Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Thư ngỏ gửi Daw Aung San Suu Kyi


Thư ngỏ gửi Daw Aung San Suu Kyi

Kính gửi Daw* Aung San Suu Kyi kính mến
Thư này tôi viết sau kì tham quan ngắn ngày đất nước Myanmar tươi đẹp của Daw  và về nước chỉ mới ngày hôm qua thôi, và trước thềm năm mới 2013, tôi quyết định viết bức thư  ngỏ này gửi Daw
Thưa Daw, Tôi biết tên tuổi Daw từ khá lâu rồi khi Daw nổi lên như là một biểu tượng của cuộc đấu tranh giành tự do nhân quyền cho các đồng bào của Daw dưới ách thống trị của chính quyền quân sự độc tài . Đặc biệt khi Daw được Hội đồng trao giải Nobel giành cho Daw với tư cách là người phụ nữ tiêu biểu đấu tranh cho hòa bình thì khi đó Daw không chỉ là biểu tượng của dân tộc Myanmar đau thương của Daw mà trở thành biểu tượng của một phần nhân loại còn đang bị áp bức bóc lột và bị tước đoạt các quyền tự do dân chủ, quyền con người mà Thế giới đã khẳng định trong đó có cả các đồng bào  của tôi
Chuyến thăm đất nước Myanmar của Daw chỉ trong bốn ngày thôi đã để lại trong tôi biết bao ấn tượng cả tốt đẹp và chưa tốt đẹp . Tôi đến Myanmar chậm hơn dự kiến hơn một năm vì lí do sức khỏe , nên không được tận mắt chứng kiến những thay đổi diệu kì ban đầu của Myanmar dưới thời chính thể dân chủ do Thống tướng Than Sue lãnh đạo , nhưng qua những gì tôi được trông thấy, được nghe thấy, được sờ thấy, tôi đã hiểu lịch sử đất nước của Daw đã bước sang trang mới và không thể đảo ngược . Mà có được điều đó là bởi vì Myanmar may mắn có được những con người như ngài Than Sue và Daw Aung San Suu Kyi.

LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC

LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC

Theo số liệu thống kê cho biết :  Cả nước hiện có hơn  9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1] . Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kin để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như : nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,…. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người , do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người , không tôn trọng  trí thức đích thực. Yếu  tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu  của 1 quốc gia. 
Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự  coi thường sự tiến bộ của khoa học , kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang  tụt hậu.Cũng theo số liệu thống kế cho biết  các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175  năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.”[2]

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Nỗi niềm Giáng sinh


Nỗi niềm Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đang tràn ngập khắp địa cầu. Các thành phố lớn trên thế giới trong những đêm trước Noel đã được trang hoàng lộng lẫy: Stockholm lung linh với cây thông Noel cao 36m, Lisbon sặc sỡ với quả cầu khổng lồ, đại lộ Champs Elysees Paris sáng bừng trong hàng ngàn bóng đèn rực rỡ. Khắp nơi người ta hân hoan đón chào thêm một mùa mua sắm- vui chơi mới lại đến.

Mặc cho những khốn đốn kinh tế và những bế tắc về chủ quyền quốc gia, ở các thành phố lớn của Việt Nam như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, khung cảnh Noel cũng không kém tưng bừng. Rồi sẽ có những tiệc tùng tụ hội… những cây thông Noel lớn được dựng lên, những hang đá đẹp rực rỡ đã được bài trí sang trọng trong những gia đình khá giả.
Quả tình tôi không có ấn tượng đặc biệt với những rộn ràng, xa hoa đó. Những chốn ồn ào hoang phí như nhà hàng, tiệc tùng, lễ hội đối với tôi là những thứ xa lạ. Tất nhiên giàu có và hưởng thụ không có gì là xấu, hơn nữa nó còn là một quyền chính đáng với sự lao động tương xứng. Nhưng là một cô gái sinh ra trên một miền quê nghèo của một đất nước bất hạnh với những bất công vẫn diễn ra hằng ngày, tôi luôn có cái cảm giác ngậm ngùi vô cớ đối với những xa hoa lễ lạt. Khung cảnh vui chơi tốn kém đó dường như đối lập một cách tàn nhẫn với những mảnh đời cô đơn, nghèo khó, thiếu mặc đói ăn trên khắp đất nước này. Sự đối lập đó làm rỉ máu những trái tim biết rung cảm trước nỗi đau của đồng loại.

