biết cách sống trong gia đình cũng như sống ngoài xã hội như một gia đình lớn . Đó là sinh hoạt gia đình phật tử .
Sau 75 văn hóa phật giáo ngày càng mai một . Vì nhà cầm quỳên muốn xã hội chỉ tồn tại duy nhất một học thuyết Mác Lê nên mới có hiện tượng đốt sách vở , đập phá đình chùa , miếu mạo dưới chiêu bài bài trừ văn hóa đồi trụy , chống dị đoan mê tín . Mặt khác các cơ sở từ thiện, văn hóa của phật giáo cũng như của các tôn giáo khác đều bị nhà nước tịch thu và hoạt động theo ý của nhà cầm quỳên .
Nhưng chủ thuyết Mác Lê với học thuyết đấu tranh giai cấp . Tự phân chia xã hội thành giai cấp và dùng bạo lực để giải quýêt vấn đề đã chứng tỏ sự bất lương , bất bao dung của nó gây vô vàn tác hại . Kinh tế kế hoạch hóa, hợp tác xã,..tư liệu sản xuất thuộc về công hữu nghĩa là thuộc về nhà cầm quỳên đã làm cho toàn bộ đất nước lâm vào cành khốn đốn. Những người lớn tuổi vẫn còn nhớ nạn đói. Một ngày trong gia đình không có được bữa cơm no . Ăn độn khoai sắn , bo bo ...và cái đói đe dọa thường trực . Lúc đó nhà cầm quỳên thường xuyên đánh lừa công chúng lãnh đạo không sai và chỉ những kẻ thừa hành là sai . Mặt khác thường xuyên đỗ lỗi cho hậu quả chiến tranh để biện hộ cho chế độ , nhưng thực ra tác hại đó là do hệ tư tưởng Mác Lê gây nên .
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa . Và những con người xã hội chủ nghĩa đã đánh mất đức tin vào thánh thần, trời phật , thiên chúa ..và đã tạo dựng nên một xã hội như thế nào ? Băng hoại về đạo đức , tham nhũng tràn lan , sẵn sàng hủy hoại thiên nhiên môi trường sống của bao người vì lòng tham . Vô cảm trước nối đau của đồng loại . Con người tiến gần đến vị trí của con vật hơn tính cách của con người . Đó là gì ? : chăm chút cho bộ lông của minh . Đó là gì ? : đó là một va chạm nhỏ ngoài xã hội dùng vũ lực đấm đá , chém giết ..không dùng lời nói khuyên giải đúng sai, những ngôn từ lý lẻ chỉ loài người mới có . Như vậy con người càng tiến gần đến cách giải quýêt tranh đoạt dùng sức mạnh của muôn thú hoang dã từ bỏ tính người .
Văn hóa dân tộc là gì ? Những câu ca dao tục ngữ đúc kết bao nhiêu cách xử thế của cha ông mà thế hệ trẻ ngày nay không được dạy dỗ .
Nhiễu điều phủ lấy giá gương . Người trong một nước phải thương nhau cùng .
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ .
Bầu ơi thương lấy bí cùng . Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn .
.......
Nói về buôn bán thì văn hóa phật giáo có chuyện cái cân thủy ngân để nói đến tình nhân quả . Khuyên người buôn bán nên hướng thiện ...
Đức Phật dùng lời khuyên , dùng tấm lòng từ bi để giáo hóa chúng sinh . Trong kinh Pháp Hoa phẩm thí dụ mà cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm chuyển về thi có đoạn :
Tâm chúng sinh biết đâu là Phật trí
Bởi trong vòng bức não của thế gian .
Ta như người có sức mạnh vạn năng
Không dùng được phải dùng lời khuyên nhủ
Cánh rừng hiểm chim khôn không làm tổ
Bến sông mê người trí chẳng dừng chân .
Người trí phải biết đâu là thiện ác , đâu là tính người . Đã có lúc gần một nữa nhân loại mê muội với chủ nghĩa vô thần , chủ nghĩa Mác Lê và dân tộc nào vướng vào chủ nghĩa này đã rời xa nền văn minh của nhân loại . Và mức sống của nhân dân cả tinh thần và vật chất đều thấp kém mà thực tế cuộc sống đã chứng tỏ rõ ràng .