Chúng ta kỷ niệm ngày Chúa cứu thế sinh ra đời. Nhưng không giống như cách chúng ta đang mừng đón, ngày xưa Chúa Jesus đã khởi đầu Công cuộc ởtrần gian của Ngài bằng việc sinh ra trong một máng cỏ tồi tàn ở Bethlehem. Và như chúng ta đã biết, Kitô giáo lúc sơ khởi đã là tôn giáo của những người nô lệ bần cùng, đau khổ, trước khi nó trở thành quốc giáo của Đế chế La Mã. Tượng Chúa đã ở trong những túp lều rách nát của những nô lệ châu Âu trước khi hiện diện ở Roma trong những vương cung Thánh đường tráng lệ.
Một thông điệp “Yêu Thương và Hòa Giải” được đem đến với nhân loại từ một Người Thanh Niên xuất thân bần hàn rồi chấp nhận cái chết đau đớn trên Thập Giá chắc phải để lại trong chúng ta điều gì đó hơn là những thú vui phù phiếm chứ?! Dù không cổ vũ cho sự khó nghèo, cũng không coi thường sự giàu có, nhưng sự hiện diện của chúng ta trong cuộc đời này phải mang ý nghĩa gì đó thiêng liêng hơn là hưởng thụ chứ?!

Mỗi dịp Giáng sinh về, bên cạnh những niềm vui sum họp, ký ức về câu chuyện “Cô Bé Bán Diêm” vẫn như là tiếng chuông ngân lên nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm với cộng đồng, đặc biệt là những người kém may mắn. “Cô bé bán diêm” của Andersen hôm nay chính là mỗi một người dân quê tôi trong những ngôi nhà tồi tàn trên sườn núi rét mướt ở Bắc Trà My, vì họ đã rời bỏ những ngôi nhà nứt đổ do động đất Sông Tranh 2. “Cô bé bán diêm” của Đan Mạch ngày xưa, ngày hôm nay đang hiện diện trong những bà con dân oan mất đất, mất nhà, phải chịu cái giá rét của Hà Nội mà đi đòi Công lý (dù Công lý từ lâu không có mặt trên xứ sở này). “Cô bé bán diêm” ấy đang là những tù nhân lương tâm trong nhà tù Cộng sản ở vùng xa xôi, hẻo lánh. Cô bé cũng hiện diện trong những nông dân bỏ con thơ, mẹ già, từ quê lên thành phố làm công nhân trong các nhà máy bóc lột, cuối năm không có tiền về quê…

Mùa Giáng Sinh, mùa của lòng nhân ái, xin tất cả chúng ta hãy dành cho những người cùng khổ, tù đày trên đất nước này một chỗ khiêm tốn trong tim; để chúng ta còn biết thổn thức, âu lo; để bên những dạ tiệc linh đình, chúng ta còn nhận thức sống động rằng, trong cái đất nước đầy bất công đau khổ này, sự may mắn mà chúng ta đang có được đã không đến với đại đa số người khác.
Một mùa Noel và một năm mới nữa lại đến trong những sự kiện đáng đau buồn của đất nước, xin cầu chúc cho chúng ta, dù là Phật tử hay Kitô hữu, biết sống để làm nhân chứng cho những giá trị mà chúng ta tôn thờ, biết sống như các Ngài đang sống trong chúng ta, biết sống như một Thái Tử rời bỏ cung vàng điện ngọc và như một vị Vua không ngồi trên ngai vàng thế gian.

Xin kính chúc cô chú bác anh chị em, cùng quý độc giả một mùa Giáng sinh an lành và một Năm mới với nhiều thắng duyên.

Buôn Hồ ngày 16 tháng 12 năm 2012


Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Sơn nữ tắm tiên (ảnh đẹp)


Sơn nữ tắm tiên (ảnh đẹp)

Nước non, non nước, mỗi nơi phong tục mỗi khác. Thôn nữ dưới xuôi xưa nay, có bộ ngực dù đẹp đến mấy cũng chẳng ai hay biết, trừ chồng cô sau khi kết hôn.
Lại nhớ ngày bé ở quê, mấy thằng rủ nhau ra bờ sông, nấp trong bãi ngô rình xem trộm các chị tắm sông lên thay quần áo. Mình còn nhớ như in cái cảm giác lần đầu tiên trong đời nhìn thấy cơ thể phụ nữ. Tim đập thình thịnh như trống đánh trong lồng ngực. Chân tay bủn rủn chạy không nổi khi bị phát hiện...
Thế mà trên bản Mường vùng cao, sơn nữ rủ nhau đi tắm suối vô tư giữa ban ngày. Khi gặp đàn ông dù lạ hay quen vẫn cười đùa vui vẻ như không. Không một chút ngượng nghịu, giấu diếm... Mới thấy lạ thay. Thích thế nhỉ... VC
Sơn nữ tắm tiên giữa đại ngàn: quá khứ đã xa?
Khi trời đã xám xịt sắp chuyển sang gam màu tối đen, trước mắt tôi: những cô gái người Dao bắt đầu đi tới con suối ở hang Đất rồi từ từ trút bỏ xiêm y... Cơ thể đầy đặn, trắng mịn nổi bật lên giữa màu u tối của đất trời.
Nghe qua thì với người bình thường hẳn đã là kỳ thú; còn với những người ham thích phiêu lưu, khám phá thì được một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của các sơn nữ “tắm tiên” quả là một niềm hạnh phúc.
Lại nhớ mươi năm trước: anh Đào Tấn trong một lần làm phóng sự tại Mường Cờ từng kể với tôi rằng:
Bản ở cao, nơi đỉnh núi nhô lên trên mây, nơi đây quanh năm có gió và mặt trời. Đám trâu rừng đứng loi nhoi giữa đường phà hơi mũi mù mịt dương cặp mắt to ngơ ngác nhìn khách lạ còn ngựa bản dậm chân lốc cốc, ngửi miệng nhau không ngừng nhai tóp tép...
Anh Bung trưởng ban văn hóa dẫn khách lội qua suối, các cô gái Thái tắm trần không thèm che ngực non, áo trắng phơi trên bậu đá xám, nô đùa như bầy giặc tiên. Anh Bung văn hóa hô rằng: ” Ngâm mình xuống suối đi thôi, không thì cán bộ xấu hồ bây giờ”.

Tiếng các cô cười trong trẻo như pha lê, ngọt và nõn như nắng. Có cô tinh ranh đáp lại rằng: “Cán bộ thích kia mà”. Lại cười lên khanh khách. Nước suối đương xuân thò tay xuống là lạnh thấu, nhưng mà má sơn nữ thì nóng đỏ như lò than, có lẽ lòng khách cũng vậy...

< Các cô gái hòa mình với thiên nhiên đậm chất hoang sơ và huyền thoại như ngắm ánh bình minh trong sương sớm, ngắm hoa ban khoe sắc mùa xuân, hay thả hồn trong một tiếng chim lảnh lót đầu non, chẳng khác nào được nồng say trong vũ điệu xòe, hay lâng lâng trong men rượu cần ngọt lịm như một làn điệu trữ tình…
Rồi một thông tin của một nguồn "chính qui" khác: Cứ mỗi buổi chiều tà, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, những cô gái dân tộc lại túm năm tụm ba rủ nhau ra những con suối để xua đi những bụi bẩn sau một ngày làm việc vất vả trên nương rẫy.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nhân đọc bài “TÔI HIỂU GÌ VỀ TRUNG QUỐC” của KTS Trần Thanh Vân