Văn hóa phật giáo , văn hóa dân tộc phải được phát triển thì dân tộc mới có cơ hội thăng tiến hòa nhập vào dòng chảy của nhân loại . Từng bước loại bỏ học thuyết đấu tranh giai cấp , học thuyết sử dụng bạo lực để giải quýêt những mâu thuẫn luôn luôn tồn tại trong xã hội . Tấm lòng từ bi của phật giáo , đức bác ái của thiên chúa giáo , tinh thần hiếu hòa đùm bọc lẫn nhau trong nền văn hóa dân tộc phải được bao thế hệ xây đắp . ......
Mời các bạn đọc một trong muôn ngàn truyện tích Phật giáo

Truyện Tích Phật Giáo
Tác giả: Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn
Dịch giả: Diệu Hạnh & Giao Trinh



5- Ác khẩu và quả báo
Ngày xưa trong thành Xá Vệ có một người nhà rất giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng, đến nhà Bà La Môn xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con.
Sư Chất nghe thế không chịu tin, lại đi tìm một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn xin bốc quẻ. Lạ thay, vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, lại cũng làm cho Sư Chất thất vọng.
Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự nghĩ:
- Đức Phật là giáo chủ của trời và người, là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?
Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng Kỳ Viên tinh xá mà đi. Cung kính đảnh lễ Đức Phật xong, ông chắp tay bạch :
- Bạch Đức Thế Tôn đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo: con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin Đức Phật khai thị.
Đức Phật trả lời:
- Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia.
Nghe tin này Sư Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu:
- Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai.
Đức Phật nhận lời rồi, Sư Chất hoan hỉ quay về chuẩn bị đàn trai. Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất.
Đức Phật nhận cúng dường xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn đầu tăng chúng quay về tinh xá. Đi được nửa đường, Đức Phật và tăng chúng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi. Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhẩy xuống xin mượn bình bát của Đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt. Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên Đức Phật, Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhẩy nhót.
Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư Chất.
Lúc nó sinh ra, trong nhà phàm có vật dụng gì có thể chứa đựng thức ăn, thì vật dụng ấy bỗng đầy ắp mật và đường. Vợ chồng Sư Chất thấy điều quái dị, bèn do nhân duyên này đặt tên con là Mật Thắng.
Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời:
- Lúc con chưa ra đời, Đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất hoan hỉ. Không bao giờ cha mẹ ngăn chận con một cách vô lý.
Được cha mẹ hoan hỉ cho phép rồi, Mật Thắng đến Kỳ Viên tinh xá xin xuất gia với Đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng chứng quả rất mau.
Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì uống. Tỳ kheo Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về. Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho chúng tăng giải khát.
Về tới tinh xá, một vị tỳ kheo đi tìm Đức Phật xin thỉnh giáo:
- Trong quá khứ tỳ kheo Mật Thắng đã tu được phúc đức gì mà bây giờ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?
Đức Phật trả lời:
- Các ông có nhớ có một lần lâu lắm rồi, có một con khỉ đem mật ngọt đến cúng dường Như Lai và chúng tăng không? Nhờ bố thí với thiện tâm, chết rồi nó được sinh ra làm người và nhờ nó chân thành cúng mật ngọt cho Phật nên kiếp này nó có thể được mật bất cứ lúc nào và ở đâu.
Đức Phật nói xong, vị tỳ kheo nọ hỏi tiếp:
- Bạch Thế Tôn! Thế thì tiền kiếp Mật Thắng do nhân duyên gì mà bị đọa xuống làm khỉ?
Lúc ấy xung quanh Đức Phật có rất nhiều đệ tử vân tập, Ngài nhìn họ một lúc rồi đáp:
- Thầy ấy bị đọa xuống làm khỉ là do một nhân duyên xẩy ra cách đây 500 kiếp trước, thời Ca Diếp Như Lai còn tại thế. Lúc đó có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, tình cờ thấy một vị tỳ kheo khác đang băng qua một con suối nhỏ, vị trẻ tuổi bèn cười chế nhạo, bảo là dáng điệu của vị tỳ kheo kia giống hệt như con khỉ. Vị tỳ kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ, nhưng sau đó thầy ấy biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị tỳ kheo mà mình đã chế nhạo. Nhờ thắng duyên ấy mà kiếp này mới được gặp Phật và được Phật độ, chứng quả A La Hán một cách mau chóng.
Nghe đức Phật giảng xong, các vị tỳ kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ, vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói.
Bởi vì nhân quả không nhường bất cứ một người nào.
nam mô a di đà phật