Nhân đọc bài TÔI HIỂU GÌ VỀ TRUNG QUỐC” của KTS Trần Thanh Vân

GS. NGUYỄN ĐĂNG HƯNG

Viết lại kỷ niệm ngày tôi phát hiện chủ trương

bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc

Từ lâu tôi vốn là người Việt Nam rất có cảm tình với văn hóa đặc biệt với người dân Trung Quốc.
Lúc còn là học sinh trung học tại Sài Gòn cứ có dịp nghỉ học là tôi thuê các tập truyên Tàu về nhà đọc. Đọc ngấu nghiến đến độ say mê: Tây Du, Tam Quốc, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng…, chẳng có truyện nào là tôi không đọc. Thời sinh viên tôi lại thích thú với Sử ký Tư Mã Thiên, và các tác giả Trung Hoa hiện đại… Có điều phải nói là tôi lại không bị lôi cuốn bởi các truyền kỳ võ lâm kiểu Kim Dung, thậm chí còn có chút dị ứng là đằng khác…
Là giáo sư trưởng tại Đại học Liège, Bỉ, tôi đã hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh gốc Trung Quốc sang Bỉ làm luận văn thạc sỹ hay tiến sỹ. Tôi có nhiều bạn bè khoa học người Trung Quốc tại Mỹ, tại Úc, tại Canada, tại Pháp, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông và cả Trung Hoa lục địa. Tôi đã từng là khách quý của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, của các trường Đại học như Nam Kinh, hay Thượng Hải… Thật tình tôi là người bạn thứ thiệt của Trung Quốc

KTS TRẦN THANH VÂN: NÚI TỔ BA VÌ và CHIẾN TRANH PHONG THỦY

KTS TRẦN THANH VÂN: NÚI TỔ BA VÌ và CHIẾN TRANH PHONG THỦY 
KTS Trần Thanh Vân 


A. Phong Thủy? 


Phong là GIÓ, Thủy là NƯỚC, nghiên cứu Phong Thủy thực chất là nghiên cứu nguồn gió và dòng nước. Muốn làm được việc đó, cần có những cứ liệu chính xác về địa lý cảnh quan, để rồi hoặc tận dụng những điều kiện ưu việt của nó, giúp con người sống ngày một tốt hơn, hoặc khắc chế những yếu tố bất lợi của nó, để giảm bớt tai họa cho cuộc sống của mỗi người. 
Ở tầm “vi mô”, các thầy phong thủy hành nghề theo yêu cầu của các gia chủ, họ chỉ xem xét phạm vi chật hẹp của ngôi nhà, thửa đất nho nhỏ của một gia đình, họ chỉ được quan sát môi trường hẹp xung quanh mảnh đất, đường đi lại, dòng sông chẩy qua, mái đình, ngôi chùa ở gần đó, cái cột điện, cây đa truyền sinh khí hay lưu âm khí … rồi ông thầy đưa ra các giải pháp chế ngự hung khí, khai thác sinh khí bằng cách trổ cổng ngõ, đào ao, trồng cây, hoặc có khi chỉ treo trước nhà một tấm gương hay một lá bùa… Ông thầy có thể hiểu, nhưng không thay đổi được vận khí của một vùng đất, của cả làng, cả huyện, cả tỉnh hoặc cả một quốc gia. Thực tế, đã có nhiều thầy giỏi, hành nghề có uy tín, được nhiều người hâm mộ. Nhưng, ta hãy thử nghĩ xem, nếu cả huyện, cả tỉnh hay cả quốc gia của ta bị lụn bại, thì việc bám vào tấm gương hay lá bùa trước cổng, điều hanh thông có đến được với gia đình ta và con cháu ta không?
Ở tầm “vĩ mô”, các nhà nghiên cứu phong thủy địa mạch có tầm nhìn bao quát hơn, rộng hơn và cơ bản hơn. Từ hình dạng đất nước, từ cấu trúc địa hình, dẫy núi, dòng sông… con người phải tận dụng, nhưng phải tôn trọng, làm những việc hợp với nguyên lý khoa học, hợp với thời đại và mang lại lợi ích trường tồn cho đất nước ta, tức là cho mỗi chúng ta. 

B - Chiến tranh Phong Thủy

Theo những tài liệu đã tung lên mạng của nhóm Lê Văn Xương từ hàng chục năm trước, thì từ đỉnh Everest cao 8.800m trên dẫy Hymalaya có một đường gân núi cổ sinh uốn lượn, theo biên giới Ấn Độ và Tây Tạng, qua cao nguyên Vân Nam của Trung Quốc, đến đỉnh Fanxipan của dẫy Hoàng Liên Sơn trên nước ta cao 3.341m, mạch núi cổ đi đến vùng Lâm Thao Phú Thọ thì “lặn xuống” và qua con sông Đà uốn lượn, gân núi cổ sinh lại “mọc lên” đỉnh Ba Vì cao 1.226m. Gân núi này uốn lượn theo hình một con Rồng khổng lồ, đuôi xòe ra ở đồng bằng Bắc Bộ. 

ĐẠI ĐỊA MẠCH QUỐC GIA


Đại địa mạch quốc gia

(TuanVietNam) - Những tìm hiểu của KTS Trần Thanh Vân về đại địa mạch quốc gia.


Chuyện 700 năm trước

Trong trận đánh Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1288, có hai người “phạm lỗi” với Triều đình nhà Trần, nhưng đều đã lập nên chiến công lớn, góp phần không nhỏ vào việc đuổi giặc Nguyên Mông. Đó là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, con nuôi của vua Trần Thánh Tông và Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Sách cũ kể rằng Trần Khánh Dư là người rất có tài, nhưng ăn nói thì quá mạnh bạo mà sinh hoạt thì hơi phóng túng, nên bị nhà Vua tước hết quan chức, bổng lộc và ông buộc phải về quê ở Chí Linh làm nghề bán than kiếm sống.
Nhưng cũng tại nơi đây, Trần Khánh Dư được phục chức và đã trở thành Phó tướng Vân Đồn. Ông đã chỉ huy quân ta phá tan đội thuyền tiếp tế lương thực của quân Nguyên Mông và góp công lớn vào trận chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng.
Võ đã giỏi, văn cũng hay, sau này Trần Khánh Dư là người viết lời tựa cho cuốn “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” của Trần Hưng Đạo, ông viết như sau:
Người giỏi võ cầm quân thì không cần bày trậnNgười giỏi bày trận thì không cần đánhNgười giỏi đánh thì không thuaNgười khéo thua thì không chết
Sách cũ cũng kể rằng Trần Quốc Tảng là một người có tài đặc biệt về quân sự, nhưng vì lúc nhỏ luôn ở bên cạnh ông nội là Trần Liễu, nên Quốc Tảng từng có biểu hiện muốn cướp ngôi vua từ trong tay dòng thứ, để giành ngôi cho cha mình là dòng trưởng, khiến Trần Hưng Đạo giận, nên đã “đẩy” con trai đi trấn thủ tận Cửa Suốt, là một nơi ở rất xa Triều đình để tránh hậu hoạ.
Nhưng cũng tại nơi biên cương Tổ quốc này, Hưng Nhượng Vương đã lập nên kỳ tích trong trận thắng Bạch Đằng Giang năm 1288, khiến cho sau khi ngài qua đời năm 1313, nhân dân đồn rằng Đức Ông Trần Quốc Tảng hiện về nhắc nhở, nên đã xây Đền thờ Ngài cùng nhiều tướng lĩnh ở ngay trên đỉnh núi nhìn ra Bái Tử Long.

TRẦN THANH VÂN Mỗi khi bạn làm một việc tốt, bạn tỏa sáng ánh sáng xa hơn một chút vào bóng tối. Và điều phải hiểu là khi bạn không còn tại thế nữa, ánh sáng vẫn được chiếu sáng, đẩy bóng tối trở lại.


TRN THANH VÂN
Mỗi khi bạn làm một việc tốt, bạn tỏa sáng ánh sáng xa hơn một chút vào bóng tối.
Và điều phải hiểu là khi bạn không còn tại thế nữa, ánh sáng vẫn được chiếu sáng, đẩy bóng tối trở lại.

KTS. Trần Thanh Vân (áo tím, ngồi) cụng ly với mọi người nhân ngày
Quốc Tế Phụ Nữ 8/3/2012

KTS TRẦN THANH VÂN: TÔI BIẾT GÌ

VỀ TRUNG QUỐC?

KTS Trần Thanh Vân (Ảnh: N.X.D.)
(Nhà nghiên cứu phong thuỷ)
Lâu nay moị người vẫn nghĩ rằng tôi là một Kiến trúc sư cảnh quan có hiểu chút ít về phong thuỷ Thăng Long, âu cũng là chuyện bình thường, cho nên những vấn đề gì liên quan đến phong thuỷ của kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nôị mở rộng ngày nay thì họ hay hoỉ tôi, ngoài ra tôi không biết điều gì khác. Tôi cũng tự nghĩ như vậy, nên không muốn chen vào những lĩnh vực nhậy cảm mà tôi không thông thạo như kinh tế, xã hôị, đặc biệt là các vấn đề an ninh, chính trị và thời sự quốc tế.!
Cách đây vài tháng, khi xây dựng chương mục Địa linh của Chương trình văn hoá 1000 năm Thăng Long. Một nhóm nghiên cưú của Ban khoa giáo Đài truyền hình trung ương đến gặp tôi để lấy tài liệu về Địa mạch và Hồn cốt Thăng Long. Giưã chừng câu chuyện, họ hoỉ tôi “Chị nghiên cưú đề tài này lâu chưa?” Tôi lưỡng lự giây lát, rôì trả lời họ: “Khoảng chừng đã 55 năm”.

- “Cái gì? 55 năm?”.

- “Vâng! từ ngày còn là con bé con”.
Thế rồi tôi kể cho họ nghe những câu chuyện khiến tôi phải chứng kiến, phải tìm hiểu từ ngày tôi còn nhỏ. Vào đại học , tôi làm đơn thi Bách khoa vô tuyến điện hoặc Tổng hợp Lý toán, nhưng lại bị phân công theo ngành Kiến trúc. Sau này, tôi học phong thuỷ cho biết để hành nghề kiến trúc sư, càng ngày tôi càng ý thức được đó là cái nghiệp đời người của tôi. Vâng, đúng là nghiệp đời người đặt tôi vào tình huống liên tiếp phải va chạm với những sự thật và tôi không thể không theo đuổi đến cùng sự thật đó. Xin nhắc lại rằng kiến thức của tôi bắt nguồn từ những sự thật, từ những điều mắt thấy tai nghe, không phải từ lý thuyết.
Sự thật và trải nghiệm
Tôi xin mở đầu câu chuyện nghiêm túc này bằng mối “quan hệ” của tôi với vấn đề Trung Quốc mà tôi sắp kể ra, đó là lý do thôi thúc tôi phải đi sâu tìm hiểu bản chất của môí quan hệ hưũ nghị Việt Nam - Trung Hoa này. Có thể có những nhà nghiên cưú chiến lược lâu năm có cách nhìn khác và chưa công nhận những điều tôi sắp nói, nhưng vơí trách nhiệm của một công dân, một người con đất Việt, tôi như là một nhân chứng có thể khẳng định rằng ít có ai có cơ hôị để “hiểu” Trung Quốc hơn tôi. Cho nên, dù đã có thời gian dài tôi tránh nhắc tới những chuyện đó, nhưng càng tránh tôi càng thấy phải noí ra hôm nay để moị người cùng biết.

Đúng vậy, tôi không chỉ từng có kỷ niệm 5 năm du học ở Thượng Hải, cái thời moị người hay hát “Việt Nam- Trung Hoa nuí liền nuí, sông liền sông/ Chung một Biển Đông, thắm tình hưũ nghị…” trước đó tôi đã có hai kỷ niệm sâu đậm và rất hãi hùng liên quan đến Trung quốc.

Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất năm 1953.

Ngày ấy tôi còn nhỏ lắm. Vùng quê ngoại Đức Thọ Hà Tĩnh, nơi chúng tôi theo mẹ tản cư về đã hết yên ổn của vùng tự do thời kháng chiến và bắt đầu chiụ cảnh máy bay bắn phá. Nhưng , cuộc “bắn phá” tàn khốc hơn lại chính là những cuộc đấu tố địa chủ và Việt gian phản động trong mọi làng xã ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Ông ngoại tôi là một thầy thuốc Đông y giỏi có tiếng, chuyên nghề xem mạch bốc thuốc và ông tôi đã cưú sống nhiều người nên được dân trong vùng nể trọng goị bằng thầy. Tiền bạc chắc chẳng có nhiều, nhưng mùa nào thức nấy, trong nhà ông tôi ngoại không bao giờ thiếu của ngon vật lạ do gia đình bệnh nhân mang đến tạ ơn cưú mạng như rổ lạc đầu mùa, cân đỗ xanh, thúng gạo nếp , mớ khoai lang, nải chuối chín, có khi còn có cả con gà sống thiến hay chục trứng tươi…Nhà chỉ có hơn một mẫu ruộng, ông ngoại tôi giao hẳn cho mấy người bà con trong họ trồng cấy và không thu tô, nhưng trong CCRĐ ông tôi vẫn bị quy là địa chủ, mà là địa chủ cường hào.

KTS Trần Thanh Vân: Vì sao nên lấy tên Thăng Long?


KTS Trần Thanh Vân: Vì sao nên lấy tên Thăng Long?

Trước những ý kiến đa chiều của bạn đọc về ý tưởng nên đổi tên Thủ đô Hà Nội là Thăng Long, mới đây, KTS Trần Thanh Vân lại gửi cho Thư TL- HN chúng tôi bài viết, lý giải vì sao nên đổi tên. Thư TL- HN một lần nữa xin trân trọng đăng tải về chủ đề này.

Cách đây hai năm, ngay sau khi chương trình truyền hình VTV4 chiếu hết bộ phimĐèn vàng" dài 12 tập của nhà văn Trần Chiến và đạo diễn Mai Hồng Phong, thì bài viết “Đèn vàng và nỗi niềm người Hà Nội" của Trần Thanh Thanh xuất hiện trên báo “Người Hà Nội". Bài báo như một lời cảm thán của bộ phim, phản ánh tâm tư sâu kín của người Hà Nội, muốn thoát ra khỏi số phận của những nhân vật trong phim “Đèn vàng". Những con người thông minh, tế nhị, đầy tự trọng, đầy kiêu hãnh nhưng luôn luôn phải sống kìm nén, luôn luôn mặc cảm và luôn luôn phải giấu kín lòng mình
Ô Quan Chưởng (ảnh tư liệu) - Nguồn ảnh: farm2.static.flickr.com
Gần đây, phim “Đèn vàng lại được chiếu lại trên VTV4, vẫn thu hút người xem. Có người xem lại lần thứ hai, thứ ba, có người mới xem lần đầu. Bộ phim đầy cảm xúc của “Người Hà Nội" được trình chiếu đúng vào lúc chúng ta đang có nhiều ý kiến trái chiều, có nên phục hồi tên Thăng Long cho Thủ đô chúng ta?
Hãy tự “cởi trói ”
Cuối năm 2006, lần đầu tiên tôi đến thăm giáo sư Vũ Khiêu tại nhà riêng, trao đổi với giáo sư về những cuộc thảo luận của nhiều trí thức, nhà khoa học, và của các kiến trúc sư ý nguyện muốn phục hồi tên Thăng Long thay cho tên Hà Nội, và xin ý kiến giáo sư về tổ chức một hội thảo khoa học chủ đề này. Giáo sư Vũ Khiêu tỏ ra hoan hỷ, khích lệ ước nguyện của chúng tôi. Khi tôi chào giáo sư ra về, ông còn ân cần dặn thêm: “Chị phải nhớ rằng ông vua Gia Long đã trói con Rồng lại rồi đấy, phải thả Rồng ra thôi".

Nhân đọc bài : < HIỂU RÕ KẺ THÙ THÌ TA HẾT SỢ CHÚNG > của KTS Trần Thanh Vân

Nhân đọc bài : < HIỂU RÕ KẺ THÙ THÌ TA HẾT SỢ CHÚNG > của KTS Trần Thanh Vân
Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ và linh mục Alexandre de Rhodes

Lời dẫn
Đầu năm 2009, tôi bắt đầu cộng tác tích cực với Blog Nguyễn Xuân Diện. Viết được bài nào là tôi gởi ngay và TS Diện cũng nhanh nhẹn cho xuất hiện trên blog mình. Tôi rất vui vì thấy blog Nguyễn Xuân Diện ngày càng được nhiều bạn đọc chiếu cố. Vì đẳng cấp văn hóa đậm nét dân tộc, nhất sự dấng thân quả cảm của chủ nhân trong những vấn đề thời sự liên quan đến quyền lợi tối thượng của người Việt, Blog Nguyễn Xuân Diện từ một bàn trà dành cho những người bạn thân thích đã dần dần trở thành diễn đàn của hàng triệu bạn đọc. Ảnh hưởng lang tỏa nhanh chóng của nó đã làm phật lòng những thế lực có chủ trương ngu dân và kiềm chế sức vươn lên của dân tộc Việt và họ đã nhẫn tâm đột nhập vào căn nhà khả kính này để phá phách và cuối cùng đánh sập. Sau này TS Diện làm nhà mới, nhưng những dữ liệu cũ vẫn chưa thấy được khôi phục.
Cũng may tôi có giữ lại một ít bài đã đăng tải, nhất là những bình phẫm của bạn đọc, phần thưởng quí giá của người viết blog. Nay tôi có chút thì giờ rỗi, xin đăng tải lại trên blog cá nhân này để bạn đọc tham khảo.
Sài Gòn ngày 29/9/2011

Chữ Quốc Ngữ, Việt Nam và Trung Quốc

Nguyễn Đăng Hưng

Chị Thanh Vân thân quý!
Một lần nữa đọc bài của chị, tôi có cảm tưởng như chị là cây đàn bầu rung lên tiếng vọng của cha ông, của ngàn xưa, ngay những ngày mà dân tộc ta bị bủa vây bởi những ám ảnh của một cơn đại họa như sắp ập đến: lãnh hải bị xâm chiếm, ngư dân bị giết hại, văn hoá bị hà hiếp và những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống tấp nập hiện ra như những đàn dơi nhởn nhơ giữa ban ngày, sẵn sàng ào đến nhân ngày đại lễ…

GS Nguyễn Đăng Hưng và các đồng nghiệp TQ và Ấn Độ, tại Bắc Kinh.
Tôi rất tâm đắc với những suy nghĩ của chị, nó rất Việt Nam, rất mới, đến từ một phụ nữ hiểu biết nhiều về người Hán vì đã sống nhiều năm tại Trung Quốc.
Riêng cá nhân tôi, là nhà khoa học, chuyên nghiên cứu về một ngành chẳng có chút nào là văn học, rất xa với sử học, nhưng tôi chia sẻ từng câu chữ của chị vể Trung Quốc, về tương quan giữa người Hán và dân tộc ta.
Tôi may mắn gắn bó với một nước tại châu Âu, có nền khoa học phát triển, có chính sách hỗ trợ các nhà khoa học rất ư là hữu hiệu, không biết kỳ thị là gì, màu da sắc máu hay giai cấp hay thành phần lý lịch. Tôi được tài trợ sang Trung Quốc nhiều lần, qua Đại Liên, đến Bắc Kinh, qua Tây An, xuống Nam Kinh qua Thượng Hải ghé Hàng Châu, Tô Châu, để về Việt Nam ngang qua Hồng Kông và Quảng Châu…

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Làm gì cho đất Quảng quê tôi, từ dự định đến thực hiện? Nguyễn Đăng Hưng

Những ám ảnh của hai cuộc chiến cứ theo tôi suốt những năm dài sống ở quê người

Làm gì cho đất Quảng quê tôi, từ dự định đến thực hiện?

Nguyễn Đăng Hưng

Tôi sinh ra ở làng Bồ Mưng, phủ Thanh Quít, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nhưng vì thời buổi loạn lạc chiến tranh, tôi phải di tản, rồi di cư, rồi di chuyển, rồi di trú khi còn là một cậu bé mới năm sáu tuổi. Do đó, hình ảnh của nơi chôn nhau cắt rốn của tôi có gì nhạt nhoà xa xôi của một thời mà ký ức tuổi thơ chưa đủ khả năng thâu nhận hết những giá trị có bề dày văn hóa.
Tôi lại không may mồ côi mẹ rất sớm, sống thường xa cha, xa ông bà, xa gia tộc, nên những mối giây liên đới đến bà con, cô bác, đến làng quê không được nhắc nhỡ, chăm sóc để qua thời gian có thể còn khả năng đọng lại, rõ nét trong tôi